Nam Quốc Sơn Hà
Chương 11 : Quan-âm Thị Hiện
Ngày đăng: 09:02 19/04/20
Tiếng Trịnh Quang-Thạch đau đớn rên la khủng khiếp làm mọi người ngừng tranh luận.
Nhà sư Pháp-Nhẫn nói với Minh-Ðệ:
– Tiểu sư phụ, dường như ban nãy tiểu sư phụ dùng Chu-sa huyền âm chưởng đánh Siêu-loại hầu. Hiện hầu đang bị đau đớn cùng cực, xin tiểu sư phụ ban thuốc giải.
Minh-Ðệ xòe hai tay ra:
– Tiểu tăng không có thuốc giải, thì làm sao mà cho y được?
Bỗng véo, véo, véo ba tiếng, rồi ba vật bay tới trước mặt Pháp-Nhẫn. Nhà sư bắt lấy xem, thì ra ba viên thuốc. Ông lên tiếng:
– Ða tạ cao nhân ban thuốc.
Ông trao thuốc cho Quang-Thạch. Quang-Thạch bỏ thuốc vào miệng nhai rồi nuốt đi. Cơn đau của y từ từ biến mất.
Thế-tử Thân Cảnh-Long cung tay nói:
– Sự việc đã như thế này, thì hôm nay chúng tôi xin thỉnh đại giá thái-tử cùng đại sư về Thăng-long yết kiến phụ hoàng để người định liệu, chứ anh em chúng tôi không thể để các vị ra về.
Triệu Thự biết rằng đây là lời nói khéo, chứ thực sự Cảnh-Long muốn bắt y. Y nổi giận:
– Ta đường đường là Thái-tử trừ quân, khắp thiên hạ không đâu không là giang sơn Ðại-Tống. Mi bất quá là công tử của một khê động Nam-biên mà dám bắt giữ ta ư? À, thì ra mi tưởng rằng võ công mi cao, rồi mi phạm thượng ư? Khó lắm.
Ðại-sư Pháp-Nhẫn cung tay:
– Duyên may gặp gỡ như vậy cũng đủ rồi, bần tăng xin phò đại giá Thái-tử rời Ðại-Việt. Non xanh còn đó, sông dài còn kia. Bần tăng xin kiếu Công-chúa cùng Thế-tử.
Nói rồi ông vung tay phát chưởng. Chưởng phong chưa ra hết, mà Thiên-Thành, Cảnh-Long, Minh-Ðệ đều cảm thấy nghẹt thở. Cả ba người đều phải phát chưởng hóa giải, rồi nhảy lui lại.
Cảnh-Long biết muôn ngàn lần mình không phải là đối thủ của nhà sư, chàng quyết định rất mau:
– Mục đích mình chỉ muốn cứu vị tiểu hoà thượng này mà thôi. Còn bọn Tống, mình không đủ sức bắt chúng, mà dù có bắt được chúng, khi về Thăng-long e phụ hoàng cũng tha cho chúng về nước thì bẽ quá.
Nghĩ vậy chàng nói:
– Ðã thế thì xin đại sư phụ phò Thái-tử hồi loan, còn anh em đệ tử xin lĩnh tiểu sư phụ này đi. Ðại sư nghĩ sao?
– Bần tăng xin tuân lệnh Thế-tử.
Cảnh-Long nói với công chúa Thiên-Thành và Minh-Ðệ:
– Ta đi thôi.
Ba người tung mình biến vào đêm tối. Nhưng chợt có tiếng nói lạnh lùng:
– Khoan!
Mọi người cùng nhìn về phía phát ra tiếng nói, tất cả đều giật mình, vì một đôi trung niên nam nữ đứng đó từ bao giờ. Nam thì uy nghi, phong lưu tiêu sái như cây ngọc trước gió. Nữ thì đẹp huyền ảo, phơi phới như hoa đào, hoa mận. Minh-Ðệ biết rằng cao nhân này đã bắn thuốc đánh Tiêu Chú cùng cứu mình. Nàng tiến tới hành đại lễ:
– Ða tạ tiền bối cứu mạng.
