Động Đình Hồ Ngoại Sử
Chương 23 : Nhớ xưa kia, ai tài hoa, ai tiết liệt, ai đài trang Cũng một giấc mơ màng trong vũ trụ
Ngày đăng: 14:46 18/04/20
Người thứ tư ngồi đối diện với Mã Anh là Việt-kị hiệu-úy Trương Linh.
Phật-Nguyệt nhớ lại hôm đến Trường-an, y có lời lẽ chống đối Nghiêm Sơn, sau khi đấu chưởng với Trưng Nhị, Khất đại-phu nhắc Trưng Nhị đánh bại
y. Không biết y tới đây từ lúc nào, để làm gì ?
Trương Linh nói:
– Thái-hậu cho rất nhiều cao thủ xuống Quế-lâm truy lùng tin tức y thị
mà không thấy. Không ngờ trong lúc đó y thị lại bỏ Quế-lâm lên
Linh-lăng, có thể nay mai tới Trường-sa. Vì vậy Thái-hậu mậët sai tôi
tới đây truyền lệnh cho Quốc-cữu, bằng mọi giá phải tìm ra y thị mang về nộp. Thái-hậu hứa thăng Mã tướng-quân lên chức Thứ-sử bất cứ vùng nào
Quốc-cữu muốn.
Mã Anh đáp :
– Ân chỉ của Thái-hậu, dĩ nhiên tôi phải làm cho hết sức, có điều
Trường-sa đang bị quân Thục từ Kinh-châu đánh xuống. Đại quân gần mười
vạn người, hiện đã tới hồ Động-đình, ngày mai chắc chắn sẽ có cuộc giao
tranh lớn. Tôi phải chống giặc, khó mà chu toàn chỉ dụ của Thái-hậu.
Trương Linh gật đầu :
– Tôi hiểu cái khó khăn của Quốc-cữu, nhưng nếu mất Trường-sa chưa chắc
Quốc-cữu đã bị tội, còn không thi hành ân chỉ của Thái-hậu e rằng chúng
ta không còn chỗ đội nón.
Mã Anh tỉnh ngộ:
– Hiệu-úy nói đúng, tôi cho Tế-tác đi khắp nơi trong vùng Trường-sa,
Linh-lăng nghe ngóng tin tức y thị, nếu gặp y thị phải bắt bằng được,
mang về Lạc-dương để Thái-hậu phát lạc. Tôi nghĩ có lẽ y thị đến
Trường-sa hơn là Linh-lăng, vậy muốn bắt y thị phải giữ Trường-sa bằng
mọi giá trong một thời gian nữa, nhưng Trường-sa quân mình ít quân giặc
đông, khó giữ lâu được.
Trương Linh bàn:
– Tốt hơn hết, chúng ta cố thủ, không xuất trận, với lương tiền trong
kho, ít ra cũng còn đủ cho quân ăn 6 tháng. Bấy giờ viện-quân tới,
Quốc-cữu còn lo gì nữa ?
Hàn Bạch lên tiếng :
– Quân Thục mới đến, còn mệt mỏi, đêm nay chúng ta bất thần xuất thành cướp trại, tất thắng lợi.
Trương Linh lắc đầu:
– Hàn tướng-quân chớ nên khinh địch, Công-tôn Thiệu là một trong những
người trí dũng song toàn, một tay cầm quân vùng Kinh-châu. Kiến-Vũ
thiên-tử cách chức, giam Nghiêm Sơn, sai sứ giả truyền lệnh trễ có mười
lăm ngày, mà y đã cùng với Trưng Nhị đánh lừa Phục-ba tướng-quân, nắm
lấy quyền, dùng binh phù chiếm tất cả thành Thục bị mất, và chỉ một ngày lấy mất bảy quận Kinh-châu. Trường-sa, Linh-lăng ở xa, chứ nếu ở gần
thì đã mắc lừa rồi. Bên cạnh y còn có đám anh hùng Lĩnh Nam như Trưng
Nhị mưu trí tuyệt vời, võ công cao hơn tôi. Phật-Nguyệt kiếm thuật thần
thông, đến Hoài-nam vương còn bị bại, nay chúng ở xa tới, tất đề phòng
nghiêm mật, chúng ta cướp trại chưa chắc đã thành công.
