Động Đình Hồ Ngoại Sử

Chương 5 : Thục đạo chí nan nan thượng thanh thiên

Ngày đăng: 14:46 18/04/20


Đào Kỳ thấy giữa Trần Quốc, Vương Phúc nảy nở những đóa hoa tình. Chàng

nghĩ đến chuyện tác thành cho hai người. Một bên là cô em gái thông

minh, tài trí, tính tình ngổ nghịch, mà chí muốn ôm hoàn vũ vào lòng.

Một bên là nghĩa đệ sinh ra trong hoàn cảnh éo le, mồ côi cha mẹ, không

ưa Hán mà phải đầu Hán, chẳng qua mượn Hán trả thù nhà. Chàng kinh

nghiệm qua vụ Nghiêm Sơn và Thiều-Hoa. Hai người có tình ý với nhau,

chàng chỉ cần mở một lối, thì tình ý họ sẽ phát triển mau hơn. Nghĩ được một kế chàng cầm lệnh bài nói :



– Ta có việc phải làm. Ta cần một người tài trí, thông thạo đường đất

Ích-châu. Lại cần một người bơi lội giỏi. Vì vậy Vương hiền đệ và sư

muội Giao-long nữ hãy giúp ta. Hai em phải hành sự thực bí mật mới được, lộ ra thì mất mạng như chơi.



Trần Quốc là cô gái thông minh tuyệt đỉnh, nàng ở bên cạnh Đào Kỳ lâu,

gì mà nàng không hiểu ý ông anh. Nàng cúi đầu e thẹn. Còn Vương Phúc thì không hiểu ý Đào Kỳ, chàng nói :



– Tiểu đệ xin chờ lệnh đại ca.



Đào Kỳ chỉ lên bản đồ nói :



– Vương đệ cùng Trần sư muội dùng thuyền đi về phía Giang-an, dò thám

tin tức đạo quân vượt Kim-sơn của ta đánh đến đâu rồi? Nhất thiết mọi

chuyện, hiền-đệ được thay ta hành sự. Trần muội phải nghe theo lệnh của

Vương hiền-đệ.



Nam-hải nữ hiệp liếc mắt một cái, đã hiểu được thâm ý Đào Kỳ, bà nói :



– Giao-long nữ! Con là đệ tử của đệ thất Thái-bảo Sài-sơn. Trận Độ-khẩu

vừa qua, con làm rạng danh sư phụ. Đại sư-bá khen con đó. Bây giờ con

hãy đi cùng Vương sư huynh, nhớ ít đùa nghịch, chín chắn hơn một chút.



Sáng hôm sau Vương Phúc, Trần Quốc từ tạ Nam-hải nữ hiệp, Đào Kỳ lên

đường. Hoàng Thiều-Hoa gọi Trần Quốc lại bên cạnh nắm tay nói :



– Việt cũng thế, Hán cũng vậy, ai tốt thì là bạn ta, ai xấu là kẻ thù

của ta. Em đi cùng Vương Phúc nên gắng học hỏi những kinh nghiệm về võ

học, hành binh của Thục, sau này còn dùng đến.



Nàng lấy chuỗi ngọc trai đeo trên cổ, quàng vào cổ Trần Quốc, lại lấy

chiếc vòng hồng ngọc trên tay đeo vào tay Quốc, rồi tát yêu một cái :



– Chúc em lên đường thành công. Sau khi hoàn tất, sư tỷ hy vọng được nghe em hát bản Đào yêu.



Trong các anh hùng thời Lĩnh-nam, chính sử cũng như huyền sử đều chép

rằng Thiều-Hoa là người nhu mì nhất, tình tình rộng rãi, thương yêu sư

đệ, sư muội như con đẻ. Điều này đã đúng với Đào Kỳ. Nàng hơn Đào Kỳ có

năm tuổi. Khi Đào hầu nhà tan, cửa nát không biết sống chết ra sao. Nàng trông coi Đào Kỳ như mẹ trông coi con. Vì vậy suốt cuộc đời Đào Kỳ,

chàng chỉ nghe lời có mấy người. Đứng đầu là cha mẹ, sau đó đến

Thiều-Hoa.



