Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất

Chương 49 : Chốn về

Ngày đăng: 08:32 19/04/20


Mỗi người đều khát

vọng đời này có thể tìm được một nơi chốn để linh hồn nghỉ ngơi, nuôi

dưỡng tình cảm, yên thân gửi phận ở đó. Có lẽ nơi đây chẳng phải là quê

hương, không nhìn thấy thấy phong cảnh thiên nhiên thuần phác thuở nhỏ,

nhưng có khi còn hơn cả quê hương.



Mỗi người đều khát vọng đời

này có thể tìm được một nơi chốn để linh hồn nghỉ ngơi, nuôi dưỡng tình

cảm, yên thân gửi phận ở đó. Có lẽ nơi đây chẳng phải là quê hương,

không nhìn thấy phong cảnh thiên nhiên thuần phác thuở nhỏ, nhưng có khi còn hơn cả quê hương. Có thể thu nhận một lữ khách chân trời là đủ để

thấy nó có lòng dạ rộng rãi khoan hậu. Chúng ta đều là người mệt mỏi với số mệnh bôn ba trên thế gian này, vắng lạnh rong ruổi nơi đường ngang

lối dọc, không biết cuối cùng rễ mọc ở chốn nào, lại sẽ quay về chốn

nào.



Tsangyang Gyatso trải qua biển biếc nương dâu, đời người

biến đổi, nhiều năm trôi dạt đã khiến Ngài chán ngán. Mãi đến khi gặp gỡ Alxa Nội Mông Cổ, một vùng đất có thảo nguyên, qua bích và hoang mạc.

Đối với nhiều người, mảnh đất này quá đỗi bình thường, chẳng có bao

nhiêu phong cảnh đẹp đẽ. Nhưng Tsangyang Gyatso lại có tình cảm vừa gặp

đã xiêu lòng đối với nơi này, vì Alxa đã cho Ngài cảm giác an toàn,

phong tục dân gian chất phác ở đây khiến Ngài có một cảm giác mơ về quê

cũ. Phiêu bạt hồng trần mười năm, Tsangyang Gyatso không phải chỉ đơn

thuần thưởng thức phong thổ nhân tình các nơi, Ngài đang lưu vong, bị

bức bách bởi thế lực của Lha-bzang Khan, Tsangyang Gyatso sống những

ngày trốn chui trốn nhủi. Do đó mười năm này nếm đủ gian nan, tuy cứu

rỗi được nhiều dân chúng, nhưng bản thân chưa từng được yên ổn thực sự.



Alxa từ đó đã là quê hương thứ hai của Tsangyang Gyatso, tên tuổi Ngài đã

từng khiến gió mây xao động ở thành Lhasa, người dân Tây Tạng ngày đêm

truyền xướng tình ca của Ngài. Còn ở Alxa, mọi người truyền tụng đủ mọi

sự tích của vị thần bảo hộ thảo nguyên này, các phiên bản mới không

ngừng được sinh ra. Trong “Bí truyện” của Ngawang Lhundrup Daji, đã ghi

chép nhiều thần tích linh dị của Tsangyang Gyatso. Dường như Ngài thật

sự là một vị Phật sống rơi xuống trần gian, có thần thông và pháp lực vô tận, mà tất cả sứ mệnh của Ngài, đều là vì hoằng dương Phật pháp, tạo
Vương phi A Bảo luôn chăm sóc chu đáo, rất mực cung kính đối với Thượng

Sư, khiến kẻ trên người dưới trong vương phủ đều vô cùng tôn sùng nhà sư thân phận đặc thù này. Tsangyang Gyatso là Phật sống, trên người Ngài

nhất định có một khí chất không giống với người thường, diện mạo tuấn

tú, tính Phật từ bi của Ngài khiến người không thể kháng cự.



[5]

Thập Sát Hải: là ba hồ Tiền Hải, Hậu Hải và Tây Hải trong nội thành Bắc

Kinh. Vì xung quanh có mười chùa miếu nên gọi là Thập Sát Hải.



[6] Cung Ung Hòa: nằm ở khu Đông Thành, Bắc Kinh, là tự viện Phật giáo Tạng truyền lớn nhất trên đất Hán.



Ở cửa Đức Thắng, Tsangyang Gyatso tận mắt nhìn thấy tình cảnh con cái và

người nhà của Đệ Ba Sangye Gyatso bị áp giải vào kinh. Đệ Ba Sangye

Gyatso từng gió mây bất tận, nắm giữ cục diện chính trị Tây Tạng mấy

mươi năm, sau khi đầu rơi xuống đất, hào hoa phú quý của hôm qua đều

chìm vào khói bụi. Người chết đã đành, người sống tội gì, vậy mà họ vẫn

phải chịu sự trừng phạt khắc nghiệt vì lỗi lầm của quá khứ. Nhưng họ

thật sự sai sao? Thắng làm vua, thua làm giặc, định số ngàn xưa chẳng ai có thể thay đổi. Ngắm từng khuôn mặt dính đầy gió bụi, nhớ đến những

chuyện tiền nhân quá vãng, Tsangyang Gyatso cảm khái muôn vàn.



Mười năm gió mưa không tự chủ, hôm nay Ngài đất khách gặp người quen, lại là tình cảnh thế này. Bất kể Đệ Ba Sangye Gyatso từng gây tổn tương thế

nào đối với Tsangyang Gyatso, nhưng chung quy từ đầu đến cuối, y là

người thân mật nhất trong cung Potala của Ngài. Cũng chỉ có Sangye

Gyatso thật sự từng bảo vệ Ngài, đồng thời từng dạy Ngài kinh điển Thiền học, khiến Ngài được lợi ích cả đời. Giờ đây Tsangyang Gyatso nhìn

người nhà của Sangye Gyatso luân lạc đến đây mà lại bất lực, ngoài than

thở, Ngài còn có thể làm gì?



Ai nói Phật sống sinh ra đã có sức

mạnh của thần, có thể hô mây gọi gió, có thể độ hóa chúng sinh? Trong

nhân gian mênh mang, có lúc Phật cũng không ngăn nổi một chút sóng gió,

vì định luật nhân quả, ý trời khó trái. Khi xót xa bứt rứt, Phật cũng sẽ rơi lệ.