Hai người thản nhiên để cho Minh-Ðệ hành lễ. Người nam cất tiếng ôn tồn nói với Lý Hiến:
– Thế nào Lý công công? Người vẫn khỏe chứ? Hồi này người thăng quan tiến chức mau thực, đã lên tới chức Bắc-ban chỉ hậu rồi phải không?
Ông lại nói với Tiêu Chú:
– Tiêu tướng quân văn võ kiêm toàn, lại hết lòng trung với vua. Nhưng chỉ tiếc rằng mưu đồ đánh Ðại-Việt của tướng quân hóa ra một trường ảo mộng mà thôi. Tiếc, tiếc quá.
Lý Hiến trông thấy đôi nam nữ thì run run hỏi:
– Phải chăng... phải chăng người là U-bon vương, phò mã Xiêm-quốc, năm xưa đã đi sứ Thiên-triều.
– Chính là tiểu vương.
Tiêu Chú nói với Triệu Thự:
– Khải vương gia, vị này tên thực là Lê Văn, con trai út của một trong Ðại-Việt ngũ-long Hồng-sơn đại phu. Vào thời Thiên-thánh người có theo sứ đoàn Ðại-Việt của Khai-quốc vương đến Biện-kinh. Người rất giỏi y lý, âm điệu, mà võ công thực kinh nhân. Sau người kết hôn với công chúa Xiêm tên An-Nan Tam-gia la-sun Nong-Nụt. Khi Nùng Trí-Cao nổi loạn, vương có đem quân trợ giúp y. Chính Vương đã hạ sát Minh-Ðức đại sư, chưởng môn phái Thiếu-lâm.
Triệu Thự đã nghe biết bao lần người ta kể huyền thoại về hai kỳ tài Ðại-Việt là Lê Văn, Trần Tự-Mai. Cả hai cùng có xuất thân giống nhau, cha là một trong Ðại-Việt ngũ long, mẹ bị chết sớm trong nhục nhã. Chị của Lê Văn sau là vương phi Yên-vương Ðại-Tống; chị của Tự-Mai là vương phi Khai-quốc vương Ðại-Việt. Cả hai người cùng là phò mã. Tự-Mai là phò mã Tống; Lê Văn là phò mã Xiêm. Cả hai cùng có tài cầm quân. Tự-Mai cầm đại quân Tống, lên tới Thái-sư tước Kinh-Nam vương. Lê Văn cũng lên tới thái-sư Xiêm, tước U-bon vương. Nhưng cả hai khác nhau ở điểm: Lê Văn thì nói năng ôn tồn nho nhã. Còn Tự-Mai thì cương quyết gay gắt. Lê Văn chỉ biết trị bệnh cứu người. Còn Tự-Mai thì đa sát. Trong trận đánh ở núi Thiên-đài, Lê Văn đã hạ sát chưởng môn phái Thiếu-lâm là Minh-Ðức đại sư.
Minh-Ðức đại sư là sư phụ của đại sư Pháp-Nhẫn cùng tể-tướng Phạm Trọng-Yêm, nên khi nghe người ta nhắc chuyện này, ông bật lên tiếng than:
– A-di-đà Phật.
Ðúng ra Triệu Thự là Thái-tử, tước phong tới Tần-vương, còn cao hơn tước Nam-phương quận vương của hoàng-đế Xiêm quốc nhiều. Ðối với tước U-bon vương của Lê Văn do vua Xiêm phong cho, y chỉ coi bằng viên huyện lệnh. Nhưng nghe Tiêu Chú nói y cảm thấy ớn da gà, nên cung tay hành lễ trước:
– Thái-tử Ðại-Tống, tước phong Tần-vương xin tham kiến U-bon vương Xiêm quốc. Giám hỏi: từ nhiều năm nay, Xiêm quốc vẫn tiến cống xưng thần với bản triều. Phụ hoàng vẫn thường sai sứ sang phủ dụ. Hà cớ Vương gia lại theo dõi làm khó dễ tiểu vương? Rồi còn tung thịt chó giả làm Mộc-Tồn hòa thượng?
U-bon vương cung tay:
– Tung thuốc cứu người là tiểu vương. Còn ném thịt chó đánh người là Mộc-Tồn hòa thượng. Này Vương gia! Tiểu vương biết ông bà, bố mẹ, vợ con, anh em, nô bộc, chó mèo, lừa ngựa, trâu bò, gà vịt của Thái-tử cùng Tiêu, Lý tướng quân sắp chết hết, nên vội vàng từ Xiêm-quốc ngày đêm tìm đến để cứu, có đâu làm khó dễ?
