Động Đình Hồ Ngoại Sử

Chương 22 : Động đình hồ ngoại sử

Ngày đăng: 14:46 18/04/20


Trận đánh Trường-an kinh hồn động phách do Phương-Dung thiết kế, Điền

Sầm, Tạ Phong, Công-tôn Khôi, Triệu Khuôn, Nhiệm Mãng, Công-tôn Tư và

các anh hùng Lĩnh Nam chỉ huy, toàn thắng. Hán thiệt trên hai chục vạn

quân, hàng mấy ngàn chiến tướng kinh nghiệm tử trận, khi thiết kế trận

đánh, anh hùng Thiên-sơn, Lĩnh Nam chỉ muốn đánh chiếm Hàm-dương,

Vị-nam, bức Quang-Vũ bỏ Trường-an, rút quân về giữ Lạc-dương, quần hùng

đợi chiếm xong Hàm-dương, Vị-nam kéo quân về uy hiếp Trường-an. Trận

Trường-an trong kế hoạch chỉ cầm chân lực lượng Hán, không ngờ lần đầu

tiên đội thần nỏ Âu-Lạc xuất hiện, có Thần-tượng hộ tống đạt thắng lợi

ngoài sự tưởng tượng, Công-tôn Tư ước tính trong bảy vạn Thiết-kị Hán có tới năm vạn bị Thần-nỏ bắn chết, hầu hết các chiến tướng chết vì tên.

Còn đoàn Thần-hầu, Phương-Dung dặn Lục Hầu tướng giả leo lên thành đe

dọa quân Hán. Không ngờ chúng được Thần-phong yểm trợ. Lọt vào thành,

Lục Hầu tướng cùng hơn sáu trăm Thần Hầu tràn ngập Hoàng-cung khiến bọn

Ngự-tiền thị-vệ không còn đủ sức bảo vệ cung quyến vợ con các vương,

hầu, chúng phóng hỏa khắp nơi. Vì vậy lực lượng Thiên-sơn có mười vạn mà đánh hai mươi vạn quân Hán bỏ thành Trường-an chạy.



Đám anh hùng Tây-vu phần nhiều là trẻ con, tính Thiều-Hoa thích con nít, nàng săn sóc chúng như con đẻ, lại hay chuyện trò với chúng. Chúng tuy

gọi nàng là sư-tỷ, nhưng tình cảm chúng coi nàng như mẹ, khi thấy nàng

bị bắt, chúng đánh xả láng cứu nàng, Lục Sún cỡi trên sáu con voi đi

đầu, phía sau Lục Phong Quận-chúa, Tây-vu Lục-hầu tướng reo hò xua

Thần-phong, Thần-hầu đuổi theo.



Mặc dầu Phương-Dung cho đánh chiêng thu quân, chúng vẫn xua Thần-ưng,

Thần-phong đuổi theo quân Hán, Công-tôn Tư sợ chúng có gì sơ xuất, đốc

thúc Tạ Phong, Điền Sầm đem một đoàn Thiết-kị tiếp ứng, bên Hán đi đoạn

hậu là Tần-vương Lưu Nghi, khi rời Trường-an trên trăm dặm, ngựa đói lè

lưỡi, sĩ tốt mệt mỏi, ông cho đóng quân kiểm điểm binh mã: năm vạn

Kị-binh, còn hơn vạn, vợ con tướng sĩ, của cải đều lọt vào tay Thục,

Bộ-binh tan rã hoàn toàn. Cũng may vừa lúc đó, một huyện-lệnh nghe xa

giá Quang-Vũ tới, sai xuất kho nuôi quân. Quân sĩ đốt bếp nấu nướng,

chưa kịp ăn, bỗng chúng la hoảng chỉ lên trời, Tần-vương nhìn theo. Một

đoàn Thần-ưng bay lượn vòng vòng.



Tần-vương chưa kịp phản ứng, thì hơn trăm thớt voi xuất hiện, quân sĩ

kinh hoàng bỏ cả ngựa chạy vào thôn xóm, giữa lúc đó Phương-Dung đuổi

tới, gọi Lục Sún trở về gấp, chúng đành líu ríu tuân lệnh.