Vương Hồng gật đầu :
– Được, vậy chúng ta đóng cửa thành, không giao chiến. Đợi ít ngày, giặc không đề phòng, chúng ta tiến quân đến Nam hồ Động-đình, đốt lương
thảo. Giặc từ xa đến, quân đông nếu lương thảo tuyệt, lòng quân loạn, ta chỉ đánh một trận thì thành công.
Trương Linh nói:
– Trong thời gian đó chúng ta phải dò tin tức y thị.
Mã Anh cầm lấy tờ chỉ dụ của Thái-hậu kính cẩn khép lại, mở tráp cho vào trong, khóa cẩn thận rồi nói :
– Mời Hiệu-úy sang phòng bên cạnh, tôi xin được khoản đãi Hiệu-úy một bữa no say, sáng mai chúng ta cùng nhau dò la tin tức.
Bọn Mã Anh, Trương Linh đi rồi, Phật-Nguyệt nhảy vào trong phòng. Nàng
lấy cái tráp của Mã Anh, định nhảy ra ngoài, nhưng tính tình tinh
nghịch, nàng cầm bút viết lên tờ giấy mấy chữ :
Quần hùng Lĩnh Nam bái kiến Tượng-quận tam anh
Sau đó, nhảy qua cửa sổ ra ngoài. Hai người chờ trời sáng lên ngựa trở về dinh Thục.
Trần Năng kể cho Trưng Nhị nghe chi tiết mọi truyện, rồi đưa tờ mật chỉ của Thái-hậu cho nàng coi.
Trưng Nhị nói:
– Không biết đây là việc gì mà Thái-hậu đứng ra lo liệu? Có lẽ việc
riêng của Thái-hậu, chứ nếu là việc công, chính Hán Quang-Vũ phải làm
chứ ?
Nàng cầm chỉ dụ mở ra đọc, ngoài bao thư có hàng chữ Cháu là Mã Anh,
Thái-thú Trường-sa khai khán. Bên trong có bức thư, nét chữ không lấy gì làm đẹp lắm, có lẽ là thủ bút của Thái-hậu :
Kể từ khi cô về Lạc-dương không được gặp cháu nữa. Nhưng lòng cô lúc nào cũng nghĩ tới cháu. Hiện nay Mã Viện đang cầm đại quân đánh vào
Ích-châu, nếu Mã Viện bắt được Công-tôn Thuật, cô sẽ nói với Thiên-tử
phong cho tước Công, làm chúa Ích-châu, đời đời hưởng lộc.
Bấy giờ cô cũng nói với Thiên-tử, cất nhắc cháu lên làm Thứ-sử
Kinh-châu, sở dĩ cô cất nhắc cháu làm Thứ-sử Kinh-châu vì mong cháu làm
cho cô việc ấy. Trong thiên hạ hiện giờ chỉ có cháu giúp được mà thôi.
Cô bỏ ra nhiều vàng bạc châu báu, đi tìm tông tích y thị, gần đây cô
khám phá ra y thị hiện ẩn náu ở Quế-lâm. Cháu có biết y thị là ai không? Thì ra y thị là nhũ mẫu Nghiêm Sơn, không biết y thị có nói chuyện kia
với Nghiêm Sơn không? Cô chắc là không, vì nếu y thị nói với Nghiêm Sơn
thì Nghiêm đã tâu với Kiến-Vũ, cô cháu ta đâu có còn sống tới ngày nay
và y thị đâu có còn ở Quế-lâm, cho nên cô phải hạ thủ trước. Cô gửi mật
chiếu đi khắp nơi, dò la tin tức Nghiêm Sơn, may ra cô tìm ra Nghiêm Sơn chuyên quyền, muốn lập nước Lĩnh Nam để làm vua, vì vậy cô dùng vàng
ngọc mua chuộc đại thần, họ cực lực phản đối việc tái lập Lĩnh Nam. Đó
là cái mối để cô chia rẽ giữa Nghiêm Sơn và Quang-Vũ.
