Lưỡng Quảng Hào Kiệt [Thần Châu Kỳ Hiệp]

Chương 61 : Trận đánh cầu Vạn Lý (1)

Ngày đăng: 15:59 18/04/20


Lúc này, trong miệng hố bên trong đình Nhất Công bỗng vang lên tiếng gõ mạnh.



... Đám người Khuất Hàn Sơn muốn xông ra ngoài nhưng miệng hố đã bị chặn.



...Cơ quan khống chế miệng hố này vốn ở bên ngoài chứ không phải bên trong.



... Khi Dư Khốc Dư xông ra đánh ngã Hoàng Viễn Dung cũng là Khuất Hàn Sơn khống chế cơ quan.



... Bây giờ đám người Khuất Hàn Sơn đang ở bên trong tự nhiên là cũng không mở được miệng hố.



... Bọn chúng có thể ra ngoài từ lối vào trong địa đạo, chỗ đó là phòng ngủ của Khuất Hàn Sơn, còn có Dư Khốc Dư và Giang Dịch Hải.



... Bọn chúng phải đi, phải đi mau!



Tám người tự nhiên là cũng nghĩ tới chuyện này, Mã Cảnh Chung hô lên:



-Đi!



Tả Khâu Siêu Nhiên hỏi:



-Giờ đi đâu?



Tiêu Thu Thủy đáp:



-Tìm Mạnh sư thúc!



Mạnh sư thúc chính là “Hận bất tương phùng, biệt ly lương kiếm” Mạnh Tương Phùng, ông là sư đệ Tiêu Tây Lâu, cũng là một trong bảy đại danh kiếm võ lâm.



Mạnh Tương Phùng và “Thiên nhai phân thủ, tương kiến bảo đao” Khổng Biệt Ly được xưng thành “Đông đao Tây kiếm”, Mạnh Tương Phùng hùng cứ Quảng Tây, Khổng Biệt Ly như hổ nằm Quảng Đông, là một võ lâm Ngũ đại đao khách.



Mạnh Tương Phùng là người chủ trì của phân cục Hoán Hoa Quế Lâm, cũng là đầu não của ngoại Hoán Hoa kiếm phái.



Trợ trận cho ông ta còn có Tiêu Dịch Nhân, Tiêu Khai Nhạn, nghe nói chưởng môn trẻ nhất từ trước tới nay của Hải Nam kiếm phái Đặng Ngọc Bình cũng đang ở đó, còn cả Đường Bằng, Đường Cương và Đường Mãnh.



Muốn cứu nhà họ Tiêu Hoán Hoa, tất phải điều động hảo thủ của ngoại Hoán Hoa kiếm phái.



Họ thoát ra khỏi Tứ Xuyên, qua Quý Châu, vốn có sáu người chỉ còn lại năm, nhưng đi tới Quảng Tây lại có thêm ba vị cao thủ:



Văn Tấn Sương, Mã Cảnh Chung, Âu Dương San Nhi.



Khâu Nam Cố được sắp xếp chiếu cố cho Âu Dương San Nhi, cũng làm người tiếp ứng. Trước khi mấy người Tiêu Thu Thủy tiến vào đình Nhất Công đã dặn đi dặn lại, không đến thời điểm quyết định, Khâu Nam Cố không được ra tay.



Vì thế đến lúc quan trọng nhất, Khâu Nam Cố đã phát huy tác dụng lớn nhất.



Âu Dương San Nhi ở bên ngoài tìm đúng cơ quan mở rào sắt, Khâu Nam Cố thì phát động công kích, chẳng những thả được sáu người Tiêu Thu Thủy mà còn đánh đuổi Đồ Cổn và Bành Cửu.



Bây giờ họ muốn từ Lâm Quế thuận dòng Ly Giang tới Cổ Chi Lương Phong, rồi chuyển hướng đến Quế Lâm.



Sông núi Quế Lâm nổi tiếng khắp thiên hạ nhưng nơi đây không chỉ được biết đến với non sông mà còn là một danh thành quan hệ tới cả một giai đoạn hưng suy trong lịch sử.