Còn Phương-Dung trước chiến thắng vĩ đại, song nàng buồn muốn khóc, nàng tả xung hữu đột để bắt Quang Vũ đổi lấy Thiều Hoa, nhưng bị thất bại.

Trở về trướng, nàng ôm đầu xúc động mạnh, từ ngày Đào Kỳ đi theo tiếng

gọi phục-quốc, lúc nào nàng cũng thành công, lần thứ nhất bị thất bại,

nàng bồi hồi, nước mắt những muốn chảy ra, nhưng nghĩ lại:



– Tiền cổ đến giờ, Hán cũng như Việt ta là nữ tướng đầu tiên đánh những

trận long trời lở đất rồi đây muôn nghìn năm sau còn truyền tụng, nếu ta khóc thì còn gì nữ kiệt Lĩnh Nam nữa.



Vì vậy nàng không khóc, nàng đứng dậy đi thăm Tiên-yên nữ hiệp, bà đang

ngồi nghiến răng vận công, trấn tỉnh cơn đau nhức, Phương-Dung đứng

nhìn, không biết giải quyết sao.



Tối hôm đó Phương-Dung nhận được tin quân báo:



– Có sứ giả Trưng Nhị tới.



Phương-Dung truyền đón vào thì ra Sa-Giang, Vương Sa-Giang thấy Công-tôn Tư, quì mọp xuống làm lễ.



– Thần Sa-Giang xin tham kiến Thái-tử.



Công-tôn Tư không cho quì, cầm tay nàng bảo ngồi xuống bên cạnh, chàng nhìn Sa-Giang nói:



– Chắc Trưng Nhị cô nương giúp Thục tiếp thu được thành trì phía Đông rồi phải không ?



Sa-Giang nheo mắt cười, nàng vốn dĩ là một người giỏi âm nhạc, cử chỉ

nhu hòa, tư thái phiêu hốt, bây giờ nheo mắt coi thật duyên dáng, Vương

Sa-Giang hỏi:



– Sao sư-huynh biết rõ như thế ?



Công-tôn Tư cười:



– Gì mà ta không hiểu, này nhé, sư muội là võ tướng lại là tiên nga của

âm nhạc. Người giỏi âm nhạc bao giờ cũng nhạy cảm, buồn vui không dấu

nổi được ai, sư muội được Trưng cô nương sai đi, mặt tươi như hoa

hải-đường, ta chắc mọi sự phải tốt đẹp lắm.



Sa-Giang đưa thư cho Phương-Dung, rồi nàng thuật lại mọi truyện.



Đoạn này thuật:



Trong khi trận Trường An diễn ra, thì cánh quân của Trưng Nhị, Hồ Đề, Trần Năng giúp Công-tôn Thiệu chiếm Kinh-châu.



Sau khi họp với anh hùng Lĩnh Nam ở Dương-bình quan, Trưng Nhị cùng mọi

người trở về bản doanh Đặng Vũ ở Quảng-an, Đặng Vũ nóng lòng về việc

tiến quân vào Thành-đô để làm chúa Ích-châu, y đón Trưng Nhị vào trướng

hỏi:



– Tình hình thế nào? Chúng ta tiến vào Thành-đô được chưa?



Trưng Nhị thản nhiên cười:



– Tôi mừng cho tướng quân, Công-tôn Thuật cho sứ giả đến Tả tướng-quân

Lĩnh-nam vương xin giả hàng, y cầu được ở lại Ích-châu, giữ gìn mồ mả tổ tiên, Nghiêm đại-ca tâu với Kiến-Vũ hoàng-đế, lệnh cho ngừng tiến quân.



Đặng Vũ nghe nói mặt buồn rầu rầu, y chỉ vào một người giới thiệu:



– Đây Phục-ba tướng-quân Mã Viện, phó nguyên-soái của tôi mới từ Kinh-châu đến.