Hiện Quang-Vũ nghe lời cô cùng quần thần bắt giam Nghiêm Sơn, tước binh
quyền của y, trước sau gì rồi cũng giết y, còn cô thì biết y thị từ
Quế-lâm lên Trường-sa, còn cháu ngày đêm phục ở lăng mộ tiên-vương hầu
bắt sống y thị cho cô. Cô sẽ thưởng cho cháu như lời hứa, cháu phải nhất tâm nhất dạ mà làm. Thư bất tận ngôn.
Trưng Nhị đọc xong nói với Trần Năng, Phật-Nguyệt :
– Thì ra Mã Thái-hậu không phải là mẹ đẻ Quang-Vũ. Theo như lời Nghiêm
đại-ca nói với Khất đại-phu, do sư thúc Trần Năng kể, thì Trường-sa
vương lấy một người tỳ thiếp Hàn Tú-Anh, sinh ra hai người con là Lưu
Diễn và Lưu Tú. Thái-phi không bằng lòng trong phủ Trường-sa Định-vương
có người con hát làm Vương-phi, cũng không muốn cháu mình sau này lên
nối ngôi cha làm Trường-sa Định-vương, tôn con hát lên làm Thái-phi. Bà
cho người giết chết Hàn Tú-Anh, cướp lấy hai đứa con mang về cho Mã
Vương-phi nuôi, dối là con đẻ. Không ngờ Hàn Tú-Anh được thân phụ Nghiêm Sơn cứu thoát, đem về làm vú nuôi Nghiêm. Bấy giờ Mã Thái-hậu tuy bề
ngoài là mẹ ruột Quang-Vũ, nhưng vẫn lo Hàn Tú-Anh xuất hiện, bà cho
người đi dò tung tích biết được Tú-Anh là mẹ nuôi Nghiêm Sơn, vì vậy bà
hại Nghiêm đại-ca trước, bây giờ bà biết Tú-Anh đang trên đường lên
Trường-sa vội truyền mật chỉ cho Mã Anh giết Tú-Anh.
Phật-Nguyệt cười :
– Tên Mã Anh ăn tiệc xong, trở lại trướng, thấy mất bức mật chỉ, lại thấy mấy chữ trên bàn, thì nhất định hồn phách bay lên mây.
Trưng Nhị mời tất cả anh hùng Lĩnh-Nam lên chiến thuyền du ngoạn đêm
trước họp, nàng trình bày chi tiết, nội vụ, nguồn gốc Nghiêm Sơn cho đến bức mật chiếu của Mã Thái-hậu.
Trần Năng bàn :
– Mã Thái-hậu không phải là mẹ đẻ của Hán Quang-Vũ, trước đây chánh-phi
Trường-sa Định-vương giết Hàn Tú-Anh chứ không phải Mã Thái-hậu.
Chánh-phi Trường-sa vương bắt Lưu Diễn và Quang-Vũ giao cho Mã Thái-hậu
nuôi. Quang-Vũ lớn lên tưởng Mã Thái-hậu là mẹ mình, có ngờ đâu mẹ mình
đang ở Lĩnh Nam, y cũng không ngờ Nghiêm Sơn cứu y là do mẹ mình đứng
trong bóng tối thúc đẩy. Bây giờ mẹ ruột Quang-Vũ đã bị Mã Thái-hậu truy lùng giết cho tuyệt hậu hoạn, vậy chúng ta phải chia lực lượng ở đây ra làm hai : Một là đánh Trường-sa, hai là tìm cách cứu Hàn Tú-Anh đưa về
Lạc-dương, làm rối loạn triều đình Quang-Vũ. Chúng ta cứ đưa Tú-Anh về
cho Phương-Dung hay Vĩnh-Hoa, hai người này chắc có nhiều mưu kế hơn.