Trong tấu chương thời hoàng đế Vĩnh Lịch có hai câu danh ngôn viết vể Quảng Tây: “Thời toàn thịnh nhìn lại Quảng Tây, thấy chốn ấy thật nhỏ, lấy Quảng Tây để khôi phục Trung Nguyên, lại thấy chốn ấy thật lớn!”(*) Thiệu Khang nhất Lữ, tam hộ vong Tần,(**) các đời danh tướng, nghệ nhân, chí sĩ, cũng có không ít người xuất thân từ chốn sống núi danh địa này.



Sông Tương Giang xuất phát từ núi Hải Dương, sông Ly Giang bắt nguồn từ núi Miêu Thố. “Tương Ly đồng nguyên” vốn chỉ là lời đồn không căn cứ, nhưng hơn hai ngàn một trăm năm trước, Tần Thủy Hoàng đã phái Ngự sử mộ phu khiển lính, đào kênh Linh Cừ thông cho tàu thuyền di chuyển, Tương Giang theo Linh Cừ chảy vào Ly Giang, sau hơn mười dặm mới nhập lại vào dòng Tương Giang cũ. Sở dĩ như vậy là vì địa thế Linh Cừ ở trên cao, dòng chảy Tương Giang lại yếu, không làm vậy thì không thể lưu thông được. Đường chia nước cao hơn trăm trượng, rộng ba bốn mươi trượng, là mấu chốt của kênh đào. Dòng Tương Giang rộng hơn kênh đào đến hai, ba lần, vậy mà nước sông vẫn ra vào được kênh đào một cách dễ dàng, có thể thấy thiết kế của cổ nhân tài giỏi đến mức nào!



Linh Cừ là một trong những kênh đào cổ xưa nhất trong lịch sử thế giới, cũng là một kỳ tích trong lịch sử, những di tích nổi tiếng “Tần đê xuân hiểu”, Tô kiều thu nguyệt”, “Phi lai thạch” đều nằm rải rác quanh đó.



Bát chủy là một công tình quan trọng khác của kênh đào, nó chia cắt nước sông Tương Giang đang ập thẳng tới, chia thành những phân lưu nhỏ. Công trình này là do Phục Ba tướng quân đời Hán xây dựng lên khi tu bổ Linh Cừ, tại đó có một tấm bia, trên khắc bốn chữ lớn “Phục Ba di tích”.
Vì thế Khang Xuất Ngư quyết định không cần biết là sử dụng thủ đoạn nào cũng nhất định phải trừ bỏ Tiêu Thu Thủy trước.



Do vậy lần này lão không những đánh lén mà còn mượn nước che hình, đâm trộm một kiếm, không ngờ vẫn để cho Tiêu Thu Thủy dùng sự mẫn cảm hơn người, phản ứng nhanh chóng cùng sức phán đoán chuẩn xác, tránh thoát được.



Khang Xuất Ngư càng hận đến thấu xương, lão quyết tâm không để Tiêu Thu Thủy sống qua hôm nay.



Văn Tấn Sương đã bị thương ở chân, lấy một đánh hai đã cực kỳ khó khăn, Giang Dịch Hải cùng Đỗ Tuyệt hợp sức lại càng giống như một chiếc vòng sắt cùng một cây khoái đao, Văn Tấn Sương biến thành bò dê đợi chết.



Bò dê trước lúc chết, cũng sẽ giãy giụa.



Ong mật liều một nhát châm cũng đủ làm người bị thường, càng huống hồ Thoái tuyệt Văn Tấn Sương.



Đỗ Tuyệt và Giang Dịch Hải nhất thời vẫn chưa thể đắc thủ.



Ám khí của Đồ Cổn vốn ở trên Đường Phương, bây giờ có thêm một Âu Dương San Nhi, Đồ Cổn vẫn chiếm được thượng phong.



Nhưng hai ngày trước Đồ Cổn đã bị Khâu Nam Cố đánh trúng một chưởng, ngoài ra còn bị Văn Tấn Sương đá trúng một cước, nội thương chưa lành hẳn, công lực giảm mạnh, nhất thời cũng không thủ thắng nổi.



Tâm thần Tiêu Thu Thủy đặt vào ba người đang ngặp nguy cơ, Khang Xuất Ngư thấy rõ điểm ấy, lão muốn nhân lúc Tiêu Thu Thủy phân tâm thì một kích đoạt mạng.



