Năm Tháng Tĩnh Lặng, Kiếp Này Bình Yên

Chương 19 :

Ngày đăng: 08:45 19/04/20


Kỳ thực, kẻ thương tâm không phải cây cầu đá, cũng chẳng phải sóng xuân chảy dưới chân cầu, mà là danh sĩ cô độc đó. Bầu không sáng tỏ, vườn Thẩm thơ mộng, gió xuân

xanh mát, cầu đá mát lạnh đều không mang đến bất cứ sự vấn vương ấm áp

nào cho ông. Bạn chỉ cần đứng trên cầu một lát là có thể cảm nhận được

cảm giác tịch liêu đến rợn người mà ông đã từng thấy. Trên cây cầu đá

của vườn Thẩm, vị thi nhân đầu bạc đó làm thế nào để khắc cốt ghi tâm

hồi tưởng lại giai nhân trong gương năm đó, làm thế nào để đợi chờ một

cách cô quạnh hồn thơm đã đi xa đó?



Chính là như một chú hạc cô

lẻ, đợi chờ bốn mùa nóng lạnh luân hồi, đợi chờ thời gian đổi thay ngày

tháng, không chịu rời đi. Khi bạn đến Cô Hạc Hiên, bạn sẽ hiểu, phải có

tòa hiên đình u nhã thanh cảnh như thế, mới có thể là chốn nghỉ ngơi cho linh hồn cô độc, cao ngạo của người cao sĩ ấy. Gió mây nhân gian biến

ảo, nơi đây hoa soi bóng nước, người thi sĩ yêu nước phóng khoáng mà bi

ai đó, thân ở giang hồ, lòng hướng giang sơn, tình thuộc vườn Thẩm.



Ông là chú hạc cô lẻ, bị khói súng lịch sử thiêu cháy, bị vận mệnh tàn khốc bỏ rơi, chỉ có quay về vườn Thẩm, mới có thể tẩy rửa sạch sẽ tấm thân

mệt mỏi phong trần, ngắm bóng dáng cô độc gẩy đàn, ngâm vịnh tuyệt xướng thiên cổ. Bạn là du khách ghé qua Cô Hạc Hiên, trong tiếng đàn dìu dặt, giữa vần thơ sinh động, có lẽ có thể hiểu rõ hơn tâm sự của ông, nhưng

vĩnh viễn không thể thấu tỏ được nỗi thê lương lạnh giá cõi lòng ông.



Khi bạn đến trước tấm bia đá khắc ba chữ “Thoa đầu phượng”, bất giác bạn sẽ không tránh khỏi buồn bã. Những dòng thơ gầy guộc che giấu quá nhiều

chuyện cũ đằng đẵng; nỗi tiếc nuối ngàn đời đó đã chảy qua biết bao xuân thu mưa gió. Họ đã dùng khoảng thời gian ly biệt hơn mười năm ròng để

đổi lấy cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, để đổi lấy ly biệt suốt cả cuộc đời.



Bao năm nay, những người nghe câu chuyện của họ đều cho rằng đánh đổi như

thế là xứng đáng, còn nhân vật trong câu chuyện, họ không hề hối hận vì

sự đánh đổi ấy. Đến nay, chỉ còn lại hai bài từ khắc trên bia đá cô

liêu, đứng đối diện nhìn nhau, tình sâu tựa biển, một người là giai nhân “hồng tụ thiêm hương”, một người là khách thơ “hô mưa gọi gió”, họ lau

lệ gượng cười trong trần thế, và dốc hết nỗi lòng than thở trong thơ từ. Những người đã qua đây đều cảm thấy trong tim mỗi người đều có một khu

vườn Thẩm, đều khắc một bài “Thoa đầu phượng”, mối tình chất chứa trong

bài từ khiến bạn chìm đắm mãi lâu, nhưng lại chẳng hề liên quan đến bản

thân mình.



Rời khỏi khung cảnh không liên quan đến mình, nhưng

chẳng còn phong cảnh nào có thể níu chân bạn lại. Mà người rời đi đó, có thực sự nhẹ nhõm thanh thản, nhàn nhã tiêu sái hay không? Trước khi

đến, có lẽ bạn lo lắng mình sẽ chìm sâu vào câu chuyện vườn Thẩm, không

biết có thể ra khỏi hay không.



