Năm Tháng Tĩnh Lặng, Kiếp Này Bình Yên

Chương 24 : Di Hòa Viên - non nước như tranh

Ngày đăng: 08:45 19/04/20


Những người đến với

Bắc Kinh luôn để mình rơi sâu vào biến đổi lịch sử hùng hồn, tận tâm

thưởng thức hết sự uy nghiêm và hùng tráng của cảnh trí hoàng thành.

Nhưng lại không để ý rằng Bắc Kinh cũng là một nơi nuôi dưỡng nhàn tình

và phong nhã, chứa đựng sự nên thơ và lãng mạn. Có một vùng non nước như tranh, vừa mang sự phú quý hiển hách của cung điện hoàng gia, lại vừa

có vẻ phong tình yểu điệu của bờ hồ Tây Tử, còn có những đặc trưng thiên nhiên trang nhã của vườn cảnh vùng Tô Châu. Đó chính là Di Hòa Viên,

một vườn cảnh hoàng thành hội tụ đầy đủ phong cách vương giả, lại vừa

dung nạp phong thái sông nước vùng Giang Nam.



Nó giống như một vị quân vương trác tuyệt phi phàm, nhận ân sủng mà kiêu căng, một mình cao quý giữa cung đình áo mũ như mây. Nó tựa như một bậc giai nhân phong tư yểu điệu, lạc xuống trần gian mà không nhuốm thói tục, một mình tao nhã giữa bụi hoa muôn hồng ngàn tía. Nó lại như một danh sĩ thanh cao phóng khoáng, giữa hồng trần mà không mất lòng ai, một mình an định giữa loạn thế gió cuốn mây trôi. Cứ như thế ngạo nghễ đứng giữa đất trời, trang

nghiêm trên nước, ẩn mình giữa thành đô, bình thản nhìn ngàn vạn khách

qua đường đến đây du ngoạn, mà sau đó lại khắc sâu ghi nhớ, cả đời chẳng quên.



Những linh hồn bị vương triều phong kiến cầm tù hàng nghìn năm, dưới sự chiếu rọi của ánh sáng đất nước Trung Quốc mới đã được

giải phóng, giống như làn gió xuân ấm áp, thổi qua hết lượt non sông

rộng lớn đang say ngủ, nền văn minh cổ xưa đã bừng tỉnh trong buổi bình

minh, như một cụ già héo hắt, nay chỉ trong một đêm đã ngời ngời sức

sống. Vầng mặt trời màu vàng kim ngưng tụ sức mạnh to lớn, ngang tàng

nhìn gió mây với tư thế nước lớn nổi trội, sừng sững phương Đông. Kinh

thành bấy giờ, vạn vật hớn hở, phong lưu nhất phái, có hào khí của vùng

Yên Triệu[4], tráng ca của Dịch Thủy[5], lại thêm sự trang nhã và véo

von của phong tình nước Nam.



[4] Yên, Triệu: Hai nước lớn thời

Tiên Tần, bao gồm khu vực Bắc Kinh, Thiên Tân và phía bắc Hà Nam, phía

nam Nội Mông Cổ ngày nay.



[5] Dịch Thủy: sông Dịch Thủy, phía tây tỉnh Hà Bắc. Tương truyền là nơi năm xưa thái tử Đan nước Yên tiễn Kinh Kha lên đường hành thích vua Tần.



Khi bạn bước vào Di Hòa Viên,

mặc ý dạo chơi trong non nước của bức tranh cung đình, sao không thể cảm thán các họa gia hoàng cung năm xưa khéo léo cầu kỳ đến nhường nào mới

có thể dùng những đường nét tinh xảo sống động vẽ ra bức tranh sơn dầu

đậm nhạt đan xen này? Triều Thanh đã biến mất, đế vương nay không còn,

những người thợ vẽ cũng mất dấu, chỉ còn lại mỹ nhân tuổi đã về chiều,

tuy kinh qua hết hưng suy vinh nhục, nhưng vẻ đẹp vẫn còn, phong tình

vạn chủng.



