Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất

Chương 53 : Nhân quả

Ngày đăng: 08:32 19/04/20


“Thế gian nào có

đôi đường vẹn, Chẳng phụ Như Lai chẳng phụ nàng.” Đây mới là Tsangyang

Gyatso thật sự, Tsangyang Gyatso rong chơi giữa cõi Phật và sông tình,

lún sâu trong đó, không thể tự mình thoát ra.



Đại ái vô ngôn[1].

Phật dạy người buông xuống, khiến người hiểu được thương xót, học được

khoan dung. Phóng sinh trong hồ mọc đầy hoa sen, tin rằng cầu nguyện

kiếp này nhất định sẽ được trọn vẹn. Thắp sáng một ngọn đèn bơ trước

Phật, tin rằng kiếp này lầm đường lạc lối cũng có thể tìm ra lối thoát.

Xoay chuyển kinh luân trên đường cầu Phật, Tin rằng vận mệnh ba chìm bảy nổi sẽ mây nhạt gió nhẹ từ đây.



[1] Tình yêu lớn lao sâu sắc không cần trực tiếp bày tỏ bằng lời nói.



“Khi ta chưa sinh, ai là ta; khi sinh ta ra, ta là ai.” Mỗi người sinh tồn

trên thế gian đều thường hay thốt ra lời cảm thán hoang mang như vậy.

Không biết mình là ai, lại không biết ai là mình. Có lúc đi trên đường,

luôn cảm thấy một vài người lướt qua dường như đã từng quen biết, nhưng

chắc chắn rằng đời này chưa hề gặp gỡ. Lẽ nào kiếp trước từng gặp gỡ bên sông Vong Xuyên? Hoặc là từng lướt qua nhau trên cầu Nại Hà?



Đối với truyền thuyết thần thoại đẹp đẽ đó, nhiều người đều thấy nhung nhớ

như số mệnh. Cũng giống như đá tam sinh, trên đá đã viết kiếp trước kiếp này của mình, bạn và tôi một thời đứng bên đá tam sinh, xem luân hồi

đến rõ ràng xác thực. Cho rằng như vậy thì có thể ghi nhớ tất cả, không

tái phạm lỗi lầm tương tự, không phụ bạc người không nên phụ bạc nữa. Ai hay vội vã qua cầu Nại Hà, vẫn phải uống chén canh Mạnh Bà nấu bằng

nước mắt kiếp này của mình. Canh Mạnh Bà là nước quên tình, sau khi

uống, liền quên hết tất cả, từ đó đi vào luân hồi với linh hồn sạch sẽ.



Sở dĩ nhiều vị Đạt Lai Lạt Ma trước khi chết dự đoán tung tích linh đồng
trăm họ, nhưng thơ tình của Ngài, sự du ngoạn nhân gian của Ngài chính

là độ hóa tốt nhất đối với trăm ngàn tín đồ. Mà điều khiến chúng ta ghi

lòng tạc dạ, trước sau là vị Phật sống trẻ tuổi tuấn nhã đa tình ấy, là

nhu tình phong hoa tuyết nguyệt của Ngài.



“Thế gian nào có đôi

đường vẹn, Chẳng phụ Như Lai chẳng phụ nàng.” Đây mới là Tsangyang

Gyatso thật sự, Tsangyang Gyatso rong chơi giữa cõi Phật và sông tình,

lún sâu trong đó, không thể tự mình thoát ra. Ngài đa tình như thế,

khiến người đời yêu đến sâu sắc, yêu đến xốn xang. Ngài rốt cuộc là chấp mê, hay là đốn ngộ; là rời được, hay là không rời; là sở hữu, hay là

buông xuôi, đều không quan trọng nữa. Đi qua Vong Xuyên, vào lại luân

hồi, trở lại trên đời, lại là kiếp mới.



Kiếp này, dù Tsangyang

Gyatso diễn vai trò nào, dẫu là người không quen biết gặp gỡ trên đường, vội vã lướt qua nhau cũng nhất định quay đầu vì Ngài. Quên đi thôi, cứ

như vậy quên đi thôi. Lãng quên kiếp trước Ngài từng có, kiếp này, và cả kiếp sau. Tất cả đều là bụi trần, tất cả đều sẽ tan thành mây khói. Nếu thật sự không có vết tích, vì sao vẫn có nhiều người như thế trèo đèo

lội suối đến Tây Tạng, biết rõ là người dưng yết kiến, lại vẫn si tâm

không đổi tìm kiếm kiếp trước kiếp này của Ngài? Tôi nghĩ bởi vì Ngài là Phật của chúng ta, là trân trọng cả đời của chúng ta.



Tôi trồng

nhân kiếp này, ai gặt quả kiếp sau. Gió lộng mênh mang chốn cao nguyên

không lời, mây trắng đến đi vô tâm không lời, núi thần hồ thánh không

lời. Chúng xưa nay đều như thế, vì một lời hứa giản đơn, có thể suốt đời suốt kiếp giữ kín như bưng. Hãy để chúng ta hướng về năm tháng ôn hậu

khoan dung, khấn một lời nguyện lương thiện, chỉ nguyện mỗi một dòng

sông trên thế gian này đều có thể trong vắt không bụi, mỗi một ngọn núi

đều có thể ôn hòa trầm tĩnh, mỗi một vùng thảo nguyên đều có thể không

chia đôi bờ. Nguyện non sông tươi đẹp, thời thịnh yên vui.