Đặng Vũ theo Quang-Vũ từ khi khởi binh, y từng đánh trăm trận, công lao

chỉ thua có Nghiêm Sơn, vì vậy Quang-Vũ cho y giữ chức Đại tư-mã, cai

quản binh mã toàn quốc. Y được cử làm Nguyên-soái đánh Thục thống lĩnh

binh mã Kinh-châu, Giang-đông, vì Quang-Vũ hứa rằng ai vào Thành-đô

trước sẽ được phong làm chúa Ích-châu, bây giờ nghe Công-tôn Thuật đầu

hàng, y buồn không tả được.



Trưng Nhị tiếp:



– Kiến-Vũ thiên-tử ngự ra Trường-an, ban thưởng tướng sĩ có công, ngài

truyền bãi quân, Lĩnh-nam vương bảo tấu cho Đặng Đại tư-mã được phong

tước Triệu-công, Thiên-tử chuẩn tấu, ban chỉ cho Đặng tư-mã kéo quân về

bảo vệ Lạc-dương, trong lúc ngài xuất chinh ở Trường-an. Thiên-tử muốn

cử một người trấn thủ Lương-châu, Vương tâu xin cho Mã tướng-quân vào

chức đó, vì Lương-châu nơi biên địa phía Tây, coi như hàng rào bảo vệ

Lạc-dương, tướng-quân với Thiên-tử là chỗ thâm tình sâu xa chốn hậu cung tình thân gần bằng Vương-gia với Thiên-tử. Nếu tướng-quân trấn thủ

Lương-châu, một giải từ Lương-châu tới Trường-an, Lạc-dương được bảo vệ.



Lại Thế-Cường tiếp:



– Tướng quân có biết tại sao Vương-gia lại bảo tấu cho Ngô Hán làm chúa Ích-châu, mà không bảo tấu cho tướng-quân không ?



Mã Viện vỗ tay nói:



– Tôi hiểu! Tôi hiểu! Vương-gia sợ cho Ngô Hán trấn thủ Ích-châu, lỡ ra y thay lòng đổi dạ thực nguy cho Hán, vì vậy phải để tôi trấn thủ

Lương-châu, hầu phòng Ngô Hán có gì, tôi từ Lương-châu chặn đầu y trước.



Hồ Đề cười:



– Tướng quân xứng đáng người thâm tình của thái-hậu vậỵ



Trưng Nhị móc binh phù của Nghiêm Sơn, trao cho Mã Viện:



– Đây lệnh của Vương-gia, tướng-quân tạm giao quyền chỉ huy cho tôi,

khẩn cấp về Trường-an phục lệnh Thiên-tử nhận sắc phong. Khi tướng quân

đến Lương-châu rồi, tôi mới trao quyền cho Ngô Hán.



Mã Viện mừng quá:



– Vương-gia thật cẩn thận và tin tưởng tôi, ngài đợi tôi tới Lương-châu

rồi mới chịu để cho Ngô Hán trấn thủ Ích-châu, nhưng nghĩ cho kỹ các

tướng trong triều, Hoàng-thượng với Vương-gia là nghĩa huynh đệ,

Vương-gia cẩn thận như vậy mới phải.



Trưng Nhị đưa binh phù cho Đặng Vũ.



– Xin Đại tư-mã lên đường đi Lạc-dương ngay, Thiên-tử xuất chinh cần có người tim gan trấn thủ đế đô.



Đặng Vũ vội vã lên đường.



Mã Viện đánh trống họp các tướng sĩ, tuyên bố việc chinh phạt Thục hoàn

toàn thành công, y về triều kiến Thiên-tử, y sẽ tấu cùng ngài ban thưởng các tướng, còn y được đi trấn nhậm Lương-châu.



Phật-Nguyệt hỏi Mã Viện:



– Phục-ba tướng-quân! Tướng quân một mình tới Lương-châu, liệu có giữ

được đất này không? Lòng người khó dò, tại sao tướng quân không mang

theo tướng sĩ, tham-quân thân tín ? Tại đây hết chinh chiến rồi, tướng

quân mang theo bao nhiêu người chẳng được.



Mã Viện gật đầu tán thành:



– Cô nương nói chí phải.



Y tuyên bố việc về Trường-an yết kiến Hoàng-đế, y muốn một số tướng sĩ

theo y đi Lương-châu, các tướng sĩ thân tín tình nguyện đi theo.