Triệu Thự nghe Lê Văn nói, thì run run hỏi:
– Rõ ràng vừa rồi Vương bắn sỏi, bắn thuốc đánh Tiêu, Lý làm hai người tê liệt, để tiểu sư phụ thắng họ; rồi người lại bắn thuốc cứu tiểu sư phụ, mà bảo là không làm khó dễ tiểu vương ư?
Công chúa Nong-Nụt lắc đầu:
– Có thực Thái-tử không biết rằng toàn gia Thái-tử với Tiêu, Lý sắp chết không?
–???
– Thái-tử là con nuôi của Gia-hựu hoàng đế, thì gọi công chúa Huệ-Nhu, vương phi Kinh-Nam vương bằng cô, mà không biết tính tình, cùng luật lệ của Ưng-sơn ư???
–???
– Ưng-sơn song hiệp cực kỳ ghét những kẻ chủ trương chia rẽ giữa dân chúng hai tộc Hoa, Việt. Vương cũng cực kỳ thù ghét kẻ nào chịu ơn Vương mà lại phản Vương. Nay Thái-tử cùng hai vị Tiêu, Lý đây đều phạm vào hai điều đó. Trong việc lập Thái-tử mấy năm trước, chính công chúa Huệ-Nhu với Vương đã đề nghị lập Thái-tử vào ngôi trừ quân. Hai vị Tiêu, Lý từng ở dưới trướng Vương, chịu ơn mưa móc của Vương. Thế mà Thái-tử cùng hai vị lại thân xuống Nam thùy dùng thế lực tiền bạc gây thù hận, chia rẽ trong nước Ðại-Việt để chuẩn bị đem quân sang đánh, lại gắp lửa bỏ bàn tay ám hại gây chia rẽ Vương với Ðại-Việt. Theo luật Ưng-sơn, đó là một tội đáng giết cả nhà.
–???
– Như thế cũng chưa đủ, Thái-tử với Vương phi còn giả làm Vương với Công chúa Huệ-Nhu để làm những chuyện xấu xa. Ðó là hai tội đáng giết. Nay những chuyện đó đều bại lộ, chắc chắn Vương sẽ xử tử toàn gia Thái-tử cùng hai vị Lý, Tiêu cho đến con chó, con gà cũng không tha. Chúng tôi ở xa nghe chuyện, vội về đây cứu nhân mạng mấy nghìn người trong phủ Tần-vương cùng Tiêu, Lý nhị vị tướng quân. Nhân thấy các vị định giết vị tiểu sư phụ này, nên vội ra tay cứu... Ðấy, chúng tôi đâu có làm khó dễ Vương?
Lời của công chúa Nong-Nụt tuy nhỏ nhẹ, ngọt ngào, nhưng từ Triệu Thự cho tới Tiêu Chú, Lý Hiến chân tay đều phát run, cơ hồ muốn đứng không vững. U-bon vương vẫy Trịnh Quang-Thạch:
– Trịnh hầu! Người đã lên tới tột đỉnh công danh, lại thờ đến ba đời vua, mà còn phản triều đình Ðại-Việt. Tội ấy, nếu triều đình xử thì chỉ bị lăng trì mà thôi. Nhưng người lại chủ mưu gắp lửa bỏ bàn tay, mưu hại phái Ðông-a với Kinh-Nam vương, thì tội không thể tưởng tượng nổi? Chả biết vương sẽ xử hầu như thế nào cho vừa? Thôi, hôm nay người bị trúng Chu-sa huyền âm chưởng ở đây, ta xin trị cho người.
Quang-Thạch vội đến trước mặt Vương rập đầu cộp cộp:
– Xin vương gia mở tâm Bồ-tát cứu mạng cho tiểu nhân. Từ nay trở đi, tiểu nhân xin giữ lòng ngay để chuộc tội.
