Nam Quốc Sơn Hà

Chương 35 : Hùng-khí Lưu Thiên Cổ

Ngày đăng: 09:02 19/04/20


Tại động Giáp, thủ đô của Bắc-biên, nước Đại-Việt. Hôm ấy là ngày Quý-Dậu 14 tháng 9 năm Ất-Mão nhằm niên hiệu Thái-Ninh thứ tư đời vua Lý Nhân-tông của Đại-Việt (DL.26-10-1075) bên Trung-nguyên là niên hiệu Hy-Ninh thứ tám đời vua Thần-tông. Trong một phòng hội được canh phòng cẩn mật. Chư tướng ngồi im lặng nghe Long-thành ẩn-sĩ Tôn Đản điều quân.



Bằng một giọng ấm áp, ông nói:



– Tất cả chúng ta hiện diện hôm nay, phụ trách toàn bộ đạo quân bộ vượt biên đánh sang Tống. Các cửa ải quân sự Tống đóng dọc theo biên giới Hoa-Việt gồm có Hoành-sơn, Thái-bình, Vĩnh-bình, Tây-bình, Lộc-châu, Cổ-vạn, Như-tích, Thiên-long, Để-trạo... thành một hàng rào bảo vệ Nam-thùy. Phía sau các ải này cho tới Ung-châu không còn trại nào nữa. Ta chỉ cần hạ tất cả các ải hàng rào thì ung dung thẳng đường tới Ung-châu, rồi tiến lên Ngũ-lĩnh. Ta chia quân làm bốn cánh. Một là Quảng-nguyên, hai là Môn-châu, ba là Quang-lang, bốn là Tô-mậu.



Ông nói lớn:



– Mời Thái-tử thiếu bảo, Phiêu-kị thượng tướng quân, Quảng-nguyên hầu Lưu Kỷ nhận lệnh.



Một người thân thể hùng vĩ, tóc hơi bạc đứng dậy:



– Xin chờ lệnh Long-thành đại hiệp.



– Quân hầu trấn nhậm châu Quảng-nguyên đã lâu, đụng chạm với Tống cũng nhiều. Xin quân hầu cho biết tình hình địch tại Thái-bình và Hoành-sơn.



– Thưa đại hiệp, vào thời Đinh, thì vùng Thái-bình, Hoành-sơn còn thuộc Đại-Việt ta, với chín trang ấp. Trong thời gian vua Ngọa-triều cai trị, các trang ấp chán nản bỏ theo Tống, trở thành khê động của họ. Trong chín khê động, thì Hoành-sơn và Thái-bình mạnh hơn cả. Họ áp chế các khê động yếu thế, sát nhập vào đất của họ. Nay các khê động đó hợp thành hai khê động Thái-bình, Hoành-sơn. Chúa khê động Thái-bình là viên quản hạt Ngũ-Cử. Phó là giám-áp trại Quách Vĩnh-Nghiêm. Hai tên này văn võ kiêm toàn, rất giỏi chiến trận. Chúng đã đụng chạm với tôi nhiều lần. Về quân số của Thái-bình, thì có năm nghìn bảo-giáp, năm nghìn quân Quảng. Ải Hoành-sơn thì đông hơn, Bảo-giáp bẩy nghìn, quân Quảng năm nghìn, thủ lĩnh là An-viễn tướng quân Lâm Mậu-Thăng. Cộng chung, chúng có hơn hai vạn. Hai ải Thái-bình, Hoành-sơn được chỉ huy bởi một viên quan Tống tên Thái Bằng, lĩnh chức Trấn Nam tướng quân, văn võ song toàn.



Tôn Đản tần ngần suy nghĩ một lát, rồi tiếp:



– Thái Bằng trước đây xuất thân tiến-sĩ thời vua Nhân-tông. Y vừa có văn tài, vừa có tài dùng binh. Nhưng y đối đáp không vừa lòng tể tướng Lã Di-Giản, nên bị trù. Phải chờ cho tới khi Kinh-Nam vương Tự– Mai đem quân đánh Hy-hà, vương mới trọng dụng y làm chức Tham-tán đạo Tả-quân. Dần dần vương cất nhắc y lên, rồi đề bạt y làm tri châu Hoài, rồi tới chức Tiết-độ-sứ vùng Giang-châu. Mấy năm trước, vì Kinh-Nam vương rời chính trường, y bị Vương An-Thạch chèn ép. Sau nhân một lỗi nhỏ, An-Thạch tâu xin cách chức y, đầy xuống trấn nhậm Thái-bình, Hoành-sơn. Tuy y thất chí, nhưng khi đối trận với y phải cẩn thận.