Trưng Nhị cho mời Tương-dương cửu-hùng là :



Phiêu-kị Đại tướng-quân Sầm Bành



Kiến-oai Đại tướng-quân Cảnh Yểm



Bô-lỗ Đại tướng-quân Mã Vũ



Chinh-lỗ Đại tướng-quân Tế Tuân



Chinh-di Đại tướng-quân Tang Cung



Phấn-uy Đại tướng-quân Lưu Hân.



Hổ-uy Đại tướng-quân Phùng Tuấn



Long-nhượng Đại tướng-quân Đoàn Chí



Chinh-viễn Đại tướng-quân Lưu Long.



Song chỉ có bảy tướng hiện diện, vắng mặt Sầm Bành, Tế Tuân, Trưng Nhị

biết hai người tuân chỉ Mã thái-hậu thám thính anh hùng Lĩnh Nam, Tế

Tuân đã bị Trần Năng dùng Lĩnh-nam chỉ giết, Sầm Bành bị Đào Kỳ đánh nát thây, sợ các tướng nghi ngờ, nàng nói:



– Sầm, Tề tướng-quân, nhận mật chỉ thái-hậu làm một việc khẩn, sẽ về sau.



Nàng tiếp:



– Lĩnh-nam vương tâu Thiên-tử phong cho các tướng tước hầu cử làm

Thứ-sử, vậy các tướng về Trường-an cùng với Phục-ba tướng-quân ngay.



Đợi cho bọn Đặng Vũ, Mã Viện, Tương-dương thất hùng đi rồi, Trưng Nhị cho mời anh hùng Thiên-sơn vào trướng nghị sự.


cao.



Trưng Nhị thông minh tuyệt đỉnh, nàng nghĩ ra một điều:



– Chúng ta luyện nội lực, nội công cao có thể dùng khí lực tấn công

người, vì chúng ta ở trong thế giới chém giết, tàn hại nhau. Còn đại-sư

không bao giờ nghĩ tới, tưởng tới, dùng chân khí mà đánh người, vì

đại-sư ở trong thế giới từ bi bác ái, chỉ luyện công tự giải thoát, nếu

chúng ta học được pháp môn Thiền của đại-sư rồi áp dụng vào nội công,

chiêu thức sẽ trở thành anh hùng vô địch trong thiên hạ. Tiếc rằng Khất

đại-phu và Đào tam-lang không có ở đây, bằng không họ có thể hợp Thiền

với đại sư, với nội công Văn-Lang làm một. Nàng nói:



– Đại-sư đệ tử dám thỉnh nguyện đại sư thuyết giảng cho bọn ngu tối chúng tôi những lẽ huyền vi của đạo Phật.



Tăng Giả Nan Đà chắp tay đáp lễ:



– A Di Đà Phật, phúc đức quá, các vị với bần tăng có cộng nghiệp với

nhau từ tiền kiếp, hôm nay bần tăng xin thuyết về nguồn gốc đạo Phật.

Trước hết đạo Phật không có chỗ khởi đầu, cũng không có chỗ cuối cùng,

để hiểu rõ hơn, các vị hãy nghe về lịch sử Đức Thích Ca Mâu Ni, ngài là

Giáo-chủ của thế giới chúng ta ở, trong đạo Phật gọi thế giới này là thế giới Ta Bà.



Hồ Đề là người thực tế, nàng hỏi:



– Bạch đại-sư, thế giới Ta Bà gồm có Trung-nguyên, Lĩnh Nam, Tây-trúc hay có nhiều xứ khác nữa ?



– Hồ cô-nương hỏi thực phải, Trung-nguyên, Tây-trúc, Lĩnh Nam v.v...,

thuộc về mặt đất, mặt đất nằm trong thế giới Ta Bà, trên mặt đất này có

đến mấy trăm nước khác nhau mà cô nương chưa biết đó thôi, nào là:

Trung-nguyên, Tây-trúc, Lão-qua, Hồ-tôn, Cao-ly, Mông-cổ, tất cả các xứ

đó cô nương có thể dùng ngựa dùng xe, dùng chân đi tới, mặt đất chỉ là

một phần rất nhỏ của thế giới Ta Bà, thế giới Ta Bà có nhiều mặt đất

khác, mà cô nương không thể dùng chân, dùng xe, dùng thuyền đi tới được.



