Năm Tháng Tĩnh Lặng, Kiếp Này Bình Yên

Chương 22 : Mây khói thảo đường

Ngày đăng: 08:45 19/04/20


Vốn cho rằng chỉ có sinh ra vào triều Đường, phải đầy bụng thơ văn, hơn nữa phải có cơ duyên mới có thể đến được thảo đường[4] của Đỗ Phủ. Nhưng

nghìn năm sau, tôi không hề gõ cửa, mà cánh cửa của thảo đường tự mở đón chào tôi. Mang theo lòng thành kính là có thể thoải mái bước qua ngưỡng cửa đó, cùng thảo đường trải qua thời gian một ngày, cùng chung một nỗi tâm sự.



[4] Nhà đọc sách, trai phòng của các thi nhân, văn nhân được gọi là thảo đường.



Thả bước giữa một vùng phong cảnh u tĩnh, thảo đường mộc mạc cổ kính này

tựa như chất chứa ký ức lịch sử sâu xa, nhưng cũng cơ hồ như chẳng có

điều gì, chỉ là ngày tháng mênh mang như nước. Giờ đây, tôi nhìn thấy

một đám mây trắng đang mỉm cười, trong bụi cỏ còn có một chú dê đang rỉ

rả kêu.



Mây trôi qua nghìn năm, câu chuyện cũ đất Thục Trung đã

sạch trơn mây khói. Trúc biếc rợp bóng con đường lát đá, tôi đi ngang

qua, chỉ nhìn thấy chiếc bóng của thời gian. Sự yên lặng xa thẳm của nơi đây, tuy ở bên ngoài nhân thế, nhưng thanh nhã thoát tục, nghiễm nhiên

là chốn cố hương của những linh hồn đau khổ. Năm đó, Đỗ Công Bộ[5] vì

tránh loạn An Sử, dời nhà đến đất Thục, dựng thảo đường ở Thành Đô. Ông

tỉnh dậy sau một giấc mộng tan nát, mặc dầu hơi ấm trên giường vẫn còn

đó, nhưng câu chuyện trong mộng đã nguội lạnh. Ông mang theo tráng chí

ngút trời “Hội đương lăng tuyệt đỉnh, nhất lãm chúng sơn tiều” (Lên chóp đỉnh mà trông, lè tè muôn núi dưới[6]) lặn lội đến Trường An, nhưng

không biết rằng thời cơ đã muộn, màn kịch lớn xuân thu đinh thịnh của

triều Đường đã gần đi đến hồi kết.



[5] Đỗ Công Bộ: Một tên gọi khác của Thi thánh Đỗ Phủ.



[6] Trích bài “Vọng nhạc” kỳ nhất của Đỗ Phủ, Khương Hữu Dụng dịch.



Dù cho người đẹp như mây tụ hội bên dòng Khúc Giang, khách thơ chật chỗ

trong các quán rượu Trường An, vòng hoa trước trán quý phi vẫn lóng lánh chói mắt, nhưng thiên tử Đại Đường đã không còn chói lọi vạn trượng như năm nào. Một thân ngựa gầy cõng lý tưởng và gánh nặng nặng trĩu, đến

bụi trần cũng không thể phủi đi được. Cửa nhà quan đóng kín im im, khiến bạn thấm thía cái lạnh lẽo “Quan cái mãn kinh hoa, tư nhân độc tiều

tụy.” (Nào lọng che nào mũ đội đầy rẫy khắp kinh đô, sao người ấy bơ phờ riêng một kiếp[7]) Trường An liễu biếc oanh kêu, Trường An vàng son rực rỡ, ngươi thỏa mãn tâm nguyện hùng vĩ của biết bao nam nhi tan nát như

tro tàn.



[7] Trích bài “Mộng Lý Bạch”, kỳ nhị của Đỗ Phủ, Trần Tuấn Khải dịch.



Cho dù không cam tâm biết mấy, nhưng đối diện với sự chìm đắm của vận mệnh, sự thất thủ của Trường An, ông chỉ có thể vứt bỏ danh vọng cao chạy xa

bay, say mèm quay về đất Thục, lạc phách trở về đồng hoang. Ông không

thể như Trích tiên khách (Lý Bạch), tuy giấc mộng Trường An tan vỡ, vẫn

có thể du hiệp giang hồ, tự do bay nhảy; có thể cưỡi mây cưỡi gió, cúi

nhìn trận chiến tranh này. Cũng chẳng thể như Đào Tiềm, kinh qua chìm

nổi quan trường, rốt cuộc quay về quy ẩn Nam Sơn, chỉ làm mấy mẫu ruộng

vườn. Thảo đường năm đó - há chẳng phải ngươi đã như vậy hay sao?



Rừng trúc sâu thẳm, cửa gỗ khép hờ, ngòi bút gầy guộc của ông vẫn từng nét

từng đường khắc lên những áng thơ trang trọng của lịch sử. Căn nhà tranh thô lậu đơn sơ này, sao có thể gánh được đại sự thiên hạ, oán hận quốc


Đẹp hơn mộng tưởng huy hoàng của Trường An



Có thế dạy mây trắng buông cần câu cá



Có Thế Âmời hoa mai nâng chén đối ẩm



Trên chiếc bàn sạch sẽ



Bày một ly rượu nồng người vợ già đã hâm



Bên lan can cũ kỹ



Thả chiếc cần câu của người và con nhỏ



Trên bàn cờ



Còn một ván cờ dang dở



Của người và bạn hữu năm nào



Nghìn năm trước



Thảo đường Thành Đô là thế



Nghìn năm sau



Thảo đường Thành Đô vẫn thế



Cho dù thi nhân đến đây



Hay là đã đi



Thảo đường vẫn mãi là cố hương của linh hồn người



Cho dù là người tha phương quay về



Hay là lữ khách



Cánh cửa ấy



Trước sau vẫn mở rộng đón người