Hình Đồ
Chương 293 : Thiên tự văn (1)
Ngày đăng: 01:40 20/04/20
Mùa đông năm Thủy Hoàng đế thứ ba mươi tư rất lạnh.
Đêm trước khi rét đậm đến, một hồi mưa to nhất trong ba mươi năm qua, đã đưa Tứ
Hồng sớm bước vào mùa đông. Ngày mùng bảy tháng mười năm ngoái vào lúc
này Tứ Hồng rất ấm áp. Thế nhưng năm nay, nhiệt độ thay đổi làm cho cư
dân Tứ Hồng trở tay không kịp. Các nơi như huyện Bái, Phong ấp, huyện
Lưu, Ngão Tang liên tục có người chết vì lạnh. Thình lình khí hậu ác
liệt như vậy, cũng làm cho Quận thủ quận Tứ Thủy Doanh Tráng lo lắng
khôn cùng. Vốn nhân viên trong tay đã không nhiều, xuất hiện chuyện này
càng làm cho y không biết làm sao, khẩn cấp điều rất nhiều quan lại từ
các huyện đến bàn bạc làm thế nào để giải quyết nan đề này.
Mà trong rất nhiều vấn đề thì chủ yếu nhất chính là vấn đề lương thực.
Bởi trận mưa to trước kia, làm rất nhiều nông hộ trong nhà đều thiếu
thốn. Xung quanh Tương huyện còn đỡ, thế nhưng ven bờ Tứ Thủy bao gồm cả hai vùng Hạ Bi, Bành Thành đều bắt đầu có lưu dân đi tới. Từ xưa đến
nay, lưu dân là một vấn đề lớn, nếu như xử lý không tốt, sẽ biến thành
tai họa rất lớn. Doanh Tráng rơi vào đường cùng, cuối cùng phải báo đến
Hàm Dương xin mở kho lương phòng bị để hóa giải nguy cơ.
Lâu Thương hiện nay có hơn trăm kho lương lớn, hầm cất giữ gần một nghìn.
Dựa theo quy định của Đại Tần, một hầm lương có thể giữ ba nghìn thạch
lương thực. Gần nghìn hầm lương chỉ có xấp xỉ ba trăm vạn thạch lương
thực. Đương nhiên là số lương thực này là do chiến lược dự trữ lương mà
có. Đầu mối then chốt đảm nhận lương đạo là các quận Đông Hải, Tứ Thủy,
Cửu Giang.
Mở kho phát lương tuyệt đối là một đại sự, mặc dù
là Doanh Tráng, đường đường quan lớn một phương hưởng hai nghìn thạch
bổng lộc cũng không dám tự ý quyết định. Thật may, Lâu Thương lệnh, Đô
úy Tứ Thủy Lưu Khám đã trở về Lâu Thương.
Bởi lúc đầu khi
khởi công xây dựng Lâu Thương, liền lo lắng đến các nhân tố, kênh rạch
dày đặc, đảm bảo an toàn của Lâu Thương. Đồng thời, một hồi mưa to, còn
khảo nghiệm sự chịu đựng của đê đập ở Tuy Thủy, mặc dù là ở chỗ trũng
nhưng không hề bị ảnh hưởng.
Lúc nghe nói tình hình tai nạn
rất lớn ở Hạ Bi, Lưu Khám triệu tập bộ khúc, mở ra kho lương riêng để
hóa giải tình hình tai nạn ở Hạ Bi. Đồng thời đám người Lữ Văn, Trần
Nghĩa đang ở tại Lâu Thương, thông qua các con đường riêng mua lương
thảo từ bên ngoài. Lưu Khám càng khẩn cấp phái người về Thục, hướng phía Giang Dương cầu viện. Ngày hai mươi tháng mười, Điển chức Tây Nam Ba
Cức, mang khoảng mười vạn lương thực, xuất phát từ Giang Dương, đi hướng Chu huyện.
là Ba Thục, sau đó là Vân Quý! Kế sách này của Đường Lệ cũng phù hợp với suy nghĩ của Lưu Khám. Ba Mạn không thể phát triển ở quận Ba, cũng
không thể phát triển ở quận Ba.
Thủy Hoàng Đế cần chính là
một Ba Thục có sự phân chia, tranh đấu qua lại lẫn nhau, mà không phải
là một Ba Thục nằm trong tay của một người.
Nhưng, Ba Mạn
muốn phát triển, nguồn lực trong tay lại tương đối khuyết thiếu. Đặc
biệt là người tài, càng là chỗ thiếu hụt của Ba Mạn. Đếm trên đầu ngón
tay, Thẩm Thực Kỳ, Tào Vô Thương vì thân phận là quan phủ, không có khả
năng đứng ra hỗ trợ. Trương Thương lớn tuổi, thân phận lại là một người
đang bị truy nã, cũng không thích hợp đứng ra. Về phần Đường Lệ, là
người đứng sau bày mưu nghĩ kế, thế nhưng nhân viên thực hiện lo liệu
cũng không tính là nhiều.
Tá sử Giang Dương Lý Hưng cũng có
đề cử vài người với Ba Mạn, nhưng là phía sau Lý Hưng còn có một gia tộc khổng lồ. Người này là đời sau của Lý Băng – thái thú Thục quận năm
xưa. Người y đề cử, phần lớn đều xuất thân từ Lý gia ở Thành Đô. Nếu như phân công toàn bộ, sẽ tạo thành cục diện không phát triển. Cần phải có
một lực lượng khác đứng ra chế ước mới có thể phát triển tốt.
Kiến nghị của Đường Lệ là Lưu Khám điều từ Lâu Thương vài người đến
Thục quận hiệp trợ. Qua một phen thương nghị, Lưu Khám quyết định phái
hai người Chu Xương, Khổ Hành Giả đi quận Thục. Lại thêm Trình Mạc đã
chuẩn bị xuất phát đi Thục quận hiệp trợ. Trong thời gian ngắn, về
phương diện nhân thủ Ba Mạn không cần lo lắng. Còn sau đó? Đến lúc đó
rồi tính.
- Phụ thân!
Ngoài cửa truyền đến một âm thanh trẻ con.
Một đồng tử khoảng năm tuổi đi vào thư phòng.
- Bình An, có việc sao?
Vừa nhìn thấy thằng bé, trên mặt Lưu Khám lập tức lộ ra nụ cười.
Đồng tử này chính là nhi tử của Lưu Khám – Lưu Tần. Bình An là nhũ danh của Lưu Tần, vô cùng thông tuệ, đã có thể đọc sách biết chữ.
Lữ Tu không ngớt nhắc Lưu Khám tìm cho Lưu Tần một vị lão sư.
Chỉ là khi Lưu Khám trở lại Lâu Thương, liền vượt qua trận tai họa kia, vẫn vội vàng xử lý sự tình, không có thời gian nghĩ tới.