Tôn Đản hạ lệnh:



– Quân hầu chỉ huy canh thứ nhất, mang tên Quảng-nguyên. Quân hầu đã có đạo quân Quảng-nguyên dưới quyền, được tăng viện thêm Đô-thống Phạm Dật, phu nhân Lê Kim-Liên với hiệu quân Ngự-long, một lữ thú, một lữ kị. Nhiệm vụ của quân hầu là đánh chiếm thành Thái-bình, Hoành-sơn. Sau khi đánh chiếm xong hai thành này, quân hầu trấn giữ tại đây, bảo vệ đường tiếp tế lương thảo, và đường rút quân của ta. Còn Đô-thống Phạm Dật với đạo Ngự-long thì tiến lên đánh Ung-châu. Tính chung quân hầu có một vạn quân của châu, một vạn Thiên-tử binh, cộng hai vạn quân. Như vậy quân số tương đương. Nhưng ta đánh bất ngờ, lại thêm một lữ thú, mà chúng không phòng bị, thì ta phải thắng.



Ông hướng vào cử tọa:



– Kính mời Thái-tử thiếu-sư, Trấn Bắc thượng tướng quân, Môn-châu hầu Hoàng Kim-Mãn nhận lệnh.



Một trung niên nam tử đứng dậy cung tay:



– Xin chờ lệnh đại hiệp.



– Quân hầu trấn nhậm vùng Môn-châu, đối diện với vùng Vĩnh-bình của Tống từ lâu. Xin quân hầu cho biết tình hình địch.



Hoàng Kim-Mãn cung tay:



– Thưa tiền bối! Từ trước đến nay giữa châu Vĩnh-bình với Môn-châu ở vào thế đối nghịch, thù hận bao nhiêu đời rồi. Bất cứ một gia đình, một giòng họ nào ở Vĩnh-bình cũng có người chết vì Môn-châu. Ngược lại bất cứ một người nào ở Môn-châu cũng có kẻ thù ở Vĩnh-bình.



Đô-thống Lý Đoan kinh ngạc:



– Thưa quân hầu nguyên do nào lại đưa đến tình trạng này?



– Cũng dễ hiểu thôi. Đường từ Trung-nguyên sang Đại-Việt nằm trên tuyến Vĩnh-bình, Môn-châu. Cho nên mỗi khi Tầu đem quân đánh mình, thì phải qua tuyến này. Trên đường đi, họ bắt lính, bắt dân phu ở Vĩnh-bình. Những binh lính, dân phu đó qua Môn-châu là tác oai tác quái, cướp của giết người cực kỳ tàn bạo. Cho nên khi Đại-Việt phản công, quân Tàu bỏ chạy, dân Môn-châu tràn sang đòi lại của, đòi lại người; nhân đó giết kẻ thù để trả hận. Mới đây, thời Chương-thánh Gia-khánh (Canh-Tý, 1060) bọn Tống Sĩ-Nghiêu, Dương Lữ-Tài, Lý Đức-Dụng, Tả Minh, Hà Nhuận, Trần Bật mang quân sang đánh Đại-Việt; thì Môn-châu bị quân Tống cướp sạch, đến nỗi cả châu không còn một con trâu, con bò nào. Đến khi vua bà Bình-Dương với phò-mã Thân Thiệu-Thái phản công, dân Môn-châu tràn sang bắt lại thú, đòi lại người, rồi chém giết trả thù. Cũng vì lý do này, mà phụ huynh Môn-châu trong mười lăm năm qua, lúc nào cũng dạy dỗ con cái phải lo trả thù. Các trang trực thuộc thì nam, nữ luyện tập võ nghệ, tập hành binh bố trận để chờ... ngày hôm nay. Bất cứ lúc nào, chỉ cần một lệnh ban ra, thì nửa giờ sau tiểu bối có thể tập trung quân đánh tràn qua biên giới được. Quân số cả nam lẫn nữ gồm năm nghìn người.