Nhưng hễ bước qua cánh cửa ấy bạn

sẽ hiểu rõ rằng, mình chỉ là bụi trần của vườn Thẩm, dù bạn có ngắm hết

phong cảnh nơi đây, đến phút chót, rốt cuộc cũng chẳng qua là quẩn quanh bên ngoài cánh cửa. Bởi vì, vườn Thẩm là của Lục Du, vườn Thẩm là của

Đường Uyển, bắt đầu từ một ngày xuân sắc ngập thành thời Tống đó, bắt
Có từng say mới biết mùi vị thực sự, khi tỉnh lại mới hay ý tứ đượm nồng. Trong hoàng hôn say đắm gió xuân, chèo một

chiếc thuyền mui đen đi đến một sân khấu kịch là một hành trình không

thể thiếu của mỗi người khi đến vùng sông nước. Cứ xuôi dòng mà đi như

thế, vứt bỏ vầng mặt trời đang lặn sau lưng, để mau mau đến kịp buổi

diễn kịch dưới ánh trăng vằng vặc. Cho dù là mở màn, hay là kết thúc,

thậm chí chỉ có thể đứng trong lúc chiều tàn nhìn sân khấu trống trơn,

vẫn phải âm thầm đến trong sự ngưỡng mộ nhung nhớ.



Phủi đi lớp

bụi thời gian, dưới ánh trăng, sân khấu sát mép nước tỏa sáng lấp lánh

soi rọi bóng thời gian của khúc nhạc kịch, một chiếc thuyền mui đen neo

trên dòng nước, có phải đang nghiền ngẫm ý vị buồn vui ly hợp trong vở

kịch hay không? Còn đào kép trên sân khấu, đã nhìn quen cảnh khách đến

khách đi, nên chẳng đợi chờ một ai. Chỉ có người xem kịch, không cẩn

thận đã bị rơi vào trong muôn ngàn cảnh tượng, cố chấp không chịu rời

đi. Nước đã tạo nên một cảnh tượng huyền ảo cho bạn, bạn muốn thoát khỏi cảnh tượng ấy thì buộc phải xé tan mặt nước phẳng lặng, ra đi trong

sóng vỡ nát tan, để lại những mảnh trăng vỡ vụn, để những người đến sau

sẽ lại lần nữa hợp thành trong mộng cảnh khác.



Dũng cảm truy tìm

sự khoáng đạt trong cơn khiếp nhược, tỉnh táo truy cầu sự lĩnh ngộ trong lúc trầm mê, đời người ấy có được coi là hoàn mỹ trong khiếm khuyết?

Theo đuổi ánh sáng chân chính trong bóng tối, buộc phải thắp lên ngọn

lửa của tâm hồn, hành trình trở về một cách chói lọi sẽ không còn bao

xa. Chiếc thuyền mui đen trên mặt nước đã bị sương sớm thấm ướt, lại

được ráng chiều tô điểm, nay đội trăng đội sao, tạm dừng một khoảng thời gian ngắn ngủi trên mỗi bến đò, sau đó lại tiếp tục trôi đi trong dòng

sông số phận. Khi bạn từ điểm kết thúc quay trở lại điểm khởi đầu, sinh

mệnh đã không còn trẻ trung như thuở ban đầu. Tỉnh lại sau cơn hồi ức,

đối diện với sự buồn bã, bạn còn có đợi chờ điều gì trong vô vọng nữa

không?



Nếu như cuộc gặp gỡ rực rỡ, đã định trước chuyến ly tan

quay người ra đi, bạn có hối hận vì đã từng có một lần như thế hay

không? Nếu như sự quạnh quẽ của linh hồn, bạn có thể bình tĩnh hưởng thụ nỗi lạnh lẽo này chăng? Nếu như có thể, bạn hãy tìm một lý do để đeo

đuổi. Ở Giang Nam sông nước như thủy mặc này, bạn thấu hiểu được sâu sắc từ trong giản đơn, nhìn thấy được ánh sáng từ trong bóng tối, thì đó

chính là hy vọng của đời người.



Con ngõ viết nên kết cục ấy, có

một con đường thông tới điểm khởi đầu. Khi đến, bạn ngỡ rằng đã tìm thấy cố hương, nhưng lưng đeo tay nải, bạn vẫn trở về làm một người khách

qua đường như cũ.