Dòng Máu Lạc Hồng

Chương 33 : Chiến đấu (3)

Ngày đăng: 16:43 04/08/19

Một đêm tĩnh lặng đi qua. Hai phe quân địch đều cảnh giác cao độ. Tránh bị quân đối phương dạ tập. ....... Sáng hôm sau, trời nắng nhẹ, những cơn gió Lào điên rồ thổi tới. Khu vực phía trước kinh đô đã được dọn sạch. Xung quanh được bao bọc bởi hàng chông vót nhọn. Rắn, rết được thả vào khe hẹp, quanh quẩn dưới chân chông, Chỉ hở hai cửa. Mỗi cửa cắm 100 lá cờ, 1000 người trong đội ngũ chỉnh tề đứng bảo vệ xung quanh. Mỗi bên không mang áo giáp, chỉ mặc một thân áo vải, đính màu sắc đặc trưng: Đại Cồ Việt- màu đỏ; Chăm-pa màu xanh. Cả hai đứng đối diện, ánh mắt nhìn chằm chằm nhau như muốn ăn tươi nuốt sống. Chủ tướng mỗi bên dần lộ diện. Lê Hoàn cưỡi hắc mã cao tám thước, dài một trượng, tay cầm Thuận Thiên Kiếm(1), đứng ở hậu phương cửa Bắc. Bên kia là Ngô Nhật Khánh, tay cầm Ô Long Đao, cưỡi Bạch mã, chặn cửa Nam. Nhìn thanh đao trên tay Ngô Nhật Khánh, Lê Hoàn nói: “- Thật không ngờ Ô Long Đao(2) của Ngô Vương lại rơi vào tay ngươi.” Ngô Nhật Khánh cười khẩy, đáp: “-Đinh Bộ Lĩnh mất, Thuận Thiên Kiếm nghe đồn thất lạc, hoá ra trong tay ngươi. Haha.” Rồi cả hai quay lại quát: “- Chiến.” Quân lính Đại Cồ Việt chia làm 3 tốp: 1 tốp bọc hậu, 2 tốp còn lại trườn ra hai biên rồi cùng lao vào bóp nghét quân Chăm Pa. Quân Chăm Pa chia làm 10 vòng như đổ bê tông trước lá cờ. Hai tốp quân Đai Cồ Việt dũng mãnh tiến lên, nhanh chóng phá vỡ phòng tuyến đầu tiên. Quân Chăm Pa bị xao động, co cụm vào trong. Nhưng vừa chạm vòng hai thì mất mạng. Quân Chăm Pa tiến hành biến hóa, vòng thứ hai nhanh chóng thay đổi vị trí cho vòng thứ nhất. Đội hình giữ nguyên, bắt đầu tranh chấp với tiên phong Đại Cồ Việt. Bất ngờ, những mũi quân tiên phong bỏ mạng, đội hình Đại Cồ Việt xáo động. Nhanh chóng, hai tướng lĩnh chỉ huy hai tốp lần lượt cho quân lui lại, hợp với nhau. Đội hình từ đánh biên dần chuyển sang tấn công trực diện. Nhanh chóng lao lên như mũi tên khoan sâu vào lớp phòng ngự. Quân Chăm Pa bị kinh sợ bởi sự hiếu chiến của quân Đại Cồ Việt. Liên tục tan tác. Hơn 20 người ngã xuống. Nhưng tướng Ba Mỹ A nhanh chóng cho quân bình tĩnh, giữ nguyên đội hình. Chia làm nhiều nhanh quân, cắt xen vào mũi tất công của Đại Cồ Việt. Cuộc chiến đấu diễn ra kịch liệt, máu và thi thể khắp nơi. Nhưng quân Đại Cồ Việt càng ngày càng tổn thất. tướng Phạm Linh cho quân rút lui. Tỷ số là ĐCV 242- CP 238 ( số người chết mỗi bên đến thời điểm hiện tại.) Quân lính Đại Cồ Việt lui quân, khi đi qua vạch giữa sân thì chậm lại thở dốc. Bỗng hậu phương hét lớn:” Cẩn thận phía sau.”. Cả đám quân như ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì. Hơn 50 bóng áo xanh đột nhiên xuất hiện bên cạnh. Lao vào chém tới tấp. Hơn 100 người bỏ mạng. Phạm Linh nhanh chóng cho quân phản kích. 50 bóng áo xanh gã xuống. Tuy thành công, nhưng nhìn số thi thể đồng bạn ngã xuống, cau mày tự trách, rồi cho quân cẩn thận rút lui, sĩ khí quân lính càng giảm sút. Phạm Linh dường như chán chường, không cho quân tấn công. Ba Mỹ A vẫn lấy thủ làm chính, thỉnh thoảng cho quân quấy nhiễu. Thời gian cứ vậy gần 1 canh giờ trôi đi. Quân lính Đại Cồ Việt bị thua đau, kết hợp với bị quấy rối liên miên. Ngồi xuống chả còn một quân kỉ gì. Quân Chăm Pa vẫn như tượng bất động. Nhìn quân Đại Cồ Việt đang nhiễu loạn, Ba Mỹ A, lòng càng