Trời sinh ra phụ nữ có tính nhu thuận, lấy đức dạy dỗ trẻ con. Họ được

đứa trẻ dành cho tình thương đằm thắm. Trần Quốc là đứa trẻ mồ côi, Trần Quốc-Hương mang về nuôi nấng, dạy dỗ. Chính lòng yêu thương quảng đại

của ông làm cho Trần Quốc kính yêu ông vô bờ bến. Từ hôm nàng theo quân

đến giờ, bên cạnh có sư bá Nam-hải. Nhưng bà uy nghiêm quá, nàng thấy

thiếu thân mật. Còn Hoàng Thiều-Hoa, lúc nào cũng ôn nhu đằm thắm với

nàng. Bây giờ Thiều-Hoa lại lấy ngọc đeo trên người tặng cho. Cảm động

quá, không biết nói sao, nàng ôm chặt lấy Thiều-Hoa, rơm rớm nước mắt.

Hai chị em ôm nhau một lúc rồi nàng buông ra nói :



– Em sẽ nhớ lời sư tỷ mãi mãi.



Hai người chuẩn bị hành trang. Hôm sau lên đường. Trên đường đi nàng hỏi Vương Phúc :



– Vương đại-ca, tôi nghe đại-ca văn võ toàn tài, muốn thỉnh thị đại-ca một việc được không ?



Vương Phúc cảm động nói :



– Xin cô nương cứ nói, tôi sẵn sàng.



– Khi tặng ngọc cho tôi, sư tỷ Thiều-Hoa nói chờ tôi trở về hát bản Đào

yêu. Tôi không biết bản này, gặng hỏi ngọn gốc bản nhạc, thì đại sư-bá

dạy rằng, trên đường đi hỏi đại-ca. Vậy Đào yêu là gì ? Là Yêu hoa Đào

hay Con yêu tinh họ Đào ? Hay Cây Đào thành yêu ?



Vương Phúc cười :



– Không phải đâu! Đào là cây Đào, Yêu là tốt tươi. Đào yêu là bài thơ

trữ tình trong thiên Quốc-phong, Kinh-thi. Bài thơ ca tụng đức độ của

người con gái, khi về nhà chồng biết thích nghi, hòa hợp với gia đình

nhà chồng.



– Bài thơ đó như thế nào ? Xin đại-ca giảng cho tôi nghe.



Vương Phúc đọc:



Đào chi yêu yêu,



Chước chước kỳ hoa,



Chi tử vu quy,



Nghi kỳ thất gia.



Đoạn này ý nói có cây hoa Đào tươi tốt. Có người con gái đi lấy chồng,

đối đãi hòa thuận với gia đình nhà chồng. Bài thơ rất phổ thông, vì vậy

sau này, khi chúc tụng một cô gái đi lấy chồng, người ta thường đề trên

lụa mấy chữ:



Chi tử vu quy.



Hoặc



Nghi gia, nghi thất.



Vừa khen đức độ cô gái, vừa chúc may cho cô. Lối viết chữ trên lụa chúc

con gái đi lấy chồng, ý tứ rút trong Kinh-thi. Nó vừa có tính chất bình

dân, vừa có tính chất bác học cổ truyền.



Trần Quốc vẫn chưa hiểu, hỏi:



– Bài thơ có bốn câu thôi ư?



– Còn chứ, tất cả là 12 câu. Tám câu sau là:



Đào chi yêu yêu,



Hữu phần kỳ thực,



Chi tử vu quy,



Nghi kỳ gia thất.



Đào chi yêu yêu,



Kỳ điệp chăn chăn,



Chi tử vu quy,



Nghi kỳ gia nhân.



Nghĩa là cây đào tươi tốt, đầy trái mũm mĩm. Người con gái nhà kia đi

lấy chồng. Đoạn dưới nói : Cây đào tươi tốt trái cây thơm ngon. Người

con gái đi lấy chồng, hòa thuận với cả gia đình nhà chồng.