Kim-Mãn thở dài:



– Quân số của Vĩnh-bình gồm có hai loại. Quân Quảng khoảng năm nghìn người. Còn bảo-giáp gồm toàn thể tráng đinh tuổi từ mười lăm trở lên khoảng hơn vạn. Người thủ lĩnh trại Vĩnh-bình là Tô Tá, lĩnh chức Chiêu-thảo sứ của Tống, phụ trách cả văn lẫn võ. Mười lăm năm trước, chính y theo quân Tống tràn sang giết vợ, con tôi. Tôi nuốt hận mười năm năm, để chờ cái ngày hôm nay có dịp băm vằm y ra cho hả giận. Y cũng biết vậy, nên phòng thủ rất chu đáo. Cho nên trận chiến sẽ khủng khiếp lắm, chứ không bình thường đâu. Chỉ dụ của hoàng-thượng ban ra là không được giết tù hàng binh, không được giết người cướp của, không được đốt phá chùa miếu... Tiểu bối e khó có thể thi hành được. Vậy xin trình với đại hiệp trước.



Ngô Cẩm-Thi xua tay:



– Hoàn cảnh như vậy, thì ta đành chịu vậy. Tướng ngoài mặt trận không nhất thiết phải theo lệnh vua.



Ghi chú,



Trong bộ Tống-triều công thần bi ký, bản văn trên mộ chí Tô Tá chép rằng: « Vợ của Tôn Đản, nguyên-soái Giao-chỉ tên Ngô Cẩm-Thi ra lệnh cho Hoàng Kim-Mãn tàn sát dân Vĩnh-bình đến mấy vạn người. Bao nhiêu của cải, gia súc cướp sạch mang về ». Bộ Quách-thị Nam-chinh viết: « Vợ Tôn Đản tên Ngô Cẩm-Thi, cháu năm đời Ngô Quyền, là người tài kiêm văn võ, nên cũng tham dự việc quân. Ngô-thị ra lệnh cho Hoàng Kim-Mãn rằng: Nếu chiếm được Vĩnh-bình thì muốn chém giết, tha hồ chém giết; đàn bà thì cho bắt về làm tỳ nữ. Của cải, thú vật thì được chở tận số về làm của riêng ». Bộ Triệu-thị chinh tiễu Giao-chỉ ký viết hơi khác: « Tuy Tôn Đản với vợ là Ngô Cẩm-Thi đã ngăn cấm không cho chém giết lương dân, cướp bóc. Nhưng thù hận giữa Vĩnh-bình, Môn-châu sau biết bao lần binh cách chồng chất quá cao; nên Hoàng Kim-Mãn cho quân tàn sát dân Vĩnh-bình, cướp hết của mang về. Nhà thì đốt sạch ». Ở đây tôi viết theo bộ Triệu-thị chinh tiễu Giao-chỉ ký. Bởi trong hai cuộc bình Chiêm, ba cuộc đánh sang Tống, cánh quân của Tôn Đản, Cẩm-Thi nổi tiếng là kỷ luật, nhân đạo thì không lẽ trong cuộc hành binh này, bà lại ra lệnh trái với chủ trương thông thường?



Tôn Đản hạ lệnh:



– Quân-hầu chỉ huy đạo binh Môn-châu, gồm hoàng-nam bản bộ, được tăng viện thêm đô-thống Vũ Quang, phu nhân Võ Kim-Loan và hiệu Thiên-tử binh Quảng-thánh; một lữ thú, một lữ kị-binh. Sau khi chiếm Vĩnh-bình, quân hầu trấn tại đây bảo vệ đường tiếp tế lương thảo của ta, và giữ đường rút lui sau này. Còn Đô-thống Vũ Quang thì tiếp tục tiến về thánh Ung. Không biết với quân số như vậy có đủ không?



– Thưa tiền bối đủ rồi.



Tôn Đản đứng dậy hướng vào cử tọa:



– Kinh mời Kiểm-hiệu tư-không, Hữu-bộc xạ, Khu-mật viện sứ, Phụ-quốc đại tướng quân, Nghĩa-dũng quốc-công, phò-mã Thân Cảnh-Long nhận lệnh.