Lê Văn vung tay phóng một chưởng vào đầu Quang-Thạch, binh một tiếng, người y bay bổng ra xa đến hơn trượng, máu mũi y chảy ra ướt đầy áo. Trong khoảnh khắc, bao nhiêu cái đau đớn do Chu-sa huyền âm chưởng biến mất. Y rập đầu thêm ba lần:
– Xin đa tạ Vương gia cùng Công chúa điện hạ.
Tiêu Chú, Lý Hiến đến trước Lê Văn quỳ gối rập đầu:
– Xin vương gia mở từ tâm cứu mạng.
Lê Văn cười:
– Ta sẵn sàng cứu hai người, nhưng hai người phải phát thệ rằng: từ nay về sau, không bao giờ dám có ý, hoặc khuyến khích bất cứ ai... đem quân Tống Nam xâm. Bằng trái lời thề, sẽ bị giết toàn gia.
Hai người thề như lời Lê Văn. Vương vỗ tay lên đầu mỗi người một cái, rồi nói:
– Các người ra kia ngồi vận công cho chất độc thoát ra mau.
Bấy giờ Thiên-Thành, Cảnh-Long mới quỳ gối hướng U-bon vương với vương phi hành lễ:
– Cảnh-Long, Thiên-Thành xin tham kiến sư thúc cùng sư thẩm.
Lê Văn đỡ Cảnh-Long, Nong-Nụt đỡ Thiên-Thành dậy. Vương hỏi:
– Bà chị của ta với ông ỉn vẫn mạnh khỏe chứ?
Cảnh-Long lễ phép:
– Ða tạ sư thúc, song thân cháu vẫn mạnh. Người nhắc đến sư thúc luôn. Song thân cháu cũng ở gần đây. Cháu xin mời sư thúc, sư thẩm tới tương kiến với người.
– Ừ, ta về đây mà không thăm bà chị xinh đẹp với ông lợn thì thực vô lý.
Nghe cuộc đối đáp giữa thế-tử Thân Cảnh-Long với U-bon vương, Minh-Ðệ nghĩ thầm:
Cụ lý dương to cặp mắt lên nhìn bà Thiết, rồi nói bằng giọng mỉa mai:
– Bà nói sao nghe lạ tai quá. Cháu Minh-Ðệ đây nhan sắc thực hiếm có trên đời. Tôi lại nghe nói, mọi việc trong nhà do cháu đảm đang hết mà bà bảo cô ấy lười ư? Còn bà bảo cháu yếu đuối, mà mình cháu ra tay, khiến hai mươi ba người nằm thẳng thẳng thế này. Nếu như cháu nó khoẻ mạnh, thì chắc nó búng tay một cái, trâu cũng ngã kềnh ra. Thôi được, có cụ phó, anh trương-tuần, thầy Thái làm chứng. Tôi xin ghi lời của bà để trình lên quan trên. Nghĩa là bất cứ ai đến hỏi, bà cũng cho không. Bà nhớ lấy nhé.
Ðám con trai nàng reo lên:
– Người đẹp thế kia, ai mà chẳng ham!
– Trời, tôi về nói với thầy u hỏi nàng làm vợ mới được!
Yến-Loan quét con mắt lạnh như dao cau qua đám thanh niên đồng tuổi trong làng, khiến chúng lạnh người, vội đứng im.
Cụ Lý nói với Yến-Loan:
– Này cháu, dù cháu tài giỏi đến đâu thì cũng phải tuân phép nước chứ? Ðức vua phong cho Trịnh công công làm Trung-nghĩa đại tướng quân, Siêu-loại hầu, thì chỗ chúng ta đứng đây là thực ấp của người. Vì vậy cháu phải tuân lệnh người, có đâu đánh đương sai của người?
Yến-Loan nói bằng giọng nhỏ nhẹ:
– Thưa cụ, có thầy cháu tại đây làm chứng cho những lời này của cháu. Cháu là người đọc sách, cháu biết rõ về vua chúa lắm. Vua là gì? Vua là người được ý trời trao cho chăn dắt trăm họ. Mà ý trời là gì? Thưa là ý dân. Vua cũng như con thuyền, dân cũng như nước. Nước nâng thuyền, nhưng nước cũng đánh chìm được thuyền. Khi người dân không tội, ngay chính Hoàng-đế cũng không thể xâm phạm thân thể họ. Thế mà nay cháu không tội gì, ông Trịnh Quang-Thạch sai người đến bắt, thì có hai vấn đề đặt ra. Một là ông ta vi luật, hiếp đáp dân lành. Hai là những kẻ này giả lệnh ông ta. Vì thế cháu mới chống lại.