Ghi chú



Bản dịch của Kim Y Phạm Lệ Oanh:



Cây đào non mơn mởn,



Rực rỡ muôn đóa hoa.



Thiếu nữ vui duyên mới,



Êm hòa đạo thất gia.



Cây đào non mơn, mởn,



Quả núc nỉu đầy cành.



Cô kia vừa xuất các,



Cầm sắt vui duyên lành.



Cây đào non mơn mởn,



Lá óng mượt xanh tươi.



Cô kia về nhà mới,



Gia đình thêm đông vui.



(Thi Kinh Quốc Phong, bản dịch của Kim Y Phạm Lệ Oanh, thủ bút của Trương Cam Khải, Cành-Nam, Hoa-kỳ xb Q1,trg 19-21)



Bây giờ Trần Quốc mới hiểu ý Hoàng Thiều-Hoa, nàng liếc nhìn Vương Phúc mặt đỏ lên. Để đánh trống lảng, nàng hỏi :



– Vương đại-ca có bản nhạc này không ?



Vương Phúc đáp :



– Có chứ. Bản nhạc thường dùng để tấu khi đưa cô dâu về nhà chồng.



Chàng mở bọc, lấy khúc nhạc hai tay đưa cho Trần Quốc. Trần Quốc liếc qua, rồi cầm cây đàn bầu bên cạnh dạo lên, cất tiếng hát.



Vương Phúc lấy ống tiêu trong bọc ra, để lên môi, hòa tấu. Một người là

danh gia đệ tử của môn phái có hàng nghìn năm kinh nghiệm âm nhạc. Một

người là đấng tài hoa đất Thục. Tiếng tiêu, tiếng đàn bầu hòa lẫn với

tiếng hát Trần Quốc. Tài ở chỗ là ngựa vẫn vỗ vó dòn dã trên đường, mà

tiếng đàn, tiếng tiêu, tiếng ca không bị ngắt quãng. Ca hết Trần Quốc

nói :



– Khúc nhạc này âm điệu vui quá nhỉ?



Hai người phi ngựa đi Mỹ-cơ. Thái-thú Mỹ-cơ tên Trần Ngọc-Thái, trước y

là tướng dưới quyền Vương Phúc, mới được Vương Phúc tiến cử với Đào Kỳ. Y ra ngoài thành đón tiếp :



– Không biết đại-nhân với cô nương đến có chuyện gì dạy bảo không ?



Vương Phúc nói :



– Tôi cần một con thuyền buôn thực lớn, ngày mai dùng đường thủy, nhập Kim-sa giang, theo Kim-sa giang đến Giang-an.



Trần Ngọc-Thái nói nhỏ :



– Tiểu nhân nghe tin hôm qua có trận đánh ở Giang-an. Thành Giang-an bị

một đạo quân từ trên núi đổ xuống đánh úp. Thái-thú bị bắt phải đầu

hàng. Nghe nói ở Long-xương, Trấn-đông đại tướng-quân của Thục tử trận,

thành cũng mất rồi, không rõ đạo quân nào ? Từ đâu tới ?



Trần Quốc nghe nói mừng khôn tả, nghĩ thầm :



– Hai ông cụ Triệu Anh-Vũ và Đinh Công-Thắng quả thực là thần nhân. Núi Kim-sơn cao, hiểm trở là thế mà vượt qua được.



Trần Ngọc-Thái là người lớn tuổi, liếc qua y cũng biết tình ý giữa Vương Phúc với Trần Quốc. Y nghĩ thầm :



– Vương đại-nhân là trang thiếu niên anh tài, còn nàng là gái Việt đẹp như tiên nữ, họ có tình ý với nhau là sự thường.



Y lấy một thương thuyền lớn, cho binh sĩ giả làm thủy thủ đi theo Vương

Phúc. Để hóa trang, y cho chất lên thuyền nhiều sản phẩm địa phương như : Quế-chi, Mộc-nhĩ, nấm hương, xương hổ, da thú. Y hóa trang cho Vương

Phúc thành một lái buôn. Còn Trần Quốc thì hóa trang thành một tiểu thư

khuê các.