Phò-mã Thân Cảnh-Long đứng dậy hành lễ:



– Đệ tử xin chờ lệnh sư thúc.



Ghi chú,



Phò-mã Thân Cảnh-Long là con vua bà Bình-Dương. Mà trong Thuận-Thiên thập hùng, thì Tôn Đản nhỏ tuổi hơn vua Bà, tức ông là vai em. Vì vậy Thân Cảnh-Long mới gọi ông là sư thúc. Tuy vậy, vì chức tước Cảnh-Long quá cao, nên Tôn Đản phải đứng dậy mà ban lệnh.



– Trong bốn đạo quân bộ đánh Tống, thì đạo quân của phò-mã lĩnh nhiệm vụ quan trọng nhất là đánh chiếm Tây-bình, Lộc-châu. Sau khi chiếm hai ải này, phò-mã lĩnh nhiệm vụ trấn thủ, bảo vệ hậu quân cùng đường rút tiếp tế lương thảo, đường lui của ta. Xin phò-mã cho biết tình hình hai ải Tây-bình, Lộc-châu?



– Trình sư thúc! Tây-bình, Lộc-châu, nằm trên con đường chính thông thương giữa Trung-nguyên với ta. Cho nên mấy năm qua Thẩm Khởi, Lưu Di ra sức chiêu mộ, đoàn ngũ hóa, luyện tập tráng đinh để đánh Đại-Việt. Châu-trưởng Tây-bình là Nùng Toàn-An, châu trưởng Lộc-châu là Nùng Tông-Đán. Cả hai được lĩnh chức Chiêu-thảo sứ. Hai châu này được một đại thần Tống là Trấn-viễn đại tướng quân Lưu Khả chỉ huy. Quân bảo-giáp của chúng ước khoảng hai vạn, quân Quảng gồm năm nghìn bộ, ba nghìn kị, rất thiện chiến.



Cẩm-Thi hỏi:



– Lưu Khả là người thế nào?



– Thưa y là con của chị gái Tôn Tiết. Tôn Tiết là một trong Tam-anh của Tống gồm Địch Thanh, Trương Ngọc, Tôn Tiết. Trong dịp công-chúa Bảo-Hòa đem quân đánh Tống, Tam-anh đưa quân từ Kinh-châu về cứu Quảng-châu. Tôn bị giết. Vua Nhân-tông bên Tống truyền cho Khả được tập ấm. Y thi đỗ tiến sĩ thời vua Anh-tông, từng theo Kinh-Nam vương đánh Liêu, Hạ, lập công. Mới đây y được đưa về trấn Tây-bình, Lộc-châu. Võ công y rất cao, tương truyền y đã đỡ được của Kinh-Nam vương tới chín chiêu.



Cử tọa đều bật lên tiếng ”ồ” kinh ngạc. Vì với bản lĩnh của Kinh-Nam vương, trong thiên hạ, khó ai đỡ nổi ba chiêu.



Tôn Đản hỏi:



– Quang-lang là thủ đô của Bắc-biên, vậy lực lượng của phò-mã được bao nhiêu?



– Thưa sư thúc, đệ tử thấy Tống dồn trọng binh đối diện với mình, nên dùng hư kế, chuyển ba đạo binh Bắc-biên trấn ở Quảng-nguyên, Tô-mậu, Môn-châu. Còn chính Quảng-nguyên lại bỏ trống. Mục đích để khi chúng tiến binh sang, đệ tử sẽ rút lui, rồi điều hai đạo Môn-châu, Tô-mậu phục ở tử đạo Chi-lăng. Còn đạo Quảng-nguyên sẽ đánh cắt đường về của chúng. Như vậy chúng sẽ lâm vào tử địa. Cho nên tại Quảng-nguyên chỉ cỏ hoàng-nam mà thôi.



Tôn Đản hài lòng:



– Tôi hiểu! Trước đây vua bà Bình-Dương, phò-mã Thân Thiệu-Thái đã dùng kế này để nhử Tống Sĩ-Nghiêu, Dương Lữ-Tài, đánh tan đạo quân của chúng vào thời Chương-thánh Gia-khánh (Canh-Tý, 1060). Như vậy bây giờ Lưu Khả không đề phòng Quang-lang. Ta ra quân như sét nổ, ắt chúng phải thất bại.