Từ cụ lý cho đến ông bà Thiết, cùng đám đệ tử trường Trung-nghĩa, tuyệt không ngờ Yến-Loan lại có kiến thức cao xa như thế. Nàng lý luận thực đanh thép, ngoài những hiểu biết của mọi người. Thầy đồ Thái gật gù:
– Minh-Ðệ luận đúng. Vì trong trát bắt cháu, hầu không nêu rõ tội trạng, vì vậy cháu nó chống là phải.
Thầy nói với Yến-loan:
– Minh-Ðệ, con hãy buông tha cho những người này, rồi đi theo chức dịch trong làng với thầy đến dinh Trung-nghĩa để hỏi cho ra lẽ. Con nghĩ sao?
Minh-Ðệ cung tay:
– Con xin nghe lời thầy dạy.
Nàng nói với ông Thiết:
– Bố cứ ở nhà. Bất cứ đứa nào đến đây đụng vào sợi tóc của bố, con quyết đập chết chúng.
Nàng xuyên bên này, nghiêng bên kia, thấp thoáng mấy cái đã giải huyệt cho bọn Trịnh Phúc. Bọn chúng định ra về, nàng quát:
– Khoan!
Cả bọn kinh hãi đứng lại nhìn nàng. Nàng xếp bẩy viên gạch thành một chồng, rồi bảo Trịnh-Phúc:
– Anh hãy dùng sức đấm một đấm vào bẩy viên gạch này cho ta coi.
Trịnh Phúc không biết Yến-Loan bắt y làm vậy với mục đích gì, nhưng y cũng vận công rồi đấm lên chồng gạch. Bộp một tiếng tay y đau nhói lên, mà chồng gạch chỉ có ba viên gẫy làm đôi mà thôi.
Yến-Loan nhặt ba viên gạch bể để sang một bên, rồi lấy sáu viên khác chồng lên, thành một cột mười viên. Nàng hít một hơi, vận âm kình, rồi vỗ xuống. Vèo, một tiếng êm nhẹ, mười viên gạch vỡ nhỏ ra thành từng miếng bằng quả cau một. Nàng cầm một viên khác lên, dùng tay bóp nhỏ ra như tấm, rồi vãi xuống sân trước con mắt kinh khủng của bọn đệ tử trường Trung-nghĩa. Yến-Loan lại chuyển động thân mình, đã túm được gã Trịnh Phúc, nàng khoằm khoằm năm ngón tay như vuốt hổ, ướm thử vào đầu y, rồi hỏi:
– Trịnh huynh này. Nếu như tôi bóp mạnh một cái, thì những gì sẽ xẩy ra nhỉ?
Gã Trịnh Phúc bở vía:
– Trăm lạy cô nương, nghìn lạy cô nương, nếu cố nương bóp mạnh, thì đầu tiểu nhân sẽ vỡ ra mà chết. Xin cô nương tha cho tiểu nhân.
Yến-Loan thấy trong ánh mắt y chưa có vẻ sợ cho lắm, nàng thử vận kình lực, xiết chặt ngón tay một cái, khiến y rú lên.
Dân chúng im phăng phắc. Trinh-Dung reo:
– Cái anh này thực khéo giả vờ, để chị Minh-Ðệ thử bóp thủng năm lỗ trên đầu anh, rồi cắm vào đó năm dò huệ, coi đẹp gớm. Cam đoan khi anh ra đường, người ta sẽ chỉ chỏ, trầm trồ khen ngợi: kìa vị thái bảo trường Trung-nghĩa họ Trịnh kìa, đầu ông ta nở hoa kìa.
Trẻ con vỗ tay:
– Ðúng đấy, đúng đấy!
Ngọc-Nam cũng nói:
– Chị Minh-Ðệ cứ bóp thủng đầu y ra. Bọn em sẽ thả vào trọng sọ y năm con rắn. Khi y ra đường, năm con rắn sẽ thò đầu ra ngoài, đầu lắc lư coi càng đẹp.