hả hê. Cảm thấy quân sư thật chính xác. Bỗng chốc, khi mặt trời lên cao, 12h trưa, quân Đại Cồ Việt đồng loạt xông lên. Quân Chăm Pa mất cảnh giác cùng với việc ánh nắng chiếu và đứng quá lâu. Phản ứng chậm chạp. Quân Đại Cồ Việt nhanh chóng vượt qua vòng thứ 4, thế trận cũng biến hóa, từ một tách ra làm 3. Lao vào chém giết. Đội hình Chăm Pa bị nhiễu loạn. Nhanh chóng sụp đổ. Nhưng nhìn thấy gần 100 lá cờ sắp rơi vào tay quân Đại Cồ Việt. Nhớ lời quân sư nói và hình ảnh hôm qua. Tất cả như vùng lên. Lao vào chém giết. Không quan trọng cờ hay không. Giết càng nhiều quân Đại Cồ Việt càng tốt. Lúc sau, xác người chồng chất, Cờ, thương, kiếm văng khắp nơi. Bùn trộn với máu tanh nhão nhoẹt. Kẻ chết khoan khoái và kẻ còn cũng không vui. Giờ chỉ còn lại 15 người. Một kẻ Chăm Pa và 14 người Đạ Cồ Việt. Thấy vậy, Ngô Nhật Khánh bỗng hô: “- Thua. Ván này ta thua. Dừng lại!” Rồi tiến đến vỗ vai người lính còn lại:”- Ngươi làm rất tốt, tên gì? Nếu sau hôm nay, ta còn sống, thì sẽ trọng dụng ngươi.” Tên lính đáp: “- Thuộc hạ là Lưu Kế...” chưa nói xong bỗng ngất đi. Ngô Nhật Khánh sai người đưa về kinh đô cứu chữa. Tất cả quân lính lui ra xa, Ngô Nhật Khánh và Lê Hoàn tiến lại gần nhau. Ngô Nhật Khánh nói: “- Giờ đến trận giữa ta và ngươi?” rồi rút đao. Khí lạnh toả ra. Mây mù che kín bầu trời. Lê Hoàn cũng không chậm. Gươm rời vỏ, ánh sáng lan toa xung quanh. Bầu trời chia hai, nửa nắng, nửa giông như trận đồ bát quái. Cả hai cùng cảm thán: “- Đúng là có cả hai thì có cả thiên hạ.” Rồi lao vào nhau. Mây vẫn vũ, Sấm chớp liên hồi. Cả vùng đất xung quanh như bị đánh sụt xuống. Không ai nhìn rõ thân ảnh. Hai đốm sáng liên tục và vào nhau. Cuồng phong hét gào. Bỗng trời yên gió lặng, Lê Hoàn quỳ gối, máu chảy ra từ khoé miệng. Vận dùng thần kiếm là việc đánh đổi sinh mạng và vận khí. Cầm kiếm hơn 10 năm. Đây cũng là lần đầu Lê Hoàn rút kiếm. Nhìn thấy vậy, Phạm Cự Lượng chạy lại, chưa kịp nói gì. Bỗng một cánh tay rơi xuống. Tiếp theo thân ảnh Ngô Nhật Khánh. Hắn cười man rợ:”- Ta khổ công cũng không thể bằng ngươi, tại sao?” Rồi ngửa lên trời thét. Lê Hoàn đáp: “-Ngươi có dã tâm và toan tính nhưng ngươi chỉ mưu cầu cái lợi nhỏ, cá nhân. Nếu là tướng lĩnh ngươi là mãnh hổ. Nhưng ngươi mộng tưởng quá khả năng của mình. Cố quá là quá cố. Haha.” Ngô Nhật Khánh nghe xong. Như nghĩ gì rồi tay phải nâng đao lên và nói: “- Dù sao thua cũng là thua, không muốn báu vật lại lưu lạc nơi đất khách. Như thỏa thuận, nó là của ngươi.” Rồi đưa đào về phía Lê Hoàn. Lê Hoàn đưa tay định tiếp lấy, cười lớn: “- Haha.” Bỗng “Phập.” Phạm Cự Lượng ngã xuống. Ánh mắt trợn tròn. Ngô Nhật Khánh cười cười lớn: “- Ngươi ép nàng ( Đinh Phất Kim), để nàng tử tử. Ngươi cũng lên chết.” Rồi cũng tắt thở. Lê Hoàn ôm lấy Phạm Cự Lượng hét gào: “- Tất cả mọi việc khanh đã vì trẫm. Mà trẫm lại không bảo vệ được.” Rồi cầm đao băm nát người Ngô Nhật Khánh. …………. (1): Thuận Thiên Kiếm là một thanh gươm bằng đồng đen, dài một tấc năm phân, dầy 4 phân trên có khác linh phù. (2): Ô Long Đao là có cán bằng gỗ mun đen nhánh, lưỡi được rèn bằng kỳ kim, cũng mang 1 màu đen tuyền, khi đao rời vỏ, khí lạnh tỏa ra 1 vùng, lưỡi đao sắc lẹm đến lạnh người. Không những thế, bảo đao này còn có trọng lượng lớn, nếu không phải người có sức mạnh thiên phú thì không thể sử dụng được. Ps: Cầu ủng hộ, cầu nhận xét.