Ông chỉ công chúa Thiên-Thành:



– Khi các đạo quân lên đường, thì vua bà trấn thủ Bắc-biên. Mỗi trang, động đều có hoàng-nam làm lực lượng cơ hữu canh phòng trộm cướp, tự vệ khi bị tấn công. Ngoài ra tôi tăng viện cho vua bà hai hiệu binh của Kinh-Bắc, Hồng-châu nữa. Còn phò-mã chỉ huy một lữ thú-binh, một lữ kị binh. Tôi tăng viện cho Đô-thống Trần Ninh, phu-nhân Trần Ngọc-Hương với hiệu Thiên-tử binh Đằng-hải; Đô-thống Lý Đoan, phu-nhân Trần Ngọc-Liên với hiệu Thiên-tử binh Bổng-nhật. Nhiệm vụa của phò-mã là đánh chớp nhoáng chiếm hai ải Tây-bình, Lộc-châu, tổ chức phòng vệ để giữ vững hậu quân, cùng đường tiếp tế lương thảo, đường rút quân. Sau đó tiến về Ung-châu.



Phò-mã Thân Cảnh-Long cúi đầu:



– Đệ tử tuân lệnh sư thúc.



Tôn Đản lại hướng vào chư tướng:



– Xin mời Thái-tử thái-phó, Trấn-võ thượng tướng quân, Tô-mậu hầu Vi Thủ-An nhận lệnh.



Một trung niên nam tử mình hạc, xương mai, nhưng tóc đã bạc phơ đứng dậy:



– Xin chờ lệnh tiền bối.



– Quân hầu trấn nhậm châu Tô-mậu, đối diện với châu Cổ-vạn của Tống. Xin quân hầu cho biết tình hình ta với Tống.



Vi Thủ-An cung tay:



– Thưa tiền bối, Tô-mậu tuy giầu có, nhưng dân số lại ít, việc võ bị lơ là. Hiện ngoài đạo quân của Bắc-biên, quân của châu chưa quá nghìn tráng đinh. Trong khi châu Cổ-vạn là cuống họng thông từ Đông sang Tây của Quảng-Tây lộ. Tống có trọng binh đóng ở đây. Chủ trại là Nùng Hiệp-Thành với hơn bốn nghìn quân bảo-giáp. Tướng trấn thủ là Tả-lãnh vệ đại tướng quân Chu Am, phó là Bát-tác sứ Toàn Hưng, với năm nghìn quân Quảng, một nghìn kị binh.



– Bọn Chu Am với Toàn Hưng là người như thế nào?
Thường-Kiệt cung tay:



– Trình sư-thúc, hiện bẩy hiệu Thiên-tử binh, đạo kị-binh Phù-Đổng hữu, cùng các đạo Thần-nỏ, Xa-thạch, Thú-binh đã sẵn sàng. Binh tướng đều được thông báo rằng chuẩn bị đánh Chân-lạp cứu Chiêm-thành. Khi có tin báo quân Khâm, Liêm khởi hành tiến về Tây, là cháu cho xuống các chiến hạm ra khơi. Khi hạm đội rời xa bờ cháu mới ra lệnh cho các tướng, thông báo cho chư quân.



Linh-Nhân hoàng thái-hậu hỏi Tôn Đản:



– Thưa sư-thúc, như vậy Cổ-vạn sẽ là cửa ải địa đầu trấn thủ Đại-Việt. Nhược bằng Cổ-vạn thất thủ thì không những đại quân ta mất đường tiếp vận lương thảo, mất đường về, mà Đại-Việt còn lâm nguy nữa. Vậy không biết sư-thúc đề cử ai trấn nhậm Cổ-vạn?



Tôn Đản suy nghĩ một lúc rồi nói:



– Người trấn thủ Cổ-vạn phải thuộc loại trí dũng tuyệt vời mới đương nổi. Trong các tướng dự trận Bắc-biên này không ai đủ khả năng. Có lẽ phải mời sư-huynh Trần Trung-Đạo, hay U-bon vương Lê Văn mới đương nổi.



