Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất

Chương 52 : Duyên xưa

Ngày đăng: 08:32 19/04/20


Duyên là gì? Duyên là

gặp nhau nơi ngã tư đường, là nắm tay chốn hồng trần xa lạ; duyên là

muôn đóa hoa xuân đồng loạt nở rộ, là hai phiến lá thu cùng nhau rụng

xuống; duyên là đối thoại giữa non và nước, là mặt trời và mặt trăng

đồng thời xuất hiện.



Duyên là gì? Duyên là gặp nhau nơi ngã tư

đường, là nắm tay chốn hồng trần xa lạ; duyên là muôn đóa hoa xuân đồng

loạt nở rộ, là hai phiến lá thu cùng nhau rụng xuống; duyên là đối thoại giữa non và nước, là mặt trời và mặt trăng đồng thời xuất hiện. Gặp

nhau, quen nhau giữa biển người mênh mông chính là duyên, lưu lạc giữa

hồng trần lại không lãng quên chính là duyên. Gặp gỡ, là một kiếp nạn

hạnh phúc, cũng là một nét đẹp sai lầm. Quên nhau, là một sự khởi đầu

hoang mang, cũng là sự kết thúc trong trẻo.



Chúng ta luôn nói,

tin duyên tiếc duyên, không nên dễ dàng làm tổn thương người bên cạnh,

không nên để tốt đẹp trở thành dĩ vãng. Nhưng vẫn sẽ nhiều lần nghe được một vài thanh âm đang than thở: “Nhân sinh nhược chích như sơ kiến, hà

sự thu phong bi họa phiến. Đẳng nhàn biến khước cố nhân tâm, khước đạo

cố nhân tâm dịch biến[1]”. Lòng người dễ đổi thay, bất cứ lúc nào cũng

chẳng thể chắc chắn rằng cái cảm giác tốt đẹp ấy vẫn tươi mới như cũ,

không bao giờ già đi. Do đó một số người chẳng thà biệt ly lâu dài, chứ

không muốn bên nhau mãi mãi. Chỉ có biệt ly, có thể khiến con người

trước sau ghi nhớ sự tốt đẹp đã từng có, thời gian bên nhau lâu rồi, thì sẽ nhìn thấy nhiều khuyết điểm của đôi bên, mà xem nhẹ nỗi niềm xao

xuyến thuở mới gặp gỡ.



[1] Thơ của Nạp Lan Dung Nhược, tạm dịch

nghĩa: Đời người nếu chỉ như lần đầu gặp gỡ, thì sao có chuyện gió thu

làm chiếc quạt đau lòng. Bỗng dưng cố nhân thay lòng, lại nói là tình

người luôn dễ biến đổi.



Dịch thơ:



Giá như gặp gỡ lần đầu,



Gió thu sao nỡ giao sầu quạt tranh.




[10] Đồ Tì: dịch âm tiếng Phạn, nghĩa gốc là đốt cháy, thông thường chỉ hỏa táng.



Năm 1757, Ngawang Lhundrup Daji, đệ tử của Tsangyang Gyatso, hoàn thành “Bí truyện”. Còn Đạt Lai thứ 7 Kelzang Gyatso viên tịch ở cung Potala, đã

kết thúc cuộc đời huyền diệu mà lại bình thường của mình. Cùng năm, tu

viện Guangzong trong núi Hạ Lan[11] xây dựng xong, Tsangyang Gyatso được tôn làm Thượng Sư. Trong tu viện thờ cúng tháp chứa nhục thân của Đạt

Lai thứ 6, mãi đến năm 1966 vẫn còn.



[11] Núi Hạ Lan: nằm ở giao giới Ninh Hạ và Nội Mông Cổ, Trung Quốc, dài khoảng 200km, đỉnh núi cao nhất 3.556m.



“Nhất trần thổ, vạn thiên cốt, do lai tương tư thôi nhân khổ. Linh lung tâm,

hàn băng chú, chích vi đạm mạc vô tình vật. Khả liên tuế nguyệt, mỹ mộng hư độ, vô tận tang thương vô tận lộ, mộng tỉnh lai thời nhân hà

xứ?[12]” Tình cờ đọc được bài từ này, cảm giác tâm linh đôi chút xao

động. Nhưng không biết là ai viết, chỉ cảm thấy người viết bài từ này

chắc là một người hiện đại. Câu chữ không hẳn là tuyệt đẹp, nhưng tình

cảnh trong bài từ chẳng hiểu vì sao lại thu hút tôi. Nếu bài từ này dùng với cao tăng khác, đương nhiên không hợp ý cảnh, nhưng dùng với nhất

đại tình tăng Tsangyang Gyatso, dường như đã thỏa mãn tâm linh. Tuy nói

cái chết của cao tăng là Niết bàn, là siêu thoát, nhưng tôi luôn cảm

thấy sự ra đi của Tsangyang Gyatso mang một vẻ đẹp buồn khó nói thành

lời, và một nỗi tiếc nuối không thể nào hơn.



[12] Tạm dịch: Một

mảnh đất bụi chứa muôn ngàn xương cốt, xưa nay tương tư khiến người khổ

sở. Trái tim hoạt bát đúc thành băng lạnh, chỉ là một vật lạnh nhạt vô

tình. Nuối tiếc năm tháng, mộng đẹp uổng phí, tang thương vô tận đường

dài vô tận, khi tỉnh mộng người ở nơi nào?



Người nói Tsangyang

Gyatso đa tình, đa thiện, không có quá nhiều mùi vị bi lệ. Tình cảnh

trong bài từ này không thích hợp với Ngài, huống chi là sau khi Ngài

trải qua biển biếc nương dâu, đạt đến cõi Niết bàn Tịnh độ? Chỉ là sinh

mệnh vốn dĩ cũng như đất bụi, đi qua hành trình dằng dặc, ai người có

thể không tang thương? Ai lại có thể không tỉnh mộng? Không phải năm

tháng vô tình, cũng chẳng phải bạn và tôi sống uổng, duyên đến duyên đi, chết sống có nhau, chẳng qua cũng là như thế.