Lại Thế-Cường ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
– Bây giờ ta cần phải biết Hàn Tú-Anh ở đâu, mới có thể cứu bà. Hôm
trước Phương-Dung nhờ Trưng Trắc về Quế-lâm tìm bà, không biết Trưng
Trắc đã gặp chưa? Không chừng bà lên Trường-sa là do Trưng Trắc mời đi
cũng nên, vì nếu đi bằng đường Độ-khẩu qua Thành-đô đường đất khó khăn
quá, nếu quả Trưng Trắc đi với bà thì chả cần tìm đâu xa, chắc chắn họ
sẽ đến bản doanh tìm chúng ta.
Lê Chân đồng ý:
– Lỡ Trưng sư-tỷ chưa tìm được bà, mà bà đi rồi mới nguy. Trưng sư-tỷ là người cẩn thận, nếu tìm bà ở Quế-lâm không gặp, sẽ hỏi bà đi đâu. Người nhà thể nào cũng chẳng nói bà đi Trường-sa, Trưng sư-tỷ chắc sẽ theo
lên đây tìm bà, may mắn đi giữa đường gặp bà thì tạm yên. Còn chẳng may
đi giữa đường không gặp bà, mà Mã Anh cho người tìm hại bà mới là cái
nguy.
Trưng Nhị ngồi ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
– Vấn đề như thế này, nếu bà đi Trường-sa do Trưng Trắc đưa đi, thì
không dễ gì Mã Anh hại được bà, còn trường hợp bà đi một mình ta phải
tìm hiểu lý do tại sao bà đi Trường-sa. Ta thử đặt mình vào trường hợp
bà xem tại sao bà đi Trường-sa?
Mọi người cúi đầu suy nghĩ, trong chiến thuyền im lặng, không một tiếng
động. Bên ngoài gió thổi vi vu, sóng hồ Động-đình vỗ dào dạt, quần hùng
Lĩnh Nam chau mày, nhưng không tìm được lý do Hàn Tú-Anh đi Trường-sa.
Trần Năng bàn:
– Hay chúng ta trở lại thám thính xem sao, chứ không lẽ ngồi chờ bà Hàn Tú-Anh bị Mã Thái-hậu giết ?
Vương Sa-Giang bỗng lên tiếng :
– Em có thể góp ý kiến được không ?
Trưng Nhị nhíu mày nghĩ:
– Hàn Tú-Anh là ca-kỹ, Sa-Giang tuy không phải là ca-kỹ, nhưng có cái hồn giống nhau, có thể nàng hiểu Tú-Anh hơn.
Nghĩ vậy nàng nói:
– Sư muội cứ nói.
Sa-Giang cười :
– Tú-Anh là tỳ thiếp của Trường-sa vương, nguyên không phải vì tham công danh. Em nghe nói Trường-sa vương giả khách viễn phương, nghe tiếng
nàng tìm đến. Thế rồi trai tài gái sắc gặp nhau, sau khi họ đã có hai
con. Trường-sa vương mới cho biết thân thế của mình. Như vậy hai người
lấy nhau vì tình yêu, tình yêu của họ bị đứt đoạn, vì thành kiến xã hội, một người là vương tước nhà Hán, một người là ca-kỹ. Rồi nàng bị đoạt
mất con, bị ám hại, còn Trường-sa Định-vương bị Vương Mãng giết chết.
Hai người coi như Chưa trọn cuộc tình, tơ duyên còn vướng mắc, sao có
thể khuây khỏa được ? Khi đã không quên dĩ vãng, họ phải tìm lại kỷ niệm xưa. Vậy Tú-Anh trở lại Trường-sa không phải thăm bà con, vì bà con
Tú-Anh không ở đây. Bà trở lại thăm con ư ? Bà biết rằng con bà là
Quang-Vũ, con nuôi bà là Nghiêm Sơn đều không ở Trường-sa. Vậy bà trở
rằng:
Con nai kêu oang oác,
Nó đừng gậm bèo hoang,
Khách đến đầy nhà ta.
Tấu đàn, tiêu mời khách,
Âm thanh tiêu, đàn hòa hợp,
Lễ vật dâng lên thành kính
Bằng hữu đều thương mến,
Dạy ta đạo lý, đáng kính.
Tiếng đàn, tiếng ca bi hùng vang lên trong đêm vắng.
Hồ Đề hỏi nhỏ:
– Có rất nhiều người, theo bốn hướng lên đây.
Một lát sau, quả nhiên bốn phía đều có người lên trên núi. Họ tiến tới bao vây thiếu nữ áo trắng và đám người tế lăng.
Hai thiếu nữ áo xanh một người đeo trường kiếm, một người đeo cây nhuyễn tiên. Hai người liếc mắt nhìn bốn phía, thấy tình hình bất lợi. Thiếu
nữ đeo kiếm nói:
– Sư tỷ! Phải cẩn thận. Có nhiều người tiến vào lăng.
Thiếu nữ áo trắng vừa đàn, vừa ca, những giọt lệ chảy xuống hai má, dưới ánh sáng của sáu ngọn đuốc, trông càng tăng thêm vẻ đẹp huyền ảo. Đám
người mới tới vũ khí sáng choang, khí thế hùng mạnh. Trưng Nhị nhận ra
người cầm đầu là Việt-kị hiệu-úy Trương Linh. Trương Linh vẫy tay cho
thủ hạ vây kín bọn người tế lăng. Bọn người tế lăng như coi thường đám
người của Trương Linh. Sáu người đàn ông vẫn cầm đuốc đứng như pho
tượng. Hai thiếu nữ chống kiếm đứng cạnh thiếu nữ áo trắng, thản nhiên
như không có gì xảy ra.
Thiếu nữ áo trắng vừa đàn vừa ca. Giọng nàng bi thiết, tiếng đàn não nùng, khiến người nghe như nát tim, vỡ phổi.
Tiếng ca vừa dứt, thì thiếu nữ áo xanh đeo kiếm hỏi Trương Linh:
– Các ngươi là ai? Đêm khuya lên lăng mộ Tiên-đế làm gì?
Trưng Nhị lấy cùi chỏ sẽ thúc Hồ Đề, Sa-Giang ý nói:
– Thiếu nữ này dùng chữ Tiên-đế chắc chắn là con cháu Trường-sa Định-vương đây.
Trương Linh đáp:
– Tôi là Việt kị hiệu-úy, họ Trương tên Linh. Vâng chỉ dụ Thái-hậu tới đây bắt gian nhân đột nhập lăng Tiên-đế.
Thiếu nữ áo trắng vẫn không lên tiếng, nàng đưa mắt liếc nhìn Trương Linh hơi cau mày một chút.
Thiếu nữ áo xanh đeo kiếm chậm chạp nói:
– Người là Việt-kị hiệu-úy, tức Thống-lĩnh thị-vệ, cấm-quân. Ngươi không ở Lạc-dương, đến đây làm gì? Việc bắt gian nhân đột nhập lăng Tiên-đế
là nhiệm vụ của Thái-thú Trường-sa, đâu phải của người?
Trương Linh đáp:
– Tôi vâng mật chỉ của Thái-hậu tới đây.
Thiếu nữ áo xanh đeo roi chỉ vào thiếu nữ áo trắng:
– Vậy ngươi hãy quì xuống ra mắt sư tỷ ta đi.
Trương Linh hỏi:
– Các vị là ai?
Thiếu nữ áo trắng cau mặt:
– Ta là ai, không đến cái thứ như ngươi được quyền hỏi bằng giọng hỗn láo như vậy.
Trương Linh đáp:
– Ta được mật chỉ của Thái-hậu, tới đây bắt bất cứ ai vào lăng này. Dù hoàng-thân quốc thích.
Thiếu nữ áo xanh đeo kiếm nhìn Trương Linh hỏi:
– Ta hỏi Trương tướng-quân điều này: Đương thời Tiên-đế có đức, hậu nhân mới kính trọng, kính trọng mới tế lăng. Như xưa kia Văn-Vương ân đức
trải khắp thiên hạ, trăm họ đều nhớ ngày kị mà tế mộ, sao gọi là gian
nhân?