Nghe Tôn Đản nói, công chúa Côi-sơn mở to đôi mắt sắc như dao cao, liếc nhìn ông anh chồng, cũng là ông anh thứ sáu trong Thuận-thiên thập hùng, rồi hừ một tiếng:



– Anh sáu khinh thường em đến thế ư? Thế hồi đánh bọn Địch Thanh ở Khâm-châu, Liêm-châu thì là ai đấy nhỉ? Vừa thôi nhá!



– Hồi đó em mới ba mươi tuổi hơn, khí huyết còn sung thịnh. Nhưng bây giờ... Hừ!



Công-chúa Côi-sơn vốn nóng tính, bà đứng dậy hít hơi, rồi phát chiêu Đông-hải lưu phong hướng Tôn Đản. Chưởng chưa ra hết, mà mọi người đã muốn ngộp thở. Tôn Đản không ngờ cô sư muội tuổi gần năm mươi mà còn nóng nảy như xưa, ông vội vận đủ muời thành công lực ra đỡ. Nhưng ông đỡ vào quãng không, vì Thanh-Nguyên đã thu chưởng lại, rồi mỉm cười:



– Ví thử anh Tự-Mai, Lê Văn có mặt ở đây cũng phải nể em vài thành. Mà anh, thì anh khinh thường em quá.



Tôn Đản lắc đầu:



– Khiếp quá! Vậy thì anh để lại hiệu binh Bắc-biên thứ ba cho muội với Mạnh trấn Cổ-vạn. Nhớ, chớ có khinh thường.



Thanh-Nguyên cười đắc ý:



– Anh đừng lo!



Linh-Nhân hoàng thái hậu mỉm cười:



– Công-chúa Côi-sơn là người con được quốc-trượng Tự-An yêu thương nhất, Kinh-Nam vương cũng sủng ái cùng cực, nên khi công chúa trấn Cổ-vạn sẽ có hai cây cột chống trời đứng sau, thì giặc nào đánh cho nổi?



Công-chúa đưa mắt nhìn Linh-Nhân hoàng thái hậu, rồi nói:



– Nhất là lại có bà chúa kho Thiên-Ninh phò tá nữa, thì thần không còn sợ bất cứ loại giặc nào!



Linh-Nhân hoàng thái hậu ghé miệng vào tai Thanh-Nguyên thì thầm một lúc. Rồi hai vị nhìn nhau mỉm cười. Có ai ngờ, trong cuộc đối thoại ngắn ngủi đó của hai thiếu-phụ Việt, mà làm cho thành Khâm-châu ngập máu vào mấy tháng sau!



Ghi chú hồi thứ 34,



« Chống Tống » mà thôi. Như chép về:



– Phạm Dật trong Hải-dương tỉnh thần tích;



– Vũ Quang như Lục-Nam địa chí;



– Đinh Hoàng-Nghi như Cao-bằng sự tích;



– Lý Đoan như Bắc-ninh tỉnh thần chí;



– Trần Ninh như Đại-Việt địa dư chí,



Các tập Bắc-ninh tỉnh địa dư, Bắc-thành địa dư chí lục, Đại-Nam nhất thống chí, Bắc-ninh toàn tỉnh địa dư chí... hầu như không đi vào chi tiết, lại nữa bỏ quên phu nhân các tướng.



Ngược lại, chi tiết các trận đánh này, tôi tìm thấy ở Trung-quốc. Trong những năm 1977-1995, mỗi lần sang Trung-quốc công tác y khoa là tôi lại mang computer, scanner theo, rồi sau những ngày công tác chính, tôi lần mò vào làng xã thuộc Quảng-Tây, mà trước đây là các trang động Đại-Việt hoặc khê động Tống thời Tống-Lý để tìm tài liệu. Nhân viên trong phái đoàn gọi tôi là ông thầy lẩm cẩm. Vài bạn trẻ Việt chê rằng tôi có dịp làm quen với các cô đẹp (đa số là văn công địa phương) mà bỏ phí, để đọc những bộ sách mục là khù khờ. Tôi chỉ cười.



1. Dùng thuật lột da mặt, cắt mắt, nâng mũi cao, làm trắng da cho các bà, các cô, mà tôi được đọc hầu hết gia phả các dòng họ lớn tại đây. Thú vị một điểm, là trong gia phả các danh gia đó chép những sự kiện giống hệt QTNC, TTCTGCK, TTCTBK.