Đi vào cánh cửa Đông Cung cao xa vòi vọi năm nào, dạo

quanh Nhân Thọ Điện và Lạc Thọ Đường như thể vừa bước vào trong giấc

mộng vinh hoa của một đế vương nào đó triều Thanh, ngài vừa mới thức

giấc mà bạn đã bắt đầu mơ rồi. Mi cửa thềm phòng màu đỏ son, những hình

vẽ hoa văn như gấm thêu vẽ bằng màu sáp đều làm nổi bật sự phú quý và

hào hoa. Đây là vương quốc của rồng, chúng được khắc, vẽ một cách tinh

xảo trên khắp mọi vị trí trong các cung điện, hình thái sinh động như

thật, tựa như chỉ cần bạn không chú ý, chúng sẽ bay vọt lên, xóa bỏ cảnh tượng hư ảo trong bức tranh này, nói cho bạn biêt, chúng là bậc vương

giả có khí huyết, cưỡi mây vượt gió với tinh thần của rồng.



Vị

hoàng đế mình mặc long bào, đầu đội vương miện ấy là Càn Long hay là

Quang Tự? Họ đều là bậc cửu ngũ chí tôn, nhưng lại mang vận mệnh chẳng

giống nhau, cho dù là ngang tàng ngạo nghễ hay khiếp nhược đớn hèn, đến

nay đều chỉ còn lại bóng dáng như gió như mây, là thành hay bại đều mặc

đời sau bình luận. Há chẳng biết quân vương nhất thống thiên hạ, trị lý

sơn hà, cần phải có khí phách của đế vương, chí khí lỗi lạc, còn phải có tu dưỡng tâm tính, hết sức dịu dàng, thậm chí còn phải tìm hiểu vũ trụ, thấu hiểu thiên lý. Sau cơn gió mưa vô hạn, là bình tĩnh đến thâm sâu,

mà trong khu vườn cảnh của đế vương này, người đời sau có thể không

kiêng kỵ gì thăm hỏi lịch sử, nhàn nhã tự tại tìm hiểu chuyện xưa.



Con người sống trong hồng trần mênh mang, nhìn vạn vật thịnh suy, luôn muốn tìm một linh hồn trong sạch thuộc về chính mình. Lên núi Vạn Thọ, chính là mượn khí vận tươi mát của thiên nhiên để thanh lọc tâm trí, mặc cho

tư duy bay bổng trong không gian tịch liêu, ngắm trông non sông tráng

lệ, nhìn hết gió mây vạn dặm. Đây là một tổ hợp kiến trúc hoàng gia bậc


Một tòa Vạn Lý Trường Thành

chính là một bộ sử văn hóa, bạn đến với hai bàn tay không, nhưng có thể

nặng trĩu tay khi ra về. Thế nhưng Trường Thành lại là một bộ sách không có chữ, đặt trên chiếc bàn rộng lớn miền Đông Trung Quốc, để những

người ngắm cảnh phải đọc nó bằng cả tâm hồn. Tường thành, khe ngắm bắn,

Phong Hỏa Đài mà bạn chạm vào được chính là văn hóa, những kiến trúc

vững chãi, bố cục tinh xảo đó và cả điêu khắc trang trí, tranh vẽ đều là nghệ thuật. Còn có thể phiêu lãng trong gió, ngâm thơ “Tần thời minh

nguyệt Hán thời quan” (Trăng sáng thời Tần, quan ải thời Hán), bức tranh thủy mặc treo tít trên tầng mây, đều đang kể cho bạn sự tráng lệ và

trang nghiêm của chốn quan ải hiểm yếu cổ xưa này, cùng với sự huy hoàng và hùng vĩ của đại địa Thần Châu này. Lịch sử là một tấm gương sáng,

những câu chuyện có mơ hồ phức tạp hơn nữa cũng được soi sáng tỏ, cặn

kẽ, và lịch sử đã soi tỏ hết thảy sự biến ảo khôn lường suốt dọc đường

Trường Thành.



Nhân sinh là một sự thách thức, mà Vạn Lý Trường

Thành sẽ khích lệ khí phách cương trực và khí khái anh hùng trong tim

bạn. Con rồng khổng lồ này, vì ngủ say quá lâu nên năm tháng đã đẽo khắc quá nhiều dấu ấn trên cơ thể nó. Khi nhìn từ xa, bạn sẽ thấy nó nguy

nga tráng lệ, ngang ngược cheo leo; khi lại gần, bạn sẽ thấy nó vảy bong tróc, tang thương chất chồng. Cho dù Trường Thành vắt qua rất nhiều

tỉnh thành, nhưng Bắc Kinh trong tâm thức của người đời mới là thành phố gần với Trường Thành nhất. Đây là thành phố sinh ra các bậc đế vương,

đời đời anh hùng nối tiếp, cô đặc những chuyện xưa tinh hoa nhất của

lịch sử Trung Quốc.