Trương Linh ngẩn người người ra một lúc rồi nói:
– Thái-hậu chỉ dụ, có nhiều gian nhân, muốn lợi dụng đêm tối, định phạm
lăng Tiên-đế, ăn cắp bảo vật, sai ta phục quanh núi này bắt. Vậy các
người hãy theo ta về Lạc-dương để Thái-hậu phát lạc.
Thiếu nữ áo xanh đứng cạnh lên tiếng:
– Trương hiệu-úy! Ngươi là thần tử nhà Đại-Hán, người núp ở đây đây từ
nãy đến giờ, chắc ngươi đoán ra chúng ta là ai rồi? Đã biết chúng ta là
ai mà không dập dầu làm lễ, một tội đáng chém đầu. Đã không dập đầu làm
lễ, còn nói lời vô lễ, hai tội đáng chém đầu. Ngươi muốn làm phản phải
không? Quân này to gan lớn mật thật.
Trương Linh nghe thiếu nữ áo xanh nói như vậy, y ngẩn người ra tự hỏi:
– Thái-hậu sai ta đến Trường-sa bắt Hàn Tú-Anh. Nhưng ta xem ra trong ba thiếu nữ, đều không phải Hàn Tú-Anh, vì Hàn Tú-Anh không thể trẻ như
thế này được. Không chừng con cháu Tiên-đế cũng nên. Như vậy thì hỏng
bét. Vạn nhất là Công-chúa, Quận-chúa thì nguy.
Y gặng hỏi:
– Tôi vâng chỉ dụ Thái-hậu đến đây bảo vệ lăng mộ Tiên-đế, cho nên thấy
người lạ đột nhập vào lăng, phải tra hỏi. Vàng thau lẫn lộn, khó phân
biệt chân giả. Vậy chẳng hay các vị là ai? Các vị là con cháu di thần
của Tiên-đế hay thuộc chi nào của nhà Đại-Hán mà đến đây tế mộ?
Thiếu nữ áo trắng thủy chung không lên tiếng, nàng quì gối, ôm lấy chiếc lư hương bằng đồng trong lăng mà khóc. Tiếng khóc của nàng trong, nhẹ
nhàng, nức nớ, nghẹn ngào, làm thiếu nữ áo xanh với Trương Linh phải tạm ngừng tranh luận. Thiếu nữ áo trắng lại lấy cây đàn ra dạo lên những
tiếng thanh thoát. Trưng Nhị nhận ra bài Đại Phong. Hồi nàng đi
Trường-an, đã thấy nhạc quân tấu lên trước khi Quang-Vũ thiết triều.
Nguyên hồi Cao Tổ nhà Hán, Lưu Bang, sau khi thắng Sở Bá Vương Hạng Võ,
trở về cố hương. Trong lúc hứng chí vì đại nghiệp đã thành, làm bài ca
Đại Phong. Từ đó, nhạc quan nhà Hán phổ nhạc, khi thiết triều tấu lên,
tỏ uy vũ:
Đại phong khởi hề! Vân phi dương.
Uy gia hải nội hề! Qui cố hương.
An dắc mãnh sĩ hề! Thư tứ phương.
(Gió lớn dấy lên, mây bay lên trời.
Oai của ta bao trùm khắp nước, nay trở về quê cũ.
Ta thu phục mãnh sĩ, chiếm được bốn phương).
Giọng thiếu nữ áo trắng cao vút, trong mà nhẹ, hòa lẫn với tiếng dàn vang vang trong đêm vắng.
Dứt bản Đại Phong, thiếu nữ áo trắng, thắp lên tuần hương nữa, lạy 8 lạy rồi sửa lại quần áo.
Thiếu nữ áo xanh đeo nhuyễn tiên bấy giờ mới lên tiếng:
– Trương tướng quân, luật lệ của bản triều do Tiêu thừa-tướng soạn ra:
Bắt gian phi phải có chứng cớ. Người vâng chỉ Thái-hậu giữ lăng, bắt
gian thì gặp gian tế người mới có quyền bắt, đây người gây sự với thần
dân vì nhớ ân đức tiên-vương đến tế lăng, đó là tội đáng tru di tam tộc. Còn người thấy chúng ta, biết chúng ta không phải gian tế, mà còn gây
sự là hai tội. Được, ta sẽ tâu lên Thiên-tử, người có đến mười cái đầu
cũng cụt. Còn chúng ta là ai, ngươi không xứng đáng hỏi đến.
