Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất
Chương 50 : Chuyển thế
Ngày đăng: 08:32 19/04/20
Chúng ta đều là khách
qua đường giữa chốn hồng trần, cũng từng hiểu biết nhân quả, lại không
thể lĩnh ngộ huyền cơ trong đó. Đời này nếu chịu hết khổ nạn, xem như là tiêu trừ nghiệt trái kiếp trước, đời này nếu suôn sẻ bình thản, chỉ xem như là phúc báo có được.
Đều nói một người có linh tính, có thể
sẽ trong mơ, hoặc trong một số hình ảnh, biết được kiếp trước và kiếp
sau của mình. Bản thân giấc mơ chính là một sự hư ảo, nhưng nhiều người
lại bằng lòng chìm đắm trong mơ, mượn tưởng tượng mỹ lệ tuyệt vời, để an ủi buồn khổ trong hiện thực. “Lâm Xuyên tứ mộng[1]” của Thang Hiển Tổ
đến nay vẫn được mọi người si mê, là vì tất cả câu chuyện đều xảy ra
trong mơ. Trong mơ có nhiều điều kỳ diệu, khó nói nên lời. Trong mơ, có
thể không lo cảnh xuân tươi đẹp phải chăng như mây khói thoảng qua,
không quản dòng chảy thời gian phải chăng như nước xuân cuồn cuộn một đi không trở lại.
[1] Lâm Xuyên tứ mộng: bốn vở kịch do Thang Hiển
Tổ sáng tác, đều liên quan đến chữ “mộng”. Gồm Tứ Tiêu Ký (Tứ Thoa Ký),
Mẫu Đơn Đình, Nam Kha Ký, Hàm Đan Ký.
Chúng ta đều là khách qua
đường giữa chốn hồng trần, cũng từng hiểu biết nhân quả, lại không thể
lĩnh ngộ huyền cơ trong đó. Đời này nếu chịu hết khổ nạn, xem như là
tiêu trừ nghiệt trái kiếp trước; đời này nếu suôn sẻ bình thản, chỉ xem
như là phúc báo có được. Không ai có thể lật xem kiếp trước của mình,
cũng không ai có thể biết được kiếp sau của mình, tất cả suy đoán, đều
như đúng như sai.
Do đó đối với chuyển thế của Đạt Lai Lạt Ma các đời ở Tây Tạng, sẽ sinh ra lòng hiếu kỳ, luôn không nhịn được hỏi: Rốt
cuộc làm thế nào để tìm được linh đồng chuyển thế? Chẳng lẽ người chết
rồi thật sự sẽ có chuyển thế? Cứ xem là có chuyển thế, lẽ nào quá trình
phức tạp này sẽ không xuất hiện sai sót? Về việc làm sao tìm kiếm linh
đồng chuyển thế và xác nhận linh đồng chuyển thế, trước đây đã có trình
bày, nhưng vẫn có quá nhiều huyền cơ không thể giải thích, khiến người
nghĩ mãi không hiểu. Lời tiên đoán đáng tin hay không? Cao tăng bói quẻ
đáng tin hay không? Nước hồ thánh đáng tin hay không? Còn những hiện
tượng thiên văn thần kỳ kia có đáng tin hay không? Nếu nhiều thứ trên
thế gian không đáng tin, vậy thì sao vẫn có nhiều tín đồ phủ phục dưới
chân Phật như thế để cầu nguyện độ hóa và siêu thoát?
Lịch sử đan xen phức tạp, huyền cơ trùng trùng, thực là quá đỗi lằng nhằng.
Không ai có thể đưa ra một câu trả lời xác định về việc Tsangyang Gyatso đi đâu, làm gì, về lai lịch của Kelzang Gyatso. Bản thân lịch sử chính
là một vũ đài kỳ quái sặc sỡ, biết bao người tồn tại không rõ ràng, lại
ra đi không rõ ràng, trước giờ đều không thật sự nắm giữ cuộc đời của
mình. Bản thân Kelzang Gyatso cũng không hiểu rõ, rốt cuộc lấy thân phận nào ngồi trên ngai Phật của cung Potala, ngồi suốt mấy mươi năm. Về câu đố thân phận của mình, Ngài không hỏi, cũng không cách gì hỏi được. Chỉ đành tin tưởng mình thật sự là linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 6
Tsangyang Gyatso, tin tưởng mình là Phật sống theo lời tiên đoán trong
thơ của Tsangyang Gyatso. Bởi vì, Litang là quê hương của Ngài.
Ngày 15 tháng 9 năm 1720, Kelzang Gyatso cử hành điển lễ tọa sàng ở cung
Potala, tôn Ban Thiền thứ 5 Lobasang Yeshe làm thầy, thọ giới sa di. Sau đó vào tu viện Drepung học kinh. Năm 1727, Kelzang Gyatso hai mươi
tuổi, lại thọ giới tỳ khưu từ Ban Thiền thứ 5. Sau khi tự mình chấp
chính, Kelzang Gyatso dốc sức vào sự vụ tôn giáo, hoằng dương Phật pháp, tạo phúc chúng sinh. Ngài sống cả đời khiêm tốn tiết kiệm giản dị, rất
được dân chúng Tây Tạng kính yêu.
Trong lịch sử Phật giáo Tạng
truyền Tây Tạng, đã xuất hiện ba vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 6. Tất cả những
chuyện này, duyên khởi từ Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso, chính Ngài đã
diễn dịch truyền kỳ, lại tiếp diễn truyền kỳ. Nhưng ba vị Đạt Lai này
cũng chỉ là thanh y trên vũ đài cung Potala, bất lực đạo diễn màn kịch
của người khác, nhưng nào đã được sở hữu bản thân chân thực? Tsangyang
Gyatso dù vẫn được người đời sau ngược dòng hoài niệm, nhưng cả đời của
Ngài rốt cuộc là một câu đố không thể giải đáp. Yeshey Gyatso càng đáng
buồn hơn, ở trong cung Potala mười một năm, đến nay cả một sợi tóc của
Ngài cũng không tìm được. Còn Kelzang Gyatso định sẵn là bình dị, có lẽ
Ngài cũng chỉ là một vật thay thế, dùng nhục thân của Ngài để thay thế
một vị trí hư không.
Trước những nghi hoặc không thể giải thích,
chúng ta rốt cuộc nên tin điều gì, không nên tin điều gì? Có lẽ chúng ta nên giống như mây trắng gió mát, nhàn nhã tự tại, không phiền lo, quấy
nhiễu. Giống như những người dân Tạng thành kính kia, tin tưởng sự tồn
tại của Thần Phật, tin tưởng mỗi một áng mây trắng, mỗi một chú linh
dương Tạng đều có linh tính không thể nói bằng lời. Như vậy sẽ không cần tìm kiếm lời giải cho câu đố hiểm hóc kia, không cần biết chân tướng
của ba trăm năm trước. Cứ để câu đố mãi mãi là câu đố, để hôm qua mãi
mãi qua đi, để câu chuyện mãi mãi chỉ là câu chuyện. Người hiền lành như bạn và tôi, chỉ ở một góc của trần thế, trầm tĩnh yên ổn, là tốt rồi.