Trịnh Phúc kinh hoàng:
– Chớ, chớ! Cô nương chớ có thử. Cô nương mà bóp một cái thì đầu tiểu nhân sẽ vỡ ra mà chết liền.
Nói đến đây, y sợ quá, té đái, vãi phân thối um lên. Yến-Loan buông tay ra. Y vội cùng đám sư đệ bỏ đi. Trinh-Dung gọi lại:
– Khoan nào! Các anh đã học võ công, mà chưa biết luật lệ võ lâm ư? Ðể tôi chỉ cho. Phàm khi hai người đấu với nhau, người thắng toàn quyền xử lý kẻ thua. Kẻ thua phải chịu để người thắng muốn mổ, muốn xẻ, muốn băm vằm thế nào cũng phải chịu. Nay các anh đánh với chị tôi bị thua, chị tôi tha cho về, thì các anh phải biết điều chứ?
Trịnh Phúc run run:
– Cô nương muốn bọn tại hạ phải làm gì để được ân xá?
Ngọc-Huệ thấy y sợ quá, thì cười:
– Dễ thôi, mỗi người phải để lại một cánh tay phải, một con ngươi trái, và một bàn chân trái.
Mặt Trịnh Phúc nhăn nhó:
– Xin cô nương nới cho một chút.
Yến-Loan phì cười:
– Vậy thì thế này: tất cả các anh phải đến trước thân phụ tôi rập đầu tám lần, miệng hô: xin cụ tha cho cái mạng chó má này.
Bọn Trịnh Phúc thấy nàng ra điều kiện nhẹ quá, thì mừng chi siết kể. Chúng đồng thụp xuống trước ông Thiết rập đầu binh binh. Mỗi lần rập đầu, miệng lại hô lớn:
"Xin cụ tha cho cái mạng chó má này”.
Mỗi lần bọn chúng rập đầu, dân chúng lại reo hò. Sau khi lạy xong, chúng lồm cồm bò dậy, định ra về. Trinh-Dung quát:
– Khoan!
Mặt bọn chúng tái xanh. Nàng hứ một tiếng rồi truyền lệnh:
– Các anh tự nhận là chó má, thì phải bò như chó ra cổng, chứ đâu có thể đi như vậy?
Bọn Trịnh Phúc thấy nếu chậm trễ không chừng Yến-Loan còn làm nhục hơn nữa; chúng vội bò ra cổng rồi hô nhau chạy như một đàn vịt.
Trẻ con reo hò cười ha hả.
Hiểu trò không ai bằng thầy. Thầy đồ Thái biết tính tình bốn cô học trò vốn ôn nhu văn nhã, rất mực hiền hậu. Bất cứ việc gì chúng cũng giải quyết bằng tình cảm. Riêng Minh-Ðệ bị mẹ, em, người ở hành hạ chết lên chết xuống, rồi bọn học trò trường Trung-nghĩa đem nàng ra làm cái bị để đấm đá mấy năm liền. Bây giờ, nhân dịp này nàng ra oai cho chúng biết tay mà thôi, chứ tuyệt không có ác ý. Ông vẫy nàng:
– Thôi, con đi với thầy.
Dân làng vẫn không giải tán.
Vừa đến đó, thì có tiếng chiêng, tiếng trống, rồi một đoàn đệ tử trường Trung-nghĩa kéo đến. Chúng bao vây căn nhà ông Thiết đến ba vòng, gươm giáo chĩa ra tua tủa. Cuối cùng Trịnh Quang-Thạch cùng bẩy gã nội đồ thủng thỉnh đi vào. Trong đám đó có cả thầy đồ Trần Trọng-San (3), người phụ trách dạy Nho tại trường Trung-nghĩa. Gã Quang-Minh đưa mắt nhìn Yến-Loan, với vẻ căm hờn:
– Chúng tôi đến đây để bắt con quỷ cái. Những ai vô can, xin đứng im.