Khâu Nam Cố, Tả Khâu Siêu Nhiên, Mã Cảnh Chung, Thiết Tinh Nguyệt, nếu có họ ở đây thì tốt quá!



... Tại sao họ còn chưa quay về.



Khang Xuất Ngư giống như đã nhìn ra được Tiêu Thu Thủy đang nghĩ gì, cười lạnh nói:



-Ngươi đang chờ cứu binh có phải không?



-Tốt nhất là chờ chết đi!



- Khâu Nam Cố và Tả Khâu Siêu Nhiên đã sớm bị Bành Cửu theo dấu, Thiết Tinh Nguyệt cùng Mã Cảnh Chung sợ rằng bây giờ đã chết dưới quạt của Liễu Thiên Biến rồi, còn có Hán Tứ Hải áp trận, bọn chúng chết là cái chắc.



-Ngươi cũng nộp mạng đi!



Tiêu Thu Thủy nghe mà cảm thấy huyết mạch căng phồng, gầm lên một tiếng, xông tới. Khang Xuất Ngư cười thầm trong lòng:



“…Đúng! Chính là như thế! Ngươi càng đánh mất lý trí, càng nhanh chết dưới kiếm của ta!”



Bấy giờ chợt nghe thấy một tiếng rên thảm, chân phải Văn Tấn Sương lại trúng một đao của Đỗ Tuyệt, máu tươi bắn tung, mạch môn đã bị Giang Dịch Hải bắt trúng, đang liều chết giãy giụa.



Lại nghe mấy tiếng quát tháo, hóa ra Thiết Tinh Nguyệt, Khâu Nam Cố, Mã Cảnh Chung, Tả Khâu Siêu Nhiên đều đã chạy về, vừa lùi vừa đánh, đối thủ của họ chính là Bành Cửu và Liễu Thiên Biến.



Chú thích:

(*)Hoàng đế Vĩnh Lịch cuối đời nhà Minh, theo thời gian thì ở sau bối cảnh trong truyện rất nhiều, ko hiểu sao Ôn tiên sinh lại đưa ra.



Đây là lúc Vĩnh Lịch bị quân Mãn Thanh truy đuổi, ở Quảng Tây đang phân vân giữa đánh và chạy. Cù Thức Tỷ dâng tấu sớ trong đó có đoạn:

"Hoàng thượng tại việt nhi việt tồn, khứ việt nhi việt nguy. Ngã thối nhất bộ, tắc địch tiến nhất bộ; ngã khứ tốc nhất nhật, tắc địch lai diệc tốc nhất nhật. Dĩ toàn thịnh thị việt tây, tắc nhất ngung tự tiểu; tựu việt tây khôi trung nguyên, tắc nhất ngung thậm đại. Nhược khí nhi bất thủ, ngu giả diệc tri củng thủ tống hĩ."



"việt tây" ở đây cũng là Quảng Tây, ý của đoạn này là "Hoàng thượng ở lại thì càng tồn tại, chạy đi thì càng nguy. Ta lùi một bước thì địch tiến một bước; ta chạy gấp một này thì địch đến nhanh một ngày. Thời toàn thịnh nhìn lại Quảng Tây, thấy chốn ấy thật nhỏ, lấy Quảng Tây để khôi phục Trung Nguyên, lại thấy chốn ấy thật lớn. Nếu vứt bỏ mà không thủ thì kẻ ngu cũng biết là đang chắp tay dâng lên cho giặc."



(**)Trong Sử ký phần Hạng Vũ bản kỷ có viết:

""Phu tần diệt lục quốc, sở tối vô tội. Tự hoài vương nhập tần bất phản, sở nhân liên chi chí kim, cố sở nam công viết: Sở tuy tam hộ, vong tần tất sở dã."



Quân Tần diệt sáu nước, Sở là vô tội nhất. Từ lúc Hoài Vương đến Tần không về, người Sở thương xót đến tận bây giờ, vì thế Sở Nam Công nói: nước Sở dù còn ba hộ thì kẻ diệt Tần tất là từ Sở.