Vi Đại-Lâm hỏi:



– Mặt trăng, mặt trời, có thuộc về thế giới Ta Bà không?



– Có chứ, mặt trời là một khối lửa, cháy trong thế giới Ta Bà, cứ mỗi

365 ngày 11 giờ, 98% của giờ, mặt trời đi hết một vòng trở lại chỗ cũ,

vòng của mặt trời cách xa mặt đất không đều, nên chúng ta có bốn mùa:

xuân, hạ, thu, đông, còn mặt trăng là một khối đất giống như chúng ta,

trên đó không có người ở.



Sa-Giang hỏi:



– Như vậy trong thế gian có nhiều thế giới, thế giới Ta Bà là một, trong thế giới Ta Bà có nhiều mặt đất?



Tăng Giả Nan Đà gật đầu:



– Đúng thế, thế giới Ta Bà dịch sang tiếng Hán là: Nhẫn, đại nhẫn, kham

nhẫn trong thế giới Ta Bà nhà tu phải kham nhẫn, chịu sự nhẫn nhục, vì

thế giới có đủ sự trược ác mà chúng sinh phải chịu. Trong thế giới Ta Bà có năm giới chúng sinh ở với nhau: Địa ngục, Ngạ-quỉ, Súc-sinh, Thiên

và Nhân, đạo Phật nói tới cõi Liên-hoa có hai chục tầng thế giới, cõi Ta Bà ở tầng thứ mười ba, gồm nhiều thế giới nhỏ, trong mỗi thế giới nhỏ

có ba cõi Dục giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới, chia làm bốn Châu:

Thánh-thần châu, Tây-ngưu hoa châu, Nam-thiện bô châu, Bặc-cư lư-châu và một núi Tu-di, tổng cộng thế giới Ta Bà có một ngàn triệu thế giới nhỏ.



Phật Nguyệt thở dài:



– Thưa đại sư, đúng như đại-sư nói, chúng ta ở thế giới Ta-Bà này khổ

quá, mới sinh ra đã khóc oe oe. Bệnh tật, đói khổ, thương nhớ, bệnh giết người, thiên tai giết người, người giết người, có thế giới nào mà ta

không khổ như thế giới Ta Bà không? Khi lên đó không cần chém giết nhau

nữa, người người thương nhau.



Nan Đà đáp:



–Có, thế giới đó là thế giới Tịnh-độ.



– Ở như vậy thành Tiên rồi còn gì nữa, thỉnh đại-sư nói về thế giới đó, dạy bọn đệ tử có thể đến được.



Nan Đà vẫn cười tủm tỉm:



– Tịnh nghĩa là sạch, đó là cõi đất tinh sạch, Quốc Độ Nghiêm Tịnh do

Phật cai quản, nơi trú ngụ của hàng thánh giả: La Hán, Duyên Giác, Bồ

Tát, Phật. Ấy là cõi không nhiễm nhơ bẩn Ngũ Trược, trong kinh Phật gọi

là Phật-địa, Phật-giới, Phật-quốc, Phật-độ, Tịnh-sát, Thanh-tịnh-độ,

Tịnh-điều-quốc-độ. Trong thập phương phế giới nhà Phật có nhiều cõi

Tịnh-độ và cũng có nhiều giới Uế-độ, Trược-độ như chúng ta, thế giới cực lạc nghĩa là sung sướng vô cùng, thế giới này là của Phật A Di Đà tức

là thế giới Tịnh-độ, còn thế giới Ta-bà là của Phật Thích Ca Mâu Ni.



Hồ Đề gật đầu:



– Nghe đại sư nói về thế giới Tịnh-độ đệ tử thấy thèm quá, vậy có cách

nào về thế giới ấy không ? Đại-sư giúp đệ tử về thế giới Tịnh-độ đó đi.