Thuyền tới Kim-sa giang thì không cần chèo nữa, cứ việc buông mái chèo

cho thuyền xuôi về phía Đông. Giao-long nữ ưa đùa cợt, bây giờ ngồi một

mình trước Vương Phúc, sinh ra e ngại không nói nên lời.



Vương Phúc là người tinh tế, chàng lấy sách ra, giảng cho nàng về phương pháp đóng chiến thuyền của Trung-nguyên, cùng những phương pháp tác

chiến dưới nước. Quả nhiên vì thế mà hai người bớt ngượng ngùng.



Hai ngày sau, thuyền tới trấn Bá-dương. Vương Phúc cho thuyền ghé vào

bến. Trấn này nằm trên ngã tư, nơi hội tụ của các dòng sông Kim-sa

giang, Trường-giang, Hoành-giang và Dân-giang, rất phồn thịnh. Dân cư

đông đúc, thuyền bè đậu san sát trên bến. Trong trấn không thấy có binh

lính kiểm soát.



Vương Phúc dẫn Trần Quốc lên bờ dạo chơi. Hai người đi khắp trấn, rồi

vào tửu lâu kiếm bàn ngồi. Đối với món ăn Trung-nguyên, Trần Quốc mù

tịt, nàng để cho Vương Phúc tùy ý gọi gì thì gọi. Hai người ngồi ăn được một lát, có ca kỹ tới. Ca nhi là một thiếu nữ xinh đẹp, dáng người

thanh nhã, da trắng hồng, đôi mắt đen to. Tuổi nàng khoảng 17-18. Cạnh
Người Hán vốn coi thường phụ nữ, cho nên Vu Sơn tiêu thần cũng cùng một

quan niệm. Nhưng từ lúc xuống thuyền Vương Phúc đến giờ. Ông thấy nào là Trần Quốc, nào là Đinh Bạch-Nương, nào Phương-Anh, nào Trưng Trắc đều

là những phụ nữ trẻ tuổi xinh đẹp, có hành động xuất chúng. Ông ngạc

nhiên như đi vào thế giới mới lạ. Trưng Trắc đọc được tư tưởng của ông,

nàng tủm tỉm cười. Trần Quốc giới thiệu mọi người với Vương Phúc.



Trưng Trắc hỏi Vu Sơn:



– Thần tiêu tiên sinh ! Nếu tiên sinh coi chúng tôi như người nhà. Tiên

sinh có thể cho chúng tôi rõ mối thù giữa tiên sinh với Công-tôn Khôi

không ? Bởi lát nữa tôi sẽ bắt y giao cho tiên sinh, để tiên sinh trả

thù. Vì vậy hành vi của chúng ta phải quang minh chính đại, cần biết rõ

nguồn gốc, tội trạng y. Mong tiên sinh miễn cho cái tội tò mò.



Vu Sơn mơ màng nhìn về phía chân trời xa xăm, như để nhớ lại những kỷ niệm hai mươi năm về trước. Ông nói :



– Với Đặng phu nhân, tôi không thổ lộ tâm sự thì thổ lộ với ai bây giờ ?



Bất thình lình ông vùng dậy, đâm ống tiêu vào giữa mắt Vương Phúc. Bị

tấn công như chớp, nhưng chàng là người kinh nghiệm chiến đấu đã quen,

né người tránh kịp. Vu Sơn biến thế đâm thành thế móc đánh vào cổ chàng. Chàng bật ngón trỏ ra, nếu Vu Sơn tiếp tục đánh, tay ông tự đập vào

ngón trỏ của chàng. Vu Sơn rút ống tiêu về, đâm vào giữa ngực của chàng. Chàng chụp tay như móc câu bắt lấy tay ông. Ông vội buông tiêu gạt. Bốp một tiếng, cả hai người đều lùi lại, xương cốt kêu răng rắc.



