Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất
Chương 47 : Đơn độc
Ngày đăng: 08:32 19/04/20
Đời người thịnh suy đã định, năm tháng ảo diệt khôn lường. Có lẽ Ngài sống chỉ là vì mơ trọn
giấc mơ nửa đời trước, thành toàn một câu chuyện không có kết cuộc.
Những nguyên nhân khác đều không phải.
Đời người chính là một
chuyến du lịch, dù đeo tay nải mải miết phiêu bạt trên đường, hay có chỗ ở yên thân, đều là đang nhàn du. Thời gian xưa nay đều không dừng lại,
dẫu chúng ta nấp ở một chốn thế ngoại đào nguyên không có rối ren, cũng
vẫn phải xem hết hoa xuân trăng thu, phải trải qua sinh lão bệnh tử. Một ngày kia, phồn hoa cuối cùng sẽ trôi xa, một ngày kia, chúng ta đều sẽ
cô độc già đi. Ngắm xong mùa xuân muôn hồng ngàn tía cuối cùng trong
sinh mệnh, hạt bụi trần nhỏ bé này nên trở về chốn nào?
Biển
người trôi nổi, ngày ngày đều có nhiều cuộc gặp gỡ và tương phùng như
thế, vì sao người đi lướt qua nhau lại là bạn và tôi? Ngày ngày đều có
nhiều duyên phận ước hẹn như thế, vì sao người chờ đợi ngày này qua ngày nọ vẫn là bạn và tôi. Chúng ta luôn mong mỏi người khác đến cứu rỗi,
lại không biết con người chỉ có tự cứu mình rồi mới có thể cứu người.
Chúng ta luôn ở trong biển biếc của mình, kể chuyện nương dâu của người
ta, lại không biết có một ngày, nương dâu của mình vừa khéo là biển biếc của người khác. Ván cờ nhân sinh này, nếu cố chấp phải đi tiếp theo
cách nghĩ của mình, kết quả sẽ là cả ván đều thua, non sông đều mất.
Khi phiêu bạt, tôi thường nhớ đến Tsangyang Gyatso. Trước giờ tôi không
mong mỏi vị tình tăng nhu nhược này có thể cứu rỗi tôi từ hồng trần,
vượt qua sông nước mênh mang của đời người, cập bến bờ bên kia sen nở.
Vì tôi biết, Ngài và chúng ta không có khác biệt. Từ sau khi Ngài rơi
vào phàm trần, chọn lựa tình yêu, tôi đã biết Ngài không quay về được
nữa. Trong thơ ca thắm thiết cảm động lòng người của Ngài, tôi đã đọc ra kiếp trước đời này của Ngài, một người vì Phật mà say mê hông trần, lại định sẵn phải gìn giữ trọn đời vì tình yêu. Ngài là Phật sống, ai có
thể phê duyệt số mệnh cho Ngài, nói với Ngài đến cuối cùng phải chọn lựa tư thế nào mới sống được thật tốt chốn nhân gian khói lửa?
Nếu
Tsangyang Gyatso còn gặp được voi trắng trăm năm mới xuất hiện một lần
của Ấn Độ.
[3] Kathmandu: thủ đô Nepal
[4] Linga là một
biểu tượng thờ phụng của vị thần Ấn Độ giáo Shiva. Phái Shiva của Ấn Độ
giáo coi Shiva là vị Thượng đế tối cao. Trong phái Smarta, Shiva là một
trong năm hình thức nguyên sơ của Thượng đế. Trong một số trường phái Ấn Độ giáo khác, Brahma, Vishnu và Shiva đại diện cho ba khía cạnh thần
thánh của Ấn Độ giáo và hợp chung thành bộ tam thần Trimurti: Brahma là
đấng tạo hóa, Vishnu là đấng bảo hộ, còn Shiva là đấng hủy diệt hoặc
biến đổi.
[5] Núi Linh Thứu (Gijjhakūta): nằm ở Rajgir, Bihar, Ấn Độ.
Năm 1714, Tsangyang Gyatso ba mươi hai tuổi, lần nữa trở về Lhoka, tu hành ở tu viện Tabu thuộc huyện Nang[6], Lhoka, được người bản địa tôn xưng là Đại su Tabu. Trong “Bí truyện”, Tsangyang Gyatso đã thực sự trở thành
một vị cao tăng đắc đạo vân du bốn phương, đủ loại kỳ ngộ mà mọi người
không sao tưởng tượng nổi. Dường như chỉ có như thế mới xứng với thân
phận Phật sống của Ngài, chỉ có như thế, mới có thể viết tiếp truyền kỳ
đời sau của Ngài.
[6] Nang: trước là một huyện của địa khu Lhoka. Năm 1982 địa khu Nyingchi thành lập, huyện Nang cắt về Nyingchi quản lý cho đến nay. “Nang” tiếng Tạng nghĩa là hiển hiện, tưởng tượng.
Đời người thịnh suy đã định, năm tháng ảo diệt không lời. Có lẽ Ngài sống
chỉ là để mơ trọn giấc mơ nửa đời trước, thành toàn một câu chuyện không có kết cuộc. Những nguyên nhân khác đều không phải. Có lẽ Ngài đã dâng
cho Phật tổ thời gian quãng đời còn lại, nhưng rốt cuộc vẫn phải bội bạc giai nhân. Kỳ thực chuyện của đời trước, đi qua cầu Nại Hà là đã quên
sạch sành sanh, không rõ vì sao còn có nhiều nợ cũ khó hết, giục giã
hoàn trả.