2. Tôi lại lần mò đọc hầu hết những mộ chí của nhiều danh nhân địa phương còn sót lại, đọc những bia không quan trọng của các trang động, mà cơ quan bảo tàng cấp tính không mang theo. Lại một lần nữa, tôi tìm ra nhiều chi tiết về thời Tống-Lý. Sau đó đem so sánh các chi tiết này với QTNC,TTCTGCK, TTCTBK cùng gia phả, tuy có khá nhiều chi tiết khác biệt nhau, nhưng cũng có nhiều sự kiện giống nhau.



3. Tại thư viện, viện bảo tàng của huyện Nam-ninh (Ung-châu cũ), của tỉnh Quảng-Tây tôi còn tìm được nhiều tập sách mỏng có tính cách địa phương, hoặc soạn vào thời Tống, thời Nguyên, thời Minh; hoặc soạn vào thờ Tống, rồi các thời sau sửa đổi đi. Đó là những sách thần ký, địa lý chí, địa phương chí. Có sách ghi tác giả, có sách không. Những sách này ít nhiều chép các sự kiện lẻ tẻ đã thấy trong các bộ gia phả, bia đá, mộ chí, nhưng chi tiết hơn. Đó là các bộ:



3. Tại thư viện, viện bảo tàng của huyện Nam-ninh (Ung-châu cũ), của tỉnh Quảng-Tây tôi còn tìm được nhiều tập sách mỏng có tính cách địa phương, hoặc soạn vào thời Tống, thời Nguyên, thời Minh; hoặc soạn vào thờ Tống, rồi các thời sau sửa đổi đi. Đó là những sách thần ký, địa lý chí, địa phương chí. Có sách ghi tác giả, có sách không. Những sách này ít nhiều chép các sự kiện lẻ tẻ đã thấy trong các bộ gia phả, bia đá, mộ chí, nhưng chi tiết hơn. Đó là các bộ:



– Ung-châu kỷ sự (Nam-Tống, Vương Trọng-Nghi),



– Hy-Ninh hận sự bi ký của (Nguyên, Cố Bình),



– Quảng-Tây địa dư chí (Nam Tống, không ghi tác gỉả),



– Quảng-Tây chư thần ký (Nam Tống, không ghi tác giả), – Khâm-châu địa dư chí (Nam Tống, Phùng Kinh),



– Khâm-châu chư thần ký (Nam Tống, Phùng Kinh),



– Vĩnh-bình chư thần ký (Nam Tống, không ghi tác giả),



– Hổ-môn chư thần ký (Nam Tống, không ghi tác giả),



– Tây-bình chư thần chí (Nam Tống, không ghi tác giả),



– Hổ-môn chư thần chí (Nam Tống, không ghi tác giả),



– Thần-tích Hỏa-giáp ngũ đại vương từ (Tống, Thẩm Chính-Văn),



– Thái-bình phong vật chí (Tống, Lý Ôn),



– Hoành-sơn sơn xuyên phong vực (Tống, Lý Ôn),



– Tây-bình sơn xuyên cương vực chí (Tống, Lý Ôn),



– Lộc-châu sự tích (Tống, Lý Ôn),



– Lộc-châu cương vực chí (Tống, Lý Ôn),



– Vĩnh-bình sơn xuyên phong vực ký (Tống, Lý Ôn),



– Cổ-vạn sơn xuyên cương vực ký (Tống, Lý Ôn),



– Như-tích sơn xuyên phong vực chí (Tống, Lý Ôn),



– Ôn-nhuận sự tích (Tống, Chu Đức-Minh),



– Qui-hóa địa dư chí (Tống, Nghiêm Vũ),



– Khâm-châu địa dư chí (Tống, Nghiêm Vũ),



– Nghi-châu địa dư chí (Tống, Nghiêm Vũ),



– Để-vực địa dư chí (Tống, Nghiêm Vũ),



– Dung-châu sự tích (Tống, Lý Ôn),



– Bạch-châu địa dư chí (Tống, Nghiêm Vũ),



– Liêm-châu địa dư chí (Tống, Nghiêm Vũ),



– Đông-hải Hy-Ninh bản mạt (Minh, Vô danh).