Vương Phúc lên tiếng :



– Vu Sơn tiên sinh ! Tiểu bối biết tiên sinh muốn trắc nghiệm võ công, mới phải chống đỡ. Xin tiên sinh lượng thứ cho.



Trưng Trắc, Đinh Đại thấy Vương Phúc còn trẻ mà có bản lĩnh cùng kinh

nghiệm chiến đấu như thế thì lấy làm ngạc nhiên vô cùng. Cả hai đều nghĩ :



– Đất Lĩnh-nam có lẽ chỉ có Đào Kỳ là so sánh được với chàng mà thôi.



Đinh Đại thấy tướng mạo Vương tiêu sái, nói năng lễ độ biết chàng cũng

là người đọc sách. Ban nãy Trần Quốc giới thiệu giản dị rằng Vương đại

ca, Trưng Trắc tưởng một tướng nào của Hán theo công tác mà thôi. Bây

giờ mới chú ý đến. Trưng Trắc thấy Vu Sơn tấn công chàng, những tưởng

rằng họ muốn thử nghiệm võ công. Nhưng bây giờ thấy vẻ mặt ông cùng với

Sa-Giang đầy vẻ khủng khiếp, thì ngẩn người ra.



Vu Sơn thở dài :



– Thì ra Bình-nam vương-gia đây ! Kẻ hèn này có mắt như mù, ngồi thuyền

cạnh Vương-gia mà không biết Vương-gia. Thảo nào võ công tuyệt vời.



Ông quay lại giới thiệu với Trưng Trắc :



– Người này con của Công-tôn Thuật tên Công-tôn Phúc tước phong Bình-nam vương, điều khiển toàn bộ binh mã Thục ở miền Nam Ích-châu.



Trần Quốc biết Vu Sơn hiểu lầm, xen vào :



– Lão gia ! Lão gia lầm rồi, trước đây Vương đại-ca là Bình-nam vương.

Vương đại-ca là con nuôi Công-tôn Thuật chứ không phải con đẻ. Hai mươi

năm trước, thân phụ đại ca bị Công-tôn Thuật hại, bắt Vương đại ca nuôi

làm con. Cho nên trong trận đánh Độ-khẩu, Vương đại-ca đấu võ với nguyên soái đạo Lĩnh-nam là Đào Kỳ, rồi kết bạn giữa trận tiền. Đạo quân

Lĩnh-nam chiếm được 7 thành Nam Ích-châu là nhờ công của Vương đại-ca.

Vương đại-ca họ Vương chứ không phải họ Công-tôn.



Vu Sơn thu chiêu, ông giật bắn người lên hỏi :



– Công tử họ Vương ? Tại sao Công-tử biết mình họ Vương ?



Vương Phúc điềm nhiên nói :



– Nhũ mẫu của tôi nói cho biết như vậy. Nhũ mẫu thuật rằng Công-tôn Khôi vì mê sắc đẹp của mẫu thân tôi mà hại cha tôi. Công-tôn Thuật lúc đầu

nghe lời Khôi. Sau khám phá ra cha tôi bị hàm oan, mới đem anh em chúng

tôi về phủ nuôi nhận làm con đẻ.



Vu Sơn mắt mờ đi, lệ chảy tuôn xuống má, hỏi :



– Có phải năm nay công tử được hai mươi ba tuổi không ? Công tử sinh tháng ba, giờ Dần, ngày mồng chín.



Vương Phúc giật mình :



– Sao tiên sinh biết rõ thế ?



Vu Sơn nói tiếp :



– Em kế nhỏ hơn công tử 18 tháng, y sinh tháng chín giờ Thìn, ngày 12.

Em thứ ba công tử nhỏ hơn anh 20 tháng, sinh tháng năm, giờ Thìn. Có

đúng thế không ? Nhũ mẫu công tử là A Ninh, năm nay 45 tuổi.



Vương Phúc đáp :



– Đúng ! Không sai chút nào. Tại sao tiên sinh lại biết như vậy ?