Trương Linh nghe thiếu nữ áo xanh nói, y mới cảm thấy lạnh gáy: Thái-hậu sai y đi bắt Hàn Tú-Anh. Trong lúc chủ quan, y đã phạm vào một tội
trọng đối với luật nhà Hán. Nhìn cung cách, y cũng biết thiếu nữ áo
trắng giòng dõi của Trường-sa Định-vương, nếu không phải Công-chúa, cũng Quận-chúa gì đây.
Bấy giờ thiếu nữ áo trắng mới lên tiếng:
– Lan-Anh sư muội, ngươi nói cho tướng quân biết ta là ai đi.
Thiếu nữ đeo kiếm nói:
– Trương Linh, đây là Công-chúa Vĩnh-Hòa, trưởng nữ của Cảnh-Thủy
Hoàng-đế. Còn ta là Quận-chúa của Tấn-công. Ta họ Lý, khuê danh
Lan-Anh..
Nàng lại chỉ thiếu nữ đeo nhuyễn tiên:
– Đây là Quận-chúa Chu Thúy-Phượng, trưởng nữ của Ngụy-công Chu Huy.
Trương Linh nghe Lý Lan-Anh nói, hồn phách bay lên mây.
Nguyên con thứ của Hán Cảnh-Đế tên Phát được phong Trường-sa Định-vương. Truyền đến đời thứ tư tức cha đẻ của Quang-Vũ. Khi Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, Trường-sa Định-vương đời thứ năm bị hại. Người anh của ông tên Huyền khởi binh ở Quan-trung, xưng hiệu Cảnh-Thủy Hoàng-đế (23 sau Tây
Lịch) phong cho hai cháu Lưu Diễn, Lưu Tú (Quang-Vũ) làm tước Vương. Sau khi giết Vương Mãng, ông phong cho ba sư đệ Phan Sùng làm Sở-vương, Chu Huy làm Ngụy-công, Lý Điệt làm Tần-công. Sau Phan Sùng cầm quân trong
tay, làm phản, giết Lưu Huyền. Hai sư đệ Lý Huy, Chu Điệt cũng bị giết.
Vì Phan Sùng là người râu, tóc đỏ hoe nên người đời gọi là Xích-mi.
Lưu Diễn nhân đó cầm quân đánh Xích Mi, lấy cớ cháu kế nghiệp bác. Diễn
chết, con còn nhỏ. Nghiêm Sơn cùng các tướng tôn em là Lưu Tú lên thay.
Cảnh-Thủy Hoàng-đế không có con trai, chỉ có một con gái. Để lấy lòng sĩ dân, Quang-Vũ phong cho con gái Lưu Huyền làm Vĩnh-Hòa Công-chúa, con
gái Lý Điệt và Chu Huy làm Quận-chúa, ban cho một cây Thượng-phương
kiếm, được quyền trên trảm hôn quân, dưới trảm gian thần, mà không phải
tấu.
Trương Linh thấy mình đã phạm tội nặng. Nếu có quì xuống kêu van, chắc
cũng không toàn mạng. Thôi thì một liều ba bảy cũng liều. Y phải giết
chết ba người rồi tìm cách bắt Hàn Tú-Anh. Nếu việc bại lộ, đã có
Thái-hậu che chở.
Nghĩ vậy, y quát lớn:
– Bọn gian tế thực lớn mật, giám mạo xưng Công-chúa, Quận-chúa. Bây đâu, bắt lấy chúng cho ta.
Lý Lan-Anh rút kiếm ra quát lớn:
– Phản rồi! Phản rồi!
Bọn võ sĩ theo Trương Linh cũng rút binh khí nhảy vào bắt sáu thanh niên cầm đuốc. Sáu thanh niên rút binh khí chống trả.