Đến nay đoạn Trường Thành Bát Đạt Lĩnh còn

được người đời sau không ngừng xây mới, tu sửa những dấu tích bị thời

gian ăn mòn. Chỉ là sau khi tu bổ, còn có thể phục hồi lại dáng vẻ trước đây không? Trường Thành được xây dựng qua nhiều triều đại khác nhau,

muốn khôi phục nguyên dạng, trừ phi thời gian quay ngược mà thôi. Trong

lịch sử có những câu chuyện tương tự nhau, nhưng không cuộc chiến nào

giống cuộc chiến nào. Hoài cổ là một phẩm chất đẹp của cuộc đời, sáng

tạo cái mới lại là sự phi thường của tinh thần. Trường Thành đã không hề chùn bước trong việc bảo vệ trai gái Hoa Hạ, đến nay, nó cũng xứng đáng được hưởng thụ sự tôn vinh tối cao của dân tộc Trung Hoa. Nó là tượng

trưng cho vương giả, tượng trưng cho anh hùng, là niềm kiêu hãnh của dân tộc Trung Hoa, cũng là sự tự hào của người Trung Quốc.



Trường

Thành như một dòng sông ngưng đọng, sự im lìm của nó không phải là lạc

hậu, không phải là bảo thủ, càng không phải là khép kín, mà là một sự

kiên nhẫn sâu xa, lặng lẽ bảo vệ nền văn minh cổ xưa. Nên biết rằng vô

thanh thắng hữu thanh, chỗ không lưu danh thì sẽ tự lưu danh. Nên biết

rằng, chốn im lìm còn rung động hơn cả chốn huyên náo, nơi không vô danh sẽ tự nổi danh. Mà kênh đào Đại Vận Hà Kinh Hàng[11] từ nơi xa xôi nhìn nó, ngươc lại lại bị thời gian lạnh nhạt, đã không còn thấy cảnh tượng

phồn hoa trăm thuyền nghìn tàu thuở nào. Cùng là quân vương, khí thế khi Tần Thủy Hoàng ra sức quét sạch thế lực sáu nước vượt xa tội ác hoang

dâm vô độ của Tùy Dạng Đế, thế nhưng, công trình to lớn Đại Vận Hà do

Tùy Dạng Đế khai thác lại không hề thua kém Tần Thủy Hoàng về độ dài của thời gian tu sửa. Cho dù động cơ khác nhau, nhưng sự phồn vinh đỉnh

thịnh mà hai công trình đem lại cho hậu thế là như nhau.



[11] Đại Vận Hà Kinh Hàng: Con sông nhân tạo nối liền Hàng Châu với Bắc Kinh.



Đôi khi, giữa sai và đúng, thịnh và suy là một giới hạn mơ hồ. Thiên hạ

mênh mông như một ván cờ, hễ sảy chân là thua thảm hại. Có bao nhiêu tan vỡ trong toàn vẹn, thì sẽ có bấy nhiêu mạnh mẽ trong yếu mềm. Khi Tùy

Dạng Đế mơ đến sự thanh tú của bờ nước Giang Nam, hoa mai dưới trăng

lạnh, thì Tần Thủy Hoàng lại hoài niệm đến hào tình chốn đại mạc biên

cương, vạn dặm trời mây. Cho dù thắng làm vua, thua làm giặc, tất cả rồi cũng đều tan tác thành khói bụi mịt mù, vạch những dấu chấm nông sâu

không đều trên bầu trời lịch sử.



Trên bức tường không chữ này bạn có thể sờ thấy những gì? Xuyên qua cái lạnh lẽo của đá tảng để chạm vào sự ấm áp của đế vương? Xuyên qua đường vân của gạch cổ để tái diễn lại

lịch sử đã qua? Đại khái có rất nhiều thanh âm đang căn vặn, liệu Trường Thành vĩ đại hùng hồn này cũng có một ngày không thoát khỏi lời nguyền

của số phận, oanh liệt đổ ập xuống trong gió mây lịch sử không? Chúng ta hãy bình thản, lý trí đối diện với chìm nổi thăng trầm, thuận theo lẽ

tự nhiên. Phải tin rằng, trên thế gian này còn rất nhiều linh hồn bất

tử, ví như những anh hùng bị khóa chặt trong tháng năm đó, ví như con

rồng khổng lồ uốn khúc trên đỉnh núi xanh này.



Há chẳng biết, sau khi nếm mật nằm gai, lại có thể chỉ kiếm hỏi giang sơn, hâm rượu luận anh hùng hay sao?