Vu Sơn không trả lời Vưng Phúc, ông nói với Trưng Trắc :



– Tôi xin thuật truyện cho Đặng phu nhân nghe. Tôi xuất thân từ phái

Thiên-sơn, sư phụ tôi thu tất cả bảy đệ tử. Anh em chúng tôi đều được sư phụ huấn luyện trở thành văn võ toàn tài. Chúng tôi được đời tặng cho

danh hiệu Thiên-sơn thất hùng.



Trần Quốc xen vào :



– Trước khi tiến quân vào đất Thục, Lĩnh-nam vương kể cho cháu nghe rằng Thiên-sơn thất hùng tài năng quán chúng. Người nào cũng văn võ toàn

tài, đởm lược hơn người. Vì vậy họ mới xưng đế đất Thục, dám chống lại

Hán triều. Dù họ là đế, là vương, là dân dã, họ vẫn gọi nhau bằng sư

huynh, sư đệ ăn cùng mâm ngủ cùng giường. Họ đối với thuộc hạ coi như

chân tay gan ruột, sĩ tốt một lòng sống chết với họ. Tài ba như Đặng Vũ, Ngô Hán, Sầm Bành mà cũng bị đánh bại. Vì thế Kiến-Vũ thiên tử mới

thỉnh Lĩnh-nam vương ra quân.



Vu Sơn gật đầu :



– Tiểu cô nương tri kỷ của ta ơi, kiến thức của cô nương rộng đấy. Đúng

như cô nương nói. Trong Thiên-sơn thất hùng ta được sư mẫu thương yêu

nhất, dốc túi truyền âm nhạc. Ta thích làm quan, đi thi đậu Hiếu liêm,

có bản lĩnh khá cao vì thế không thiếu gì nơi rắp ranh gả con gái. Hiềm

vì bản tính ta thích âm nhạc, chỉ chăm chú học tiêu, học đàn. Rồi một

hôm ta ra chợ huyện, thấy cô ca kỹ đang ngồi ôm xác cha khóc lóc thảm

thiết. Ta hỏi tới sự tình, cô gái kể rằng nàng mới 15 tuổi, theo cha đi

hát rong kiếm tiền. Đêm qua chẳng may cha chết, nàng không tiền chôn

cha. Ta thương tình, bỏ tiền ra chôn cất cha nàng rất tử tế. Nàng cảm

nghĩa, nguyện suốt đời làm nô tỳ cho ta. Ta thấy nàng xinh đẹp tuyệt

trần, lại thấy tài cầm ca của nàng mà không nghĩ đến thân phận nghèo

hèn. Vì vậy ta tuyển nàng làm cơ thiếp. Tin này đến tai cha ta. Bấy giờ

người đang làm Thứ-sử Kinh-châu. Người đùng đùng nổi giận bắt ta phải

trở về cưới vợ. Ta tuân lời cưới con gái Thứ-sử Tây-xuyên làm chính

thất. Thế là ta có chính thất, thứ thiếp. Cuộc sống rất đầm ấm. Bấy giờ

các sư huynh, sư đệ của ta đều xuống núi lập nghiệp. Công-tôn Thuật,

Công-tôn Khôi, Công-tôn Thiệu đều làm huyện-lệnh, thái-thú. Đặng phu

nhân thử tưởng tượng xem, chúng ta bốn sư huynh, sư đệ làm thái-thú bốn

quận liên tiếp nhau, thế lực mạnh như thế nào ?



Ông thở dài tiếp :



– Trong thất hùng chúng ta còn ba người chưa xuất thân. Đó là Điền Sầm,

Tạ Phong và Triệu Khuôn. Chúng ta nâng đỡ cử họ làm đô-úy thuộc quyền.

