Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất

Chương 7 : Cảnh mộng

Ngày đăng: 08:31 19/04/20


Phật viết kinh thư không chữ trên mình mỗi người, chỉ đợi người có duyên đọc hiểu. Phật đặt ra câu đố thâm sâu cho mỗi miền đất, chỉ đợi người có

duyên suy đoán.



Đêm qua, tôi mơ thấy mình đã đi Tây Tạng, ở một

tu viện không biết tên, nhìn thấy một cây bối lá rụng đầy. Có sư sãi

khoác cà sa màu đỏ thẫm cúi đầu gấp gáp đi lại, làm thảm lá trên mặt đất thoáng xao động. Cung điện trùng điệp trong gió lạnh hiu hắt tỏa ra một nỗi cô độc cách biệt với đời, tựa hồ ở đây từng có một tai họa lớn, giờ đây chim chóc bay hết, không người làm chủ. Trên lâu đài vắng vẻ, có

một chú tiểu ngồi nghiêm trang, hai tay chắp trước ngực, chú tiểu trông

rất đỗi bình yên vô sự, thế giới hỗn loạn không quấy nhiễu được cảnh

giới thanh tịnh của chú. Tôi nhìn thấy trong mắt chú vẻ hiền lành và

thương xót tôn trọng vạn vật. Ký ức trôi thật xa, chỉ một chiếc lá rụng, liền khiến tôi thức tỉnh.



Chú tiểu có lẽ là Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 nổi tiếng trong lịch sử, Tsangyang Gyatso. Bất kể ba trăm năm trước hay ba trăm năm sau, cái tên này đều như một vì sao lấp lánh, hào quang

chiếu rọi trên thân mỗi người, nhưng lại xa xăm không tài nào với tới.

Tôi là cô gái bình thường nhất chốn hồng trần, định sẵn không thể cùng

Ngài kết duyên; khi đọc thơ Ngài, sẽ ngẫu nhiên ảo tưởng, có lẽ một kiếp nào đó, tôi là cành cây ngọn cỏ được Ngài đoái thương, là chú cá đỏ

được Ngài phóng sinh. Nghĩ như vậy, sau khi tỉnh mộng không đến nỗi quá

hụt hẫng, không đến nỗi gió bụi vô chủ.



Trong mơ luôn có quê cũ

không về được, tỉnh lại vẫn sẽ tràn đầy khát vọng nóng bỏng và ảo tưởng

tình sâu đối với miền đất ấy. Phật viết kinh thư không chữ trên mình mỗi người, chỉ đợi người có duyên đọc hiểu. Phật đặt ra câu đố thâm sâu cho mỗi miền đất, chỉ đợi người có duyên suy đoán. Đều nói lịch sử đã trở

thành quá khứ, bánh xe thời gian nghiền chúng vụn nát tan tành, chúng ta không cần thêm sương trên tuyết nữa. Chúng ta luôn cho rằng lịch sử

ngàn năm có những bí mật tìm hiểu mãi chẳng hết, nhưng lại không biết

rằng, năm tháng cũng sẽ mài giũa nó càng ngày càng mỏng. Dù không thể

tùy ý sửa đổi, nhưng thông qua chắp vá của nhiều người khác nhau, chuyện cũ ủ kín lâu ngày cũng dần dần mất đi mùi vị năm xưa.



Đều nói,

người có duyên có thể nhìn thấy kiếp trước kiếp này của mình trong hồ

thánh ở Tây Tạng, có thể lập lời thề ước vĩnh hằng trên núi tuyết. Giờ

đây, chúng ta lại đến mảnh đất thần bí này, chứng kiến những quá khứ rối ren của Phật giáo Tạng truyền. Năm 1644, vó sắt của Bát Kỳ[1] sau nhiều năm hăng hái chiến đấu đã đạt được mong muốn mở toang tường thành cuối

cùng của vương triều Đại Minh, quân Thanh vốn quen nhìn đại mạc hào

hùng, cuối cùng cũng được hưởng thụ sông núi ôn nhu của phương Nam. Sau


[11] Khang Hy

(1654-1722): vị Hoàng đế thứ 4 của nhà Thanh, trị vì từ năm 1661 đến năm 1722, tên húy là Huyền Diệp, miếu hiệu Thanh Thánh Tổ. Ông là vị hoàng

đế tài ba, người đã thiết lập sự thịnh trị dài lâu trên 130 năm của nhà

Thanh sau một loạt binh lửa can qua.



Năm 1682, Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 Lobsang Gyatso 66 tuổi qua đời vì bệnh tật ở cung Potala. Nhưng

Sangye Gyatso vì ổn định cục thế, quyết định giữ kín không phát tang,

lợi dụng danh nghĩa của Đạt Lai thứ 5 tiếp tục nắm giữ chính quyền.

Trong bóng tối, y lại âm thầm tra xét, tìm kiếm tung tích linh đồng

chuyển thế của Đạt Lai thứ 5. Vị linh đồng này chính là Đạt Lai thứ 6

Tsangyang Gyatso, trước khi chưa chào đời, đã định sẵn cả đời thân bất

do kỷ. Có lẽ Ngài không giống Đạt Lai thứ 5, có một trái tim có thể cùng thiên hạ tranh đoạt, có thể đặt mình trên mây, nhìn xuống muôn dân.

Nhưng vận mệnh trao cho họ vai trò giống nhau, Phật sống. Sự viên tịch

của một vị Phật sống, chẳng qua là chuyển dời linh hồn, hóa thân làm

người với một thể xác khác mà thôi. Linh hồn của họ cứ như vậy đời đời

tiếp nối, lưu truyền mãi mãi.



Trên thực tế, chuyển thế nào chỉ có Phật sống, nếu mỗi một người đều tìm kiếm kiếp trước của mình thì sẽ

lại trải qua một quá trình ra sao? Chúng ta đều là người bình thường, do đó sự sống hay cái chết của chúng ta đều chẳng có gì là kỳ lạ. Mỗi một

sinh mệnh đến hoặc đi, đều như bụi cát, rơi xuống dòng sông dài của năm

tháng mênh mang, không ai có thể tìm kiếm ai. Chúng ta kiên trì truy tìm ván bài của kiếp trước, đến cuối cùng lật bài ra, lại phát hiện lá bài

ấy không hẳn là của mình. Dùng sự cố chấp cả đời để đổi lại nuối tiếc

dường ấy, rốt cuộc có xứng đáng hay không?



Dù một đời huy hoàng

hay ảm đạm, vào ngày chết đi đều sẽ tan tành như mây khói. Sự qua đời

của Đạt Lai thứ 5 Lobsang Gyatso khiến tôi nhớ đến giấc mơ đêm qua, lá

bối rơi đầy, đến cuối cùng cũng chẳng để lại vết tích. Muôn ngàn phong

cảnh trên thế gian, chỉ cần một trận gió đã thổi tan hết rồi. Không hiểu chúng ta còn chìm đắm chốn hồng trần, vui không thấy mệt lưu luyến điều gì? Tranh đoạt thứ gì? Không quên được chuyện gì?