– Bần tăng không giúp được cô nương, bần tăng cũng không giúp được ai cả.



Hồ Đề không chịu:



– Tại sao?



Nan Đà đáp:



– Muốn vãng sinh về thế giới đó, thì tự mình làm lấy, chứ không nhờ

người khác giúp cho mà được, tự mình là tại sao? Là phải theo Pháp môn

tịnh độ tông. Đó là một môn phái dạy niệm Phật được vãng sinh tịnh độ,

tức sau khi chết, đức Phật A Di Đà đón chúng ta về thế giới đó. Chúng ta đầu thai làm hài nhi, lớn lên, sinh sống.



Trăng xuân chiếu xuống mặt hồ Động-đình lung linh như muôn ngàn ánh

vàng, tiếng Tăng Giả Nan Đà thao thao bất tuyệt, giọng ngài sang sảng

khiến anh hùng Lĩnh Nam say mê, không còn biết gì nữa, đám thủy thủ cũng kính cẩn chắp tay ngồi nghe.



Trời gần sáng Tăng Giả Nan Đà kết luận:



– Trung thổ có đạo Nho, đạo Nho nói phần xác, đạo Phật nói phần hồn, đạo nho dạy cách ăn ở lúc sống, đạo Phật dạy làm sao thoát khỏi cảnh luân

hồi, sinh tử.



Tăng Giả Nan Đà thuyết thao thao bất tuyệt, mỗi câu, mỗi lời nói của

ngài, đều khiến mọi người cảm thấy sảng khóai tâm hồn, người ngây ngất,

muốn bay lên cao.



Trưng Nhị chắp tay nói:



– Hòa Thượng đã dạy giữa người với chúng con có tiền duyên, vậy xin

người dời gót ngọc sang kia hồ Động-đình với chúng con, không biết có

được không ?



Tăng Giả Nan Đà cười tủm tỉm gật đầu.



– Được chứ! Được chứ! Bần tăng xin theo chư vị, để chúng ta đàm đạo Phật pháp.



Quần hùng gặp Tăng Giả Nan Đà, người nào cũng cảm thấy hào hứng, nhẹ nhàng lâng lâng như gặp buổi trời xuân bình minh.



Phật Nguyệt sai dọn riêng một lều cho ngài ở. Trần Năng kể cho Công-tôn

Thiệu nghe về cuộc gặp gỡ kỳ lạ đêm qua, Công-tôn Thiệu vội vàng đến

tham kiến Tăng Giả Nan Đà, truyền binh sĩ phụ trách hàng ngày cơm chay

cúng dường. Thiệu dặn các tướng để ngài tự do muốn ra vào doanh trại,

thuyết pháp cho tướng, sĩ mặc ý, ngài cần gì phải lễ phép cung ứng đầy

đủ.



Công-tôn Thiệu bàn về cuộc tiến binh đánh Trường-sa, Linh-lăng, Phật-Nguyệt bảo Trưng Nhị:



– Sư tỷ! Bây giờ tôi với Trần Năng vào thành thám thính tình hình, Tượng-quận tam anh xem sự thể ra sao, trước khi tiến binh.



Trưng Nhị gật đầu đồng ý.



Phật-Nguyệt, Trần Năng hóa trang thành hai thiếu nữ vùng Trường-sa, lấy ngựa hướng thành tiến tới.



Từ xa hai người thấy binh sĩ đi lại trên thành, tuần phòng nghiêm ngặt,

cửa thành vẫn mở giáp sĩ đi lại bên ngoài. Hai người đã quen với lối tổ

chức, kiểm soát của quân Hán, thản nhiên đi tới, lính canh thấy hai

thiếu nữ xinh đẹp, lưng đeo bảo kiếm, cỡi ngựa khoan thai vào thành, cho là tiểu thư con nhà quan nào đó, nên không hỏi han gì cả. Hai người cứ

nhắm giữa thành đi vào, trong thành dân chúng tấp nập rất đông, nhà cửa

xây bằng gạch hoặc bằng gỗ san sát nối nhau. Trai thanh gái lịch thản

nhiên như không biết chiến tranh tới gần, hai người đi cửa Bắc đến cửa

Nam rồi vòng sang cửa Đông rồi cửa Tây.