Thế là Thiên-sơn thất hùng chiếm lĩnh 6 quận liên tiếp, thế lực hùng hậu vô cùng. Kịp đến khi Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán. Anh em chúng ta

chiếm lĩnh Đông-xuyên, Tây-xuyên, Ích-châu, Kinh-châu, dựng thành nước

Thục, mộng chiếm Trung-nguyên. Không ngờ Công-tôn Khôi lòng lang dạ thú. Y thấy chính thê của ta xinh đẹp, khi ta vắng nhà y đột nhập vào trêu

ghẹo, nàng không chịu, y hãm hiếp rồi phóng chưởng giết chết. Thuận tay y đốt nhà ta quăng tất cả con cái, đầy tớ vào đống lửa, rồi vu cho ta tội phản bội Công-tôn Thuật. Công-tôn Thuật cho lệnh tầm nã ta. Ta bôn ba

giang hồ trốn tránh. Cũng may ta gửi đứa con gái của chính thất cho

ngoại nó nuôi, nên mới còn sống sót, là con bé này đây.



Ông chỉ vào Sa Giang, rồi tiếp :



– Ta bỏ trốn đến vùng Lũng-hữu, đần quân với Ngỗi Hiêu. Ngỗi Hiêu phong

ta làm Đại-tư-mã. Quang-Vũ mang quân đánh Ngỗi Hiêu. Ta chống trả làm

các tướng Sầm Bành, Đặng Vũ đều bị bại. Ngỗi Hiên chết, con Ngỗi Hiêu là Thuần kế nghiệp. Giữa lúc đó Quang-Vũ đem đại quân đến đánh. Công-tôn

Thuật phong cho người em thứ bảy trong Thiên-sơn thất hùng là Triệu

Khuôn làm Lũng-tây vương, mang quân cứu viện ta.



Khi ta gặp sư đệ Triệu Khuôn, y cho biết Công-tôn Khôi được phong

Bắc-bình vương lĩnh chức Tả tướng-quân. Y không hề giết vợ con ta mà chỉ cướp tỳ thiếp của ta mà thôi. Công-tôn Thuật điều tra ra dã tâm của

Công-tôn Khôi, bắt y trấn thủ vùng Kim-sơn không cho về triều nữa. Ta

hối hận ngờ oan Công-tôn Thuật, nhân lúc Ngỗi Thuần hàng Hán. Ta giao

tất cả quân tướng các châu, huyện cho Thuật, rồi tuyệt tích giang hồ,

tìm Công-tôn Khôi trả thù.



Trưng Trắc thở dài :



– Thế mà người ta bảo Công-tôn Thuật sai Triệu Khuôn vờ cứu tiên sinh,

rồi nhân đó cướp thành trì, binh tướng. Oan cho Công-tôn Thuật quá.



Đinh Đại tiếp:



– Thì ra tiên sinh là Vương Nguyên nức tiếng Trung-nguyên đấy.



Tất cả mọi người ngồi trên thuyền đều kêu lên tiếng úi chà. Vì Vương

Nguyên là tướng đại tài phò Ngỗi Hiêu chiếm Lũng-hữu, đánh Quang-Vũ

nhiều trận kinh hồn táng đởm. Những đại tướng như Đặng Vũ, Ngô Hán, Sầm

Bành, Mã Viện đều thua chạy. Tài dùng binh của y đã giỏi, võ công lại

rất cao cường.



Vương Phúc đến trước mặt Vu Sơn lạy tám lạy:



– Con bất hiếu là Vương Phúc xin ra mắt phụ thân.



Vương Nguyên chỉ Sa Giang:



– Em con đây.



Trưng Trắc để cha con họ Vương khóc một lúc, rồi mới nói:



– Bây giờ chúng ta bắt Công-tôn Khôi để Vương tiên sinh báo thù.



Nàng gọi ba thuyền trưởng lại dặn dò chi tiết, rồi ghé tai Trần Quốc nói nhỏ mấy câu. Trần Quốc cười khúc khích gật đầu tuân lệnh. Nàng nói với

Vương Phúc:



– Vương đại-ca! Trước đây tôi hứa bắt Công-tôn Khôi cho đại-ca trả thù. Hôm nay tôi thực hiện lời hứa đây.



Bấy giờ ba thuyền của Lĩnh-nam đã tới gần ba thuyền của Thục. Thủy thủ

Thục thấy vậy đều dương cung, cầm tên chuẩn bị tác chiến. Song thuyền

Lĩnh-nam cứ đi song song theo thuyền Thục, cách một lằn tên.



