Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất

Chương 48 : Chân trời

Ngày đăng: 08:32 19/04/20


Chúng ta dường như

nhìn thấy một Tsangyang Gyatso hoàn toàn mới, Ngài sớm đã thoát thai

hoán cốt, tựa một đóa sen, khi cánh hoa cuối cùng rụng xuống, Ngài cũng

tìm được quả cuối cùng cho mình.



Tin rằng tất cả mọi người đều

từng xao xuyến bởi một bài hát, vì giai điệu của nó, vì lời ca nào đó,

hoặc chẳng có nguyên do, chỉ là cảm động đơn thuần. Nhớ nhung một người, hay hoài tưởng một người, luôn không nhịn được tự hỏi, rốt cuộc phải

lúc nào mới có thể biển người gặp gỡ? Đúng vậy, biển người mênh mang,

chúng ta sơ ý lạc mất nhau, một ngày kia đôi bên mưa gió quay về, phải

chăng dung nhan đã thay đổi? Phải chăng vẫn có thể nắm được tay nhau?



Đêm nay tình cờ nghe được bài hát “Hóa ra anh cũng ở đây” của Lưu Nhược

Anh[1], vì sự trùng hợp của một câu ca mà khiến tôi cảm động không thôi. “Gặp nhau trong biển người ngàn núi muôn sông, hóa ra anh cũng ở đây.”

Tôi biết không nhiều về Lưu Nhược Anh, nhưng từng nghe nói, cô là một cô gái cảm tính, đã viết nhiều câu văn cảm tính. Sau đó xem phim “Dòng

chảy thời gian” về Ô Trấn, bị nó lay động sâu sắc. Chỉ cảm thấy cô có

một vẻ đẹp gột hết phấn son, giống Như cổ trấn vùng sông nước đó, bình

tĩnh một cách từ tốn dưới mặt trời lặn.



[1] Lưu Nhược Anh (Rene Liu, sinh năm 1970): diễn viên, ca sĩ Đài Loan.



Cho em lắng đọng bụi trần,



Chôn vùi dĩ vãng âm thầm ngày xưa.



Từ biển, dãi gió dầm mưa,



Đến nơi sa mạc thớt thưa bóng người.



Ẩn tình đã rõ mười mươi,



Muôn ngàn ngôn ngữ không lời nói ra.



Yêu là trời đất bao la,



Hóa ra anh ở bên ta chốn này.


lý giải.



[4] Ban Tử Nhĩ Trát Bố.



Chuyện trên đời luôn

không tách rời nhân quả luân hồi. Lúc xưa Đệ Ba Sangye Gyatso gần như

nắm giữ cuộc đời hai mươi lăm năm của Tsangyang Gyatso, nhưng không

lường trước được Ngawang Lhundrup Daji, linh đồng chuyển thế của y về

sau sẽ trở thành đệ tử thủ tọa của Tsangyang Gyatso. Duyên phận đan xen

phức tạp như thế, rốt cuộc nên xem là nghiệt duyên hay là thiện duyên?

Cũng chính Ngawang Lhundrup Daji, vị cao tăng đầu tiên người Alxa Mông

Cổ này, vì ân sư Tsangyang Gyatso của mình mà viết nên quyển “Tsangyang

Gyatso bí truyện”, chỉ dẫn phương hướng cho những người tìm kiếm

Tsangyang Gyatso trong màn sương dày đặc. Nhưng sách của ông chứa đựng

quá nhiều điều thần kỳ, đã cho người đọc ảo tưởng vô tận, nhiều câu

chuyện khiến người khó phân thật giả.



Dòng sông lịch sử dài mênh

mông không bờ bến, sâu không thể dò, trừ phi chính mình là người đích

thân trải qua, nếu không chẳng ai có thể kể lại chính xác cuộc đời của

ai. Tsangyang Gyatso thực sự từng tồn tại trong lịch sử, Ngawang

Lhundrup Daji cũng vậy, nhưng trong lịch sử lại ghi chép Tsangyang

Gyatso hai mươi lăm tuổi đã qua đời. Nếu Ngài không chết, sư phụ của

Ngawang Lhundrup Daji thật sự là Tsangyang Gyatso ư? Nếu Ngài quả thật

chết bên hồ Thanh Hải, thế thì sư phụ của Ngawang Lhundrup Daji lại là

người nào? Chẳng lẽ Ngawang Lhundrup Daji vì viết một quyển “Bí truyện”

mà hư cấu sư phụ của mình thành Tsangyang Gyatso sao?



Chuyện đời

mênh mang, còn chúng ta từ khi sinh ra đã mang một câu đố, đi lại trong

cõi mênh mang đó. Biết bao truyền kỳ phong nhã hào hoa đều tan thành mây khói, biết bao vua chúa, đại thần văn võ đều biến mất không còn tăm

tích. Mỗi một ngọn núi xanh, mỗi một dòng sông chảy, đều có câu chuyện

không thể nói thành lời; mỗi một ngọn cỏ gốc cây, mỗi một hòn đá đều có

câu đố không thể giải đáp. Chúng ta còn có thể dựa vào những vết tích

vụn vặt năm tháng để lại, tìm được những gì? Nói cách khác, non sông

không ngừng dời đổi này còn có thể lưu lại những gì cho chúng ta?