Trần Năng bàn:



– Nếu bây giờ chúng ta vào quán ăn uống thì bị Tế-Tác Hán phát giác

ngay, vì vậy chúng ta kiếm một ngôi đền, miếu nào ẩn thân tối hãy hành

sự thì hơn.



Phật-Nguyệt đồng ý đến một ngôi miếu bỏ hoang ở góc thành, miếu thờ vua

Văn-Vương đời Chu. Trên bệ có ngôi tượng Văn-Vương ngồi giữa, hai bên có tượng Chu-Công, Khương Thái-công, Phật-Nguyệt lấy cơm nắm muối vừng của Trần Năng ăn, rồi cả hai nhắm mắt dưỡng thần, Phật-Nguyệt nhớ lại tư

thức ngồi thở hít của Tăng Giả Nan Đà dạy, đầu tiên tập trung tinh thần, nhắm mắt bỏ ra ngoài những hình ảnh trong tư tưởng rồi tự trầm lại,

không suy nghĩ nữa đến lúc đó nàng đã tự mình biến đi.



Nàng nhớ Tăng Giả Nan Đà đã giảng:



– Hãy bỏ ra ngoài những âm thanh, nghe mà không phân biệt đó là vong tỵ, tức mất đi cái mũi, không nói là vong thiệt, tức mất đi cái lưỡi, bỏ ra ngoài những hình ảnh trước mắt là vong nhãn, tức là mất đi cả con mắt.

Khi đã không nói, không nghe, không thấy, thì cái thân cũng biến đi mất

đó là vong thân thân biến đi rồi trầm lặng không nghĩ, đó là vong ý.

Trong Kinh Kim Cương gọi là: Vô, nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý, tức là

nhập đạo đi vào tới cái vô cùng của Bát Nhã Ba La Mật vậy.



Phật Nguyệt làm thử một lát không còn biết gì nữa, nàng trầm đi như vậy không biết bao nhiêu lần, thì Trần Năng vỗ vào lưng.



– Sư-tỷ! Ngủ vậy đủ rồi, chúng ta thám thính phủ Mã Anh đi.



Phật-Nguyệt tỉnh dậy, người khoan khoái nhẹ nhàng không bút nào tả xiết. Đầu óc minh mẫn sáng suốt, như vừa uống xong chung nước trà thơm tho,

nàng nghĩ thầm:



– Tư thức thở hít, vận khí, dưỡng thần mà Tăng Giả Nan Đà dạy ta được

gọi là phép thiền tuệ. Thiền Tuệ là pháp môn của nhà Phật thật huyền

diệu, ta mới ngồi dưỡng thần một lúc mà đã vậy, nếu ngày nào ta cũng

ngồi chỉ vài năm, con người trở thành thanh thản, không lo, không sợ,

không buồn, không giận, có khác gì tiên không ?



Nàng cùng Trần Năng hướng dinh Thái-thú đi tới, trước dinh vệ sĩ canh

gác nghiêm mật, hai người nhảy qua hàng rào vào trong, rồi nhảy lên mái

nhà, theo mái nhà truyền đến lầu cao có đèn sáng trưng từ trong nhà

chiếu ra.



Hai người bám cửa sổ, lấy ngón tay nhúng vào miệng cho ướt, để vào cửa

sổ giấy, giấy nhũn ra thành lỗ nhỏ, hai người ghé mắt nhìn vào trong.

Một người ngồi giữa tướng mạo hùng vĩ giống Mã Viện như đúc, trẻ hơn một chút, chắc là Mã Anh, bên cạnh là ba người tuổi gần năm mươi, một người to béo, cao lớn, một người lùn tịt và một người cao nghệu.



Trần Năng nghĩ:



– Công-tôn Thiệu bảo rằng Tượng-quận tam anh ở vai sư thúc của Mã Viện,

người to lớn kia chắc là Hàn Bạch, người cao nghệu kia chắc là Vương

Hồng, còn người lùn tịt chắc là Chu Thanh.