Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất

Chương 54 :

Ngày đăng: 08:32 19/04/20


[1] Gặp hay không gặp, Đào Bạch Liên dịch thơ.



Vào một mùa xuân mai nở, tôi viết một câu thế này trên chữ ký cá tính của

mình: Biết bao phồn hoa thành mộng cũ, nhân gian hiện lại Bạch Lạc Mai.

Bạn nói có cảm giác tái xuất giang hồ, tôi điềm đạm mỉm cười. Khi viết

xong cuốn thi truyện này về Tsangyang Gyatso thì đã vào mùa đông lạnh

lẽo, mùa đông này, Giang Nam nhiều tuyết. Khi tôi gác bút, khấn một tâm

nguyện cuối cùng: nguyện non sông tươi đẹp, thời thịnh yên vui. Sau đó

cứ luôn trầm mặc, mãi đến sau Tết, ngắm bên suối cỏ xanh mơn mởn, trong

vườn hoa mai nở rộ, mới bừng tỉnh cảm thấy phải kịp thời tranh thủ lấy

mùa xuân.



Khoảng thời gian này, tôi biết đến “Phi thành vật nhiễu II[2]”, biết trong phim có một bé gái tên Xuyên Xuyên đã đọc một bài

thơ - “Kiến dữ bất kiến”. Chính bài thơ này đã cảm động muôn ngàn người, biết bao người lệ rơi đầm đìa vì nó. Trước đó, nhiều người đều cho rằng “Kiến dữ bất kiến” là do Tsangyang Gyatso viết, và mải mê truyền xướng. Mãi đến sau này mới biết là bài thơ “Ban trát cổ lỗ bạch mã đích trầm

mặc” do một nhà thơ nữ hiện đại tên Trát-tây-lạp-mẫu Đa-đa[3] viết. Mà

linh cảm của bài thơ này đến từ một câu nói vô cùng nổi tiếng của đại sư Liên Hoa Sinh: “Ta chưa từng rời bỏ những người tín ngưỡng ta, hay thậm chí người không tin ta, tuy họ không nhìn thấy ta, các con của ta, sẽ

mãi mãi, mãi mãi được lòng từ bi của ta bảo vệ.”



[2] Phi thành

vật nhiễu II: phim điện ảnh của Trung Quốc, đạo diễn Phùng Tiểu Cương,

biên kịch Vương Sóc, các diễn viên Cát Ưu, Thư Kỳ, Tôn Hồng Lôi, Diêu

Thần, An Dĩ Hiên...



[3] Trát-tây-lạp-mẫu Đa-đa (sinh năm 1978): tên thật Đàm Tiếu Tỉnh, nữ Phật tử người Quảng Đông, hiện tu hành ở Bodhgaya, Ấn Độ.



Còn khi tôi xem được một câu thế này của Trát-tây-lạp-mẫu Đa-đa viết, cũng

cảm động sâu sắc. “Cho dù như thế, Đa-đa bằng lòng đem vinh dự quy về

Tsangyang Gyatso.” Trương Ái Linh[4] từng nói, bởi vì hiểu được, cho nên từ bi. Thứ chúng ta cứ luôn theo đuổi, chẳng phải chính là giữa người

và người thêm một phần hiểu nhau, thêm một phần trân trọng, thêm một

phần thương xót hay sao? Tin rằng Tsangyang Gyatso cũng sẽ không muốn

đòi phần vinh dự này, với tài hoa của Ngài, khí độ của Ngài, tiêu sái

của Ngài, há lại để ý cách nhìn của người đời ba trăm năm sau đối với

Ngài hay sao?



[4] Trương Ái Linh (1920-1995): nhà văn nữ của

Trung Quốc. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của bà bao gồm "Sắc, Giới" và

"Chuyện tình giai nhân".



Tsangyang Gyatso từng có được sự tôn

vinh cao nhất, được trăm ngàn tín đồ thành kính lễ bái, được nhiều cô

gái xinh đẹp trong thành Lhasa kính yêu sâu sắc, đã viết vô số bài thơ

tình đau khổ triền miên. Dù có bài thơ “Kiến dữ bất kiến” này hay không, Ngài vẫn là vị tình tăng tuyệt mỹ nhất trong lòng người đời, trên miền

đất thần bí gọi là Tây Tạng ấy, trồng đầy hoa tình. Chỉ cần người đi
trái tim ban sơ tinh khiết đẹp đẽ. Bất kể gặp gỡ hay không, chúng ta đều là những người từng được Ngài cứu rỗi. Đã yêu thích “Kiến dữ bất kiến”

như thế, thì lấy bài thơ này làm kết cuộc, giống như khởi đầu của đoạn

tình sâu ấy năm xưa.



Nàng gặp, hay không gặp ta



Ta vẫn ở đây



Không mừng, không lụy



Nàng nhớ, hay không nhớ ta



Tình vẫn ở đây



Không còn, không mất



Nàng yêu, hay không yêu ta



Yêu vẫn ở đây



Không thêm, không bớt



Nàng theo, hay không theo ta



Tay ta vẫn nơi nàng



Không lơi, không siết



Hãy ngả vào lòng ta



Hoặc là



Dành cho ta một chỗ trong trái tim nàng



Bình lặng yêu nhau



Âm thầm thương tưởng.



Bạch Lạc Mai



Tháng 2 năm 2011 tại sơn trang Lạc Mai