Ghi chú,
(3)
Sau khi nhập cung, Yến Loan hết sức tiến cử thầy đồ San. Ông được vua Thánh-Tông phong làm Lễ-bộ tham tri (thứ trưởng giáo dục). Niên hiệu Chương-thánh Gia-khánh tứ sáu (1064) thầy được cử làm chánh sứ sang mừng vua Tống Anh-Tông lên ngôi và điếu tang Tống Nhân-Tông. Thầy có làm bài văn tế vua Nhân-tông. Bộ QTNC chép: khi thầy đọc xong bài văn tế lời lẽ bi ai thống thiết, thì "khắp triều đình, hậu cung Tống đều cất tiếng khóc”. Tể-tướng Hàn Kỳ, phó Tể-tướng Văn Ngạn-Bác khen hay, gọi ông là ”Khuất-Nguyên tái sinh”. TTCTGCK tả dáng người ông thấp, nhỏ, nói năng ôn tồn cẩn trọng, nhưng lý luận cực kỳ đanh thép. Khi trở về, ông được vua ban cho quốc tính, và cải tên là Lý Kế-Nguyên (Nghiã là tài ông đáng kế tiếp Khuất-Nguyên). Sau đó ông được thăng lên làm Binh-bộ thượng-thư, lĩnh Uy-viễn điện đại-học sĩ. Trong trận đánh sang Tống, cũng như chống cuộc xâm lăng của Tống, ông lĩnh nhiệm vụ Ðại đô đốc thủy quân. Sau khi giặc yên, ông được phong Phụ-quốc Thái-úy, Ðồng-trung thư môn hạ bình chương sự, Khu-mật-viện sứ, Càn-nguyên điện đại học sĩ, Nhân-dũng Kinh-Nam quốc-công. Ông được đặc cử chuyên tiếp các sứ thần Tống, Chiêm, Xiêm, Lào.
Còn thầy đồ thứ nhì, trong làng gọi là Thái. Nhưng tên thực là Quách Sĩ-An. Ngay khi Yến-Loan đắc thế, nàng hết sức tiến cử ông. Vua Thánh-tông phong ông làm Lại-bộ tham tri (Thứ trưởng nội vụ), sau cải làm Lễ-bộ thượng thư. Ông có đi sứ Tống niên hiệu Chương-thánh Gia-khánh thứ sáu (1064) và Thần-vũ nguyên niên (1069). Khi trở về ông được phong làm Thái-tử thái phó, lĩnh Lại-bộ thượng thư, Khu-mật-viên sứ, được cử làm thầy dạy thái-tử Càn-Ðức tức vua Nhân-Tông. Khi thái tử Càn-Ðức lên ngôi vua, ông được phong chức tước cực lớn (dĩ nhiên), Kiểm-hiệu thái-phó, đồng-trung thư môn hạ bình chương sự, Long-thành tiết độ sứ, Khu-mật-viện sứ, Kinh-Bắc Quốc-công. Khi Ỷ-Lan lên làm Linh-nhân hoàng thái hậu rồi, mà mỗi khi tiếp ông, đều cung tay gọi bằng thầy, xưng con. Ðó là chuyện sau, sẽ thuật ở quyển bốn.
Y nói với Yến-Loan:
– Con quốc phạm kia. Mi có chịu trói hay không?
Yến-Loan kinh ngạc nghĩ thầm:
– Hôm nay mới là ngày thứ bốn mươi lăm. Còn bốn ngày nữa, mà ta không cho thuốc thì tên này mất mạng. Nhưng sao dường như y không sợ gì vậy?
Tuy thế, nàng vẫn lễ độ:
– Ðoàn huynh! Phải chăng Ðoàn huynh là đệ nhất Thái-bảo trường Trung-nghĩa? Trường Trung-nghĩa dạy cả văn lẫn võ, như vậy Ðoàn huynh phải biết chữ lễ chữ khiêm chữ cung chứ? Ðoàn huynh biết mà lại nói năng như phường vô học bất thuật vậy sao? Không lẽ lễ, khiêm, cung của trường Trung-nghĩa như thế sao? Con bé quê mùa thất học này thực không hiểu nổi.
Ðoàn bị Yến-Loan hạch, y cứng lưỡi, nhưng y nghĩ rằng bất quá Yến-Loan học sơ tâm với thầy đồ Thái thì chưa chắc đã đọc thông văn tự. Cho nên y không chịu nhún:
– Lễ, khiêm, cung của ta chỉ có thể áp dụng với những người quân tử, chứ không thể dùng với mi. Mi biết gì về lễ mà cũng hạch hỏi?