Phía bên Thục vì muốn tìm xác quận chúa, họ tưởng thuyền Lĩnh-nam đang

tìm xác Trần Quốc như họ, không chú ý. Hai dãy thuyền đi đi lại lại được một lúc, bất thình lình một thuyền bên Thục bị thủng đáy, nước chảy vào ào ào. Thủy thủ la hét tìm cách đút nút lỗ thủng. Nhưng lỗ bằng cái

mâm, nước ào vào như thác đổ. Thuyền trưởng cho thủy thủ chèo thật mau,

áp vào thuyền khác. Thủy thủ vừa sang hết, con thuyến từ từ chìm xuống.



Vũ Hỷ là người khôn ngoan y nói với Công-tôn Khôi:



– Vương gia! Dường như bên Lĩnh-nam cho người đục thuyền ta thì phải?



Thuyền trưởng nhìn Vũ Hỷ cười khinh bỉ:



– Vũ tiên sinh nói lạ. Nước sông Trường-giang chảy xiết thế này, trời

đang tiết Đông-chí, lạnh thấu tim gan, hỏi ai có bản lĩnh nhảy xuống

nước mấy phút mà không bị nước cuốn đi? Dù nước không cuốn đi thì máu

cũng đông lại mà chết, làm sao đục thuyền được. Thuyền của ta là chiến

thuyền đáy chìm sâu hơn một trượng. Ai dám lặn xuống mà đục được một lỗ

to như vậy? Họa chăng là Giao-long!



Vũ Hỷ thấy thuyền trưởng nói có lý nhưng y vẫn nghi ngờ. Lát sau thủy

thủ ở ba chiến thuyền khác cũng kêu lên những tiếng kinh hoàng. Vì ba

con thuyền đều bị thủng đáy, lỗ to tròn như cái mâm.



Công-tôn Khôi ra lệnh:



– Thả mủng xuống!



Trên mỗi con thuyền đều có hai cái mủng cấp cứu. Mủng được thả xuống

nước. Công-tôn Khôi, Vũ Hỷ cùng nhảy xuống một cái với vợ. Còn mấy cái

khác thì các tướng nhảy xuống. Còn lại quân sĩ la hoảng, nhảy ùm xuống

sông bơi vào bờ. Thuyền ở giữa sông nước chảy xiết, trời tháng chạp lạnh thấu xương, nên chúng vừa bơi kêu cứu.



Trưng Trắc cho ba chiếc thuyền Lĩnh-nam đến gần, thả dây xuống cho chúng bám, lôi lên sàn thuyền trói lại. Tuy nàng cứu kịp thời, nhưng số thủy

thủ Thục chỉ sống sót có một nửa, còn hầu hết bị nước cuốn đi mất. Nàng

cho thuyền đuổi theo chiếc mủng chở Công-tôn Khôi, Vũ Hỷ đang chèo ở

cuối dòng nước.



Bất thình lình, chiếc mủng lại cũng bị thủng một lỗ, nước tràn vào. Vũ

Hỷ cùng vợ bỏ Công-tôn Khôi, nhảy xuống nứơc bơi vào bờ. Công-tôn Khôi

đang chới với giữa chiếc mủng thủng, thì một con cá cực lớn nhảy vọt lên cao, đáp giữa mủng. Y nhìn ra là Trần Quốc. Y kinh hoảng chụp lấy vai

nàng. Trần Quốc không tránh, còn ôm lấy y lặn xuống nước. Mấy khắc sau,

người ta thấy Trần Quốc nổi lên, tay túm tóc Công-tôn Khôi, y bị ngất

xỉu vì ngộp nước. Đinh Bạch-Nương tung sợi dây xuống cuốn lấy Trần Quốc, nàng giật mạnh một cái, Trần Quốc, Công-tôn Khôi vọt lên sàn thuyền.

Vương Nguyên nhìn Trần Quốc bằng con mắt khâm phục.