Năm Tháng Tĩnh Lặng, Kiếp Này Bình Yên

Chương 5 : Phong tình cổ trấn

Ngày đăng: 08:44 19/04/20


Có lẽ chúng ta đều là

những người tin vào tiền duyên, cho nên, thân sống giữa phồn hoa, vẫn

không quên kiếm tìm những tháng ngày xưa cũ đó. Chuyện xưa trôi qua như

mây khói tản mát, giữa bóng đêm của năm tháng âm thầm đổi thay, vừa ban

nãy vẫn còn phong trần cuộn sóng, bây giờ đã không còn lại dấu vết gì.

Năm tháng không biết đã đổi dung nhan bao lần, chỉ có cổ trấn là vẫn giữ lời thề ước năm xưa, không dám thay đổi dáng vẻ ban đầu. Tường viện

xanh rêu âm ẩm, ngõ nhỏ sâu dài hun hút, lầu gỗ cổ kính, hành lang quanh co, sân khấu loang lổ, tuy đã phủ đầy bụi bặm của dĩ vãng, nhưng vẫn là mối tâm tình trong giấc mộng. Đẩy cánh cửa bị thời gian khép hờ, những

tình cảm cảnh cũ người xưa còn lưu giữ nơi cổ trấn đó, vẫn bình yên êm ả như thế…



Tây Đường như mộng



Cho dù là người đã từng hay

chưa từng đến Tây Đường đều sẽ cảm thấy, Tây Đường là một giấc mộng, một giấc mộng thuộc về Giang Nam. Nó nên thơ cổ kính, thuần phác tĩnh lặng, đã từng bị người đời quên lãng, đến nay lại được người ta tìm kiếm. Tôi luôn cho rằng những người đến Tây Đường là những người không từ bỏ được quá khứ hữu tình. Bởi vì mỗi phong cảnh nơi đây đều có thể dễ dàng, nhẹ nhàng lay động sự mềm yếu trong bạn. Giữa phong cảnh sự vật yên tĩnh

của Tây Đường, có thể mơ một giấc mơ dài, khi tỉnh lại, cũng sẽ có những tháng ngày không lưu giữ được.



Trước khi đến Tây Đường, tôi cũng chỉ là một khách bộ hành ngẫu nhiên, mà không biết rằng từ ngàn năm

trước đó, mình đã từng có duyên phận với nó. Thời Xuân Thu, Ngũ Tử Tư

của nước Ngô đã khơi thông thủy lợi, vận hành chuyển muối, khai vét Ngũ

Tử đường, dẫn nước từ phía Bắc núi Tư chảy về trong vùng, vì thế từ đó

Tây Đường cũng được gọi là Tư Đường. Cũng chính là một chữ “Tư” này,

khiến tôi cho rằng, mình và Tây Đường có nhân quả định mệnh[1]. Cho dù

chỉ là cảm xúc đơn phương, nhưng vì trong lòng chất chứa cảm xúc này,

nên trước mỗi cảnh mỗi vật ở Tây Đường, tôi đều không kìm được xiết bao

lưu luyến.



[1] Tác giả Bạch Lạc Mai tên thật là Tư Trí Tuệ.



Tháng năm yên tĩnh, khe khẽ dập dềnh giữa sóng nước. Dưới ngói xanh tường

xám, dường như chớp mắt đã có thể nhìn thấy lịch sử xa xăm của Tây

Đường. Thực ra Tây Đường không có một chiều dài lịch sử lớn lao thâm

trầm, cũng không có nhiều nhân vật hô mưa gọi gió. Năm tháng cũng như

dòng sông nơi đây, cứ từ từ chảy miết, không có sóng to gió lớn hãi

hùng, chỉ bình dị yên ổn. Tòa cổ trấn ngàn năm này, từ khi bắt đầu đã có dáng vẻ cổ kính, đơn sơ như thế. Ung dung bước qua bốn mùa thay đổi,

ung dung nhìn hợp hợp tan tan của đời người, cũng ung dung tiếp nhận

những khách qua đường vãng lai và những tình cảm khác nhau mà họ đem

tới.



Tây Đường ven sông, tựa như luôn có một làn sