Động Đình Hồ Ngoại Sử

Chương 26 : Tương giang song hậu

Ngày đăng: 14:46 18/04/20


Công chúa Vĩnh Hòa vẫy quận chúa Chu, Triệu. Cả ba đến trước mặt Hàn Tú Anh quì xuống, rập đầu lậy:



– Kẻ hạ thần là công chúa Vĩnh Hòa thuộc giòng Cảnh Thủy hoàng-đế, và

hai quận-chúa thuộc giòng Triệu công, Tần công, bái kiến Thái-hậu. Kính

chúc Thái-hậu trường thọ an khang.



Hàn Tú Anh vẫy tay nói:



– Công-chúa thuộc giòng Cảnh-Thủy hoàng-đế à? So vai vế thì là vai chị

Quang-Vũ. Người coi ta là thím cũng quí rồi. Việc gì phải dùng danh xưng thái-hậu, công-chúa, mất thân mật.



Giọng bà nhu mì, nhẹ nhàng. Bà cầm tay công-chúa Vĩnh Hòa, ngắm nhìn một lúc rồi nói:



– Cháu giống mẫu thân cháu như hai giọt nước vậy. Ta ở Quế-lâm, nghe tin phụ hoàng tuẫn quốc. Xích Mi định cưỡng bức mẫu hậu cháu. Mẫu hậu cháu

đã thung dung đập đầu vào cột đá. Ta đau xót vô cùng.



Vĩnh Hòa nước mắt chan hòa hỏi:



– Thái-hậu cũng biết mẫu hậu cháu sao?



Hàn Tú Anh vuốt tóc nàng nói:



– Chúng ta là sư tỷ, sư muội. Mẫu hậu cháu là sư tỷ, lớn hơn ta một

tuổi. Ta là sư muội. Chúng ta nổi tiếng Tương-giang song-hậu. Chơi với

nhau từ tuổi hoa niên. Cùng xinh đẹp như nhau. Chúng ta học đàn, học hát một thầy. Cả hai đều mơ ước lấy được người chồng văn nhân nhu nhã.

Nhưng rồi tai vạ xẩy đến. Gia đình suy xụp, chúng ta rơi vào kỹ viện.

Với tài sắc chúng ta, chẳng bao lâu danh tiếng truyền khắp nước. Một

ngày kia thân mẫu cháu gặp văn nhân từ xa, ngưỡng mộ tìm đến. Chàng bỏ

tiền chuộc mẫu thân cháu ra khỏi kỹ viện. Hai người như bóng với hình.

Tình yêu nồng thắm khi du ngoan trên sông, ngắm trăng. Chàng làm từ,

nàng hát. Khi lên núi hái hoa, thổi tiêu. Cả thành Trường-sa đều biết

tiếng. Thanh thiếu niên nam nữ ai cũng ước được mối diễm tình như vậy.



Chàng bỏ tiền, xây một ngôi nhà bằng đá ở ngoại thành Trường-sa. Trong

vườn trồng trăm thứ hoa thơm cỏ lạ. Tính sư tỷ của ta thích hoa đào.

Chàng trồng hơn nghìn cây đào quanh nhà. Dân chúng gọi căn nhà của hai

người là Đào-hoa trang. Ngày nay tên đó đổi là Đào hoa thôn.



Bà ngưng một lúc, mơ màng ôn lại truyện cũ rồi tiếp:



– Hạnh phúc được hai năm, thì chàng nói thực: Chàng họ Lưu tên Huyền.

Đương kim thế tử của Trường-sa Định-vương. Sau này sẽ kế nghiệp cha,

trấn thủ Trường-sa. Sư tỷ ta khóc hết nước mắt. Ngươi có biết tại sao

không?



Công chúa Vĩnh Hòa đáp:



– Chắc mẫu hậu cháu, không thích làm vương phi.



Hàn Tú Anh lắc đầu:



– Sai rồi! Nguyên giữa chị em chúng ta có mối thù với Trường-sa Định vương.



Công-chúa Vĩnh Hòa, cùng mọi người đều bật lên tiếng kêu ngạc nhiên:



– Ủa?



Hàn Tú Anh thở dài:



– Sư tỷ của ta, tức mẫu hậu cháu họ Chu tên Mẫu Đơn. Thân mẫu bà có sắc

đẹp tuyệt thế. Một ngày kia, Trường-sa vương trông thấy. Ông say đắm như điên, như khùng, mưu cướp lấy. Bọn quan lại dưới quyền tâng công, vu

cho thân phụ nàng mưu phản. Chúng đem quân vào nhà. Đào được nhiều gươm

đao ở vườn, khép tội, giết ông, bắt bà nộp cho Trường-sa vương. Bà treo

cổ tự tử. Chính vì vậy chúng ta mới bị lọt lầu xanh.



Câu truyện càng ngày càng đi vào chi tiết bi thảm. Khiến mọi người đều im lặng theo dõi. Hàn Tú Anh tiếp:



– Truyện tình lãng mạn của hai người đến tai Trường-sa vương. Vương nổi

giận lôi đình. Ông triệu hồi thế-tử ra điều kiện quyết liệt. Thế tử phải chọn một trong hai: Một là giữ ngôi thế-tử, kế nghiệp nhận sắc phong

Vương, phải bỏ Chu Mẫu Đơn. Hai là lấy Chu Mẫu Đơn, thì mất ngôi thế-tử. Phụ hoàng của cháu chọn điều thứ hai.



Bà thở dài:



– Phụ hoàng cháu là người một thứ nòi tình. Ông thản nhiên dọn ra Đào trang ở với Chu Mẫu Đơn.



Truyện tình của hai người vang danh thiên hạ. Kẻ thì chê phụ-hoàng của

cháu hư thân mất nết. Đường đường là thế tử, trái lời cha say mê kỹ nữ.

Ngược lại các danh sĩ Trung Nguyên, không ngớt lời ca tụng mối tình của

hai người. Chính tiên đế nhà ta, nhờ anh bỏ ngôi thế-tử, ngài mới được

lên thay, vẫn cho là anh hành động đúng. Ngài thỉnh thoảng vẫn trốn ra

Đào-trang thăm anh. Ca ngợi hạnh phúc của anh. Ngài thèm được mối tình

lãng mạng như vậy, tuy không nói ra.



Khi tiên đế gặp ta rồi cùng ta quyến luyến, phụ thân cháu khuyên tiên-đế hãy trở về với ngôi thế-tử. Đợi sau khi phụ vương qua đời, bấy giờ đi

tìm tình yêu cũng chưa vội. Nếu như tiên-đế bắt chước anh, khiến phụ

vương đau buồn thành bệnh. Cả hai anh em trở thành những đứa con bất

hiếu. Tiên-đế nghe lời khuyên của anh, trở về yên vị giữ ngôi thế-tử.



Công chúa Vĩnh Hòa gật đầu:



– Phụ hoàng cháu thực là người đa tình.



Bà tiếp:



– Phụ hoàng cháu là người tài kiêm văn võ, nhưng nhất tâm chỉ biết có

mẫu thân cháu mà thôi. Cho đến khi Vương Mãng cướp ngôi. Người dấy binh

giết Vương Mãng, lên ngôi Hoàng-đế, hiệu là Cảnh-Thủy. Người có ba người em kết nghĩa, lớn nhất tên Lý Điệt, thứ nhì tên Chu Huy, thức ba tên

Xích My. Người phong tước công cho cả ba. Giao cho Lý Điệt chức Tư-đồ,

Chu Huy chức Tư-không, Xích Mi chức Tư-mã. Quyền trong thiên hạ giao cho ba em. Nhưng nào ngờ, Xích Mi say mê mẫu hậu ngươi. Y tìm cách lân la

gần gũi. Mẫu hậu ngươi chống đối. Biết truyện bại lộ, khó toàn mạng. Y

nổi loạn giết ba người anh kết nghĩa. Cướp vợ của nghĩa huynh. Mẫu hậu

ngươi quyết tự tử để bảo toàn danh tiết.



Trần Năng hỏi:



– Tâu thái-hậu! Tại sao Phan Sùng lại có tên là Xích Mi?



Hàn Tú Anh đáp:



– Y xuất thân chưởng môn phái Trường-bạch. Phái này luyện Huyền âm độc

chưởng. Người nào công lực đạt tới độ tối cao, râu tóc đều hóa đỏ hết.

Phan Sùng võ công cực cao. Râu tóc y đỏ hoe. Người đời gọi y là Xích Mi.



Trần Năng hỏi Phan Anh:



– Phan tiểu vương gia. Dường như người nào trúng Huyền âm độc chưởng thì cách ngày lên cơn đau đớn không bút nào tả xiết. Sau 7 lần 7 là 49

ngày, kiệt lực mà chết. Có đúng thế không? Đệ tử phái Trường-bạch, luyện độc chưởng cũng thế. Hàng năm phải có thuốc giải của chưởng môn phát

cho nếu không cũng đau đớn mà chết. Vì vậy đệ tử phải tuyệt đối trung

thành. Nếu không thì không có thuốc giải, sẽ chết trong cơn đau đớn. Vậy bây giờ ai là chưởng-môn phái Trường-bạch?



Phan Anh nói:



– Tôi không biết cách chế thuốc giải. Từ khi Tiên phụ tạ thế. Trong bản

phái chỉ còn một người biết chế thuốc giải là Thái sư phụ Mao Đông Các.

Không biết giờ này người qui ẩn ở đâu. Hàng năm tôi phải về tổng đàn bản phái, nhận thuốc giải.



Trần Năng cười:



– Bây giờ thì Huyền-âm độc chưởng không còn mối lo nữa. Tôi đã học được

Thiền-công. Nếu luyện tập trong một thời gian ngắn nữa. Tôi có thể dùng

Lĩnh-nam chỉ, vận Thiền công trị Huyền-âm độc chưởng cho người khác.



Nói rồi nàng vận chân khí Không tâm, Vô-tưởng theo kinh mạch. Phóng chỉ

vào gốc cây. Xùy một tiếng, gốc cây lủng lỗ sâu đến hơn đốt ngón tay.



Hàn Tú Anh ngồi mơ màng nghĩ đến mối diễm tình năm xưa của bà với

Trường-sa vương. Mới ngày nào, yêu yêu, thương thương, nhớ nhớ. Bây giờ

kẻ nằm dưới mồ này. Người ngồi đây. Đúng như Tăng Giả Nan Đà nói: Đời là Vô-thường.



Công chúa Vĩnh Hòa hỏi tiếp:



– Tâu thái-hậu, thế còn truyện của thái-hậu?



– Vì phụ hoàng ngươi bỏ ngôi thế-tử ra Đào-gia ở, nên khi Trường-sa

vương băng hà, người em thứ, tức tiên-đế lên ngôi Trường-sa vương. Lúc

đó tiên-đế đã có vương phi, mỹ nữ, nhưng không có con. Ta ở kỹ viện được ba năm. Một buổi chiều, nhàn du dạo chơi Tương-giang, gặp văn nhân đang chèo đò. Chàng thấy ta ngây người ra nhìn, làm một bài từ ca tụng sắc

đẹp của ta. Ta cảm động, ngâm bài từ của chàng. Từ đấy chàng với ta

thường gặp nhau. Chàng kể rằng quê ở Nam-dương. Tới Trường-sa theo học,

định lập nghiệp bằng khoa cử. Chúng ta bí mật gặp nhau một thời gian.

Tình yêu như trái cây chín, nó phải rụng. Đã đến lúc chúng ta không xa

nhau được nữa. Ta rời kỹ viện, đến Đào-thôn ở với sư tỷ Chu Mẫu Đơn.

Hàng ngày chàng vào thành học, chiều trở về nhà. Chúng ta sống những

ngày hạnh phúc nhất trên thế gian.



Sau ba năm, chúng ta có hai đứa con. Đứa lớn tên Lưu Diễn, đứa nhỏ tên

Lưu Tú. Ta muốn dời đi nơi khác sống. Vì sợ hai đứa con lớn lên, biết mẹ là kỹ nữ, chúng sẽ khổ sở lắm. Ta đem ý ấy nói với chàng. Chàng cương

quyết không chịu. Ta nói thế nào cũng không được. Một hôm ta cho con

hầu, theo chân chàng vào thành Trường-sa, hầu biết nhà thầy dạy của

chàng. Ta dự định tìm đến thầy, nhờ ông khuyên chàng. Tỳ nữ theo dõi cả

buổi, trở về nói rằng chàng chính là Trường-sa vương. Ta nghe mà nghẹn

cả người. Ta không tin, đích thân dò theo, quả nhiên đúng.



Trở về Đào-trang, ta trách thế-tử Lưu Huyền, sư tỷ Chu Mẫu Đơn rằng tại

sao biết chàng là Trường-sa vương, lại dấu ta? Ngươi có biết thế-tử nói

sao không? Ông an ủi ta: Ông không thích làm vương, chỉ thích hạnh phúc. Khi sống cạnh Chu Mẫu Đơn, tự thấy mình lên tiên, mới bầy kế cho em

trai, giả văn nhân nghèo gặp ta. Vì vậy hai cặp tình nhân sống ở

Đào-trang, mà ta không biết họ là anh em.



Công chúa Vĩnh Hòa nói:



– Cháu nghe mẫu hậu kể: Phụ-hoàng có hai anh em. Một người giống cha,

một người giống mẹ. Người ngoài nhìn vào, không biết là anh em.



Hàn Tú Anh tiếp:



– Đúng vậy! Chiều chàng trở về! Ta cật vấn. Chàng thú thực, xin lỗi ta.

Chàng nói: Nhờ anh, nhờ chị dâu mà người biết mùi tình yêu. Chứ với địa

vị thế-tử, rồi Trường-sa vương thì nào vương-phi, nào phi tần... Bảo sao nghe vậy. Làm gì có tình yêu? Tình yêu như bông hoa, tự nó có hương.

Khi một thiếu nữ bị bắt làm tỳ thiếp, bảo họ yêu thương. Họ cũng không

biết yêu là gì? Giả thử họ có biết, chưa chắc họ đã yêu, đã thương.



Chàng an ủi ta rằng: Trong phủ Trường-sa vương. Nào vương-phi, nào

phi-tần, nào mỹ nữ. Không ai cho chàng đứa con. Bây giờ chàng đưa ta về

phủ, không ai có thể nói ra nói vào được câu nào. Chàng nói là làm.

Chàng xin phép thái-phi, đón ta về phủ. Thái-phi thấy Lưu Diễn, Lưu Tú

giống chàng như đúc thì mừng lắm. Bà thương yêu hai cháu, đích thân nuôi dưỡng, dậy dỗ.



Công chúa Vĩnh Hòa hỏi:



– Tâu thái-hậu! Thế rồi tại sao thái-hậu lại lưu lạc xuống Quế-lâm cho tới ngày nay?



Hàn Tú Anh ngơ ngẩn nhìn trăng tiếp:
lực của ta? Ta nghe sư phụ nói: Sư bá với Đào Kỳ chế ra một thứ nội công mới. Cương nhu hợp nhất. Sư bá dùng nội công đó, thắng sư phụ trong đại hội Hồ Tây. Không lẽ con nhỏ nầy được sư bá dốc túi truyền cho? Dù sư

bá có dốc túi truyền, cũng phải luyện tập hàng chục năm mới kết quả. Chứ có đâu mau như vậy?



Từ khi Trần Năng được nghe kinh Lăng-già, Bát-nhã của Tăng Giả Nan Đà,

nàng phối hợp Thiền của nhà Phật vào với nội công, công lực của nàng đã

biến đổi thành một thứ nội công mới. Mấy hôm nay nàng chú tâm luyện lại. Dần dần đến trình độ tùy tâm xử dụng. Chiêu vừa rôi phát ra, giống như

chiêu nàng đã đánh thắng vợ chồng Phan Anh. Vì vậy Hoàng Đức làm sao

hiểu nổi?



Hoàng Đức đoán già: Trước đây Trần Đại Sinh thắng sư phụ y là Lê Đại

Sinh bằng một thứ nội công kỳ lạ, chắc Trần Năng xử dụng thứ nội công

đó. Cho rằng công lực Trần Năng không được là bao, y phát chiêu Thanh

ngưu ư hà chụp xuống đầu nàng. Trần Năng cũng phát chiêu Thanh ngưu ư hà đỡ. Lần nay nàng áp dụng Vô tướng, không tâm. Bình. Chưởng của Hoàng

Đức dính liền vào chưởng của nàng. Hoàng Đức thấy chưởng lực của mình

tuôn ra bao nhiêu, mất hết bấy nhiêu. Y kinh hãi, muốn thu trở về, nhưng không sao gỡ ra được nữa. Y nghiến răng dồn chân khí ra, càng dồn ra

càng mất tích.



Đức Hiệp đứng ngoài thấy sư đệ lâm nguy. Vung chưởng tấn công vào lưng

Trần Năng. Trần Năng ung dung vung tay trái đỡ. Bộp môt tiếng, Đức Hiệp

cảm thấy chân khí chạy nhộn nhạo, lồng ngực như muốn nổ tung. Y bật lùi

đến ba bước mới ngừng lại được.



Y suy nghĩ thực kỹ rồi mới ra hiệu cho Hàn Thái Tuế, hai người cùng vung chưởng tấn công một lúc. Trần Năng khoanh tay trái một cái, chưởng lực

phát thành vòng tròn, cắt ngang chưởng lực hai người. Thế là chưởng của

nàng dính vào chưởng của Đức Hiệp và Hàn Thái Tuế.



Vũ Chu đứng ngoài kinh sợ đến ngẩn người ra. Vì trước đây y đã đấu

chưởng với Trần Năng. Nàng chỉ chịu được hai chưởng của y muốn mất mạng. Thế mà nay, chưởng lực y ngang với Đức Hiệp. Tại sao Trần Năng có thể

ung dung đấu với cả ba người. Y tự hỏi: Có phải ngày nọ Trần Năng nhường y hay không? Nếu không tại sao hôm đó nàng chịu lui bước. Mà hôm nay

một mình đấu với ba cao thủ, cao thủ nào công lực cũng ngang với y. Hai

bên đấu nội lực với nhau được một lúc, bọn Đức Hiệp choáng váng mặt mày, ngã ngồi xuống đất.



Trần Năng thu chưởng về nói:



– Các sư đệ đi đi thôi. Ta không muốn gà nhà bôi mặt đá nhau.



Bọn Đức Hiệp quay lại. Mã Anh đã biến đâu mất. Còn quân Hán thì đầu hàng. Quân Thục chiếm thành rồi.



Trần Năng chỉ ba con ngựa nói:



– Các sư đệ, lên ngựa đi đi thôi.



Hoàng Đức ra roi cho ngựa chạy. Y ngoái cổ lại hỏi:



– Sư tỷ, võ công ngươi thắng chúng ta đâu có phải là võ công của Tản-viên?



Trần Năng cười:



– Đúng thì cũng đúng, mà sai thì cũng sai.



Trưng Nhị đến trách Trần Năng:



– Sư-thúc, ngươi thả ba tên đó ra, sau nay chúng ta tiến về Lĩnh Nam sẽ gặp khó khăn không ít.



Trần Năng nói:



– Sư phụ dặn: Bất cứ giá nào, cũng đừng giết người đồng môn, đừng để cho người ngoài giết người đồng môn trước mặt mình. Bản lĩnh ta đã vượt xa

bọn chúng. Bắt chúng lúc nào mà chả được.



Chiều hôm đó có tin Đô-úy Linh-lăng Hàn Đức, bắt giam thái-thú, làm chủ

Linh-lăng. Các huyện thuộc Linh-lăng đều đầu hàng. Thế là chín quận

Kinh-châu bình định xong.



Tiếp thu Trường-sa, Hàn Bạch ra lệnh thả tất cả tù nhân. Ông bảo Phan Anh:



– Đây, ta mở cửa thả hết tù nhân. Vậy ai là mẫu thân ngươi, ngươi đón về.



Vợ chồng Phan Anh đứng trước cổng lao xá, chờ đến người cuối cùng ra khỏi. Y vẫn không tìm thấy mẹ.



Hàn Bạch nhớ một điều bảo quân hầu:



– Ngươi dẫn Á Nương ra đây cho ta.



Quân hầu dẫn Á Nương ra. Phan Anh trông thấy Á Nương thì gọi lớn:



– Tiểu Lan, ngươi đấy ư?



Á Nương bay lâu nay câm, bây giờ mới lên tiếng:



– Thái-tử, người vẫn còn sống ư?



Hai người ôm lấy nhau mà khóc. Phan Anh hỏi:



– Mẫu thân ta đâu?



Tiểu Lan nói:



– Hoàng-hậu được cung nữ giả trang chịu chết thay. Người bị giam trong

tù mấy tháng, lâm bệnh mà thác. Nô tỳ đem xác chôn ở cửa Bắc. Thái tử

muốn viếng mộ, tiểu tỳ xin dẫn đường.



Phan Anh hỏi Hàn Bạch:



– Hàn đại hiệp, tuy người này không phải mẫu thân của tôi, nhưng là tỳ

nữ thân tín của nhà tôi. Y thị rất trung thành, giả câm bấy lâu. Mong

đại hiệp cho tôi lĩnh y thị đi.



Hàn Bạch gật đầu. Phan Anh cùng Tiểu Lan, và vợ lên ngựa ra đi.



Trưng Nhị ghé tai Hồ Đề nói nhỏ mấy câu. Hồ Đề gật đầu, bước ra khỏi trướng.



Tối hôm đó, cơm xong. Hồ Đề nói nhỏ với Trưng Nhị:



– Chúng hiện đang ở hồ Động-đình, giữa hòn đảo nhỏ.



Trưng Nhị gọi Trần Năng, Phật Nguyệt, Hồ Đề, Lê Chân cùng lên ngựa ra đi. Nàng nói dối Công-tôn Thiệu rằng:



– Nhân khi vừa thắng Hán. Chị em chúng tôi ngao du phong cảnh, ngắm hoa

dưới trăng. Vương-gia đừng bận tâm, chậm lắm sáng mai chúng tôi trở về.



Tuy làm việc với nhau không lâu. Công-tôn Thiệu cũng biết mấy thiếu nữ

Lĩnh Nam võ công cao cường, mưu lược kinh nhân, mà tính tình nhu nhã,

thích cảnh đẹp. Huống chi hồ Động-đình là nơi phát tích ra hai vị

Quốc-mẫu Lĩnh Nam. Giữa mùa xuân, trăm hoa đua nở, họ kéo nhau ngoạn

cảnh cũng là sự thường.



Ra khỏi thành Trường-sa, Lê Chân hỏi:



– Trưng sư tỷ, chúng ta đi bắt Phan Anh phải không?



Trưng Nhị gật đầu:



– Người ta bảo Đông-triều nữ hiệp tính tình bề ngoài như bộc trực, mà sự thực bề trong thâm như biển quả đúng. Sao sư muội biết chúng ta đi bắt

Phan Anh?



Lê Chân cười:



– Gì mà không biết. Ngay khi Phan Anh trả lời Khúc-giang ngũ-hiệp em đã

thấy chỗ sơ hở lớn của y. Y nói rằng mẫu thân bị giam ở thành Trường-sa. Võ công y đâu có tầm thường, tại sao không vào nhà ngục cứu mẹ ra? Mẹ

của Phan Anh tức vợ Xích Mi. Y thị là hoàng-hậu, chúng nhân ai cũng

biết. Khi đánh Trường-sa, quân Hán bắt được thị, mà thị có thể cải trang cho kẻ khác chết thay là một điều vô lý. Thứ ba nữa vì cứu mẹ, y để ra

mấy năm lên núi Vương-sơn rình mò bắt Hàn Tú Anh đổi lấy mẹ càng vô lý.

Vụ án Hàn Tú Anh mới vỡ gần đây. Thực sự chỉ có đại ca Tự Sơn, Khất

đại-phu Trần Năng biết. Làm sao y hay mà rình mò? Chính ngay Mã thái-hậu cũng chỉ nghi ngờ Tú Anh còn sống, chứ đâu có biết gì về bà? Thế rồi

khi gặp Tiểu Lan, mắt hai người lộ vẻ xảo trá.



Hồ Đề giật mình hỏi:



– Lê sư tỷ biết rất rõ sao không nói ra? Để nguyên vậy, lỡ Phan Anh mưu đồ việc gì lớn bên trong thì sao?



Lê Chân hứ lên một tiếng:



– Bên cạnh chúng ta có Trưng Nhị, thâm cơ, viễn lự, việc gì chúng ta

phải lo lắng làm chi. Khi Phan Anh và Tiểu Lan đi, Trưng sư tỷ chả đưa

mắt cho Hồ sư tỷ. Sư tỷ hiểu ý sai Thần-ưng theo chúng là gì? Bây giờ

Thần-ưng đã biết chỗ ẩn của vợ chồng Phan Anh, chúng ta cứ việc đến nơi

dò xét, bắt được chúng chứ có khó gì đâu? Điều quan hệ là chúng ta cần

điều tra xem Phan Anh rình rập ở lăng Trường-sa vương với mục đích gì? Y Cho Tiểu Lan nằm vùng ở lao xá Trường-sa làm gì?



Trưng Nhị dặn:



– Trong khi đấu chưởng với Phan Anh cũng như Tiểu Lan phải cẩn thận,

chưởng của chúng là độc chưởng. Hôm trước Trần sư-thúc trúng độc chưởng

Phan Anh, may nhờ vị Phật-gia Tăng Giả Nan Đà giúp đỡ mới trục được chất độc ra.



Trần Năng tiếp:



– Vị Phật-gia nầy thực từ bi, hỷ xả. Ông không trực tiếp dạy, mà chỉ đọc kinh giữa thinh không. Ai có duyên phước thì lĩnh hội được.



Phật Nguyệt gật đầu:



– Đúng đó. Như hôm đầu, trên hồ Động-đình, em có duyên hiểu được một vài khía cạnh của Thiền, áp dụng vào việc luyện kiếm. Kiếm pháp Long-biên

là một kiếm pháp vô song. Nhưng có một khuyết điểm, khi xử dụng kiếm,

trên một trăm chiêu trở đi, đầu óc mệt mỏi. Do vậy kém linh hoạt. Tăng

Giả Nan Đà giảng cho em nghe về Tiền Duyên rồi dạy em cách trấn nhiếp

tinh thần. Bây giờ em có thể xử dụng đến nghìn chiêu, đầu óc minh mẫn

như thường.



Trưng Nhị đáp:



– Hôm trước ở lăng Trường-sa Định-vương. Ngài đọc lại những gì đã giảng

cho chúng ta, toàn là đoạn đầu kinh Lăng-già, một đoạn kinh Bát Nhã. Tôi cũng học một thứ võ công, nội công với Trần sư-thúc. Mà chỉ Trần

sư-thúc lĩnh hội được, áp dụng vào nội công, biến thành một thứ nội công khác hẳn. Nội công Tản-viên thiên về cương mãnh, đầy sát thủ ghê gớm.

Bây giờ nội công của sư thúc biến thành một thứ nội công nhu hòa, chỉ

hóa giải công lực đối phương mà thôi. Công lực sư thúc bây giờ đâu có

thua gì Thái sư-thúc nữa?



Phật Nguyệt hỏi:



– Em nghe ở vùng Liêu-đông Trung-nguyên có một phái võ. Họ luyện công,

chuyên để làm tiêu công lực người khác. Họ bị võ lâm Trung Nguyên thù

ghét vô cùng. Không ngờ Tăng Giả Nan Đà cũng biết thứ đó.



Trần Năng lắc đầu:



– Không giống nhau chút nào cả. Nội công phái Liêu Đông dùng độc chất,

làm tiêu công lực đối phương. Dù đối phương không tấn công mình. Còn nội công của Tăng Giả Nan Đà chỉ làm tiêu tan, hóa giải những gì đối thủ

tấn công mình mà thôi. Nếu đối thủ không tấn công mình thì không sao.

Như Phan Anh dùng độc chưởng đánh tôi, tôi vận công, đẩy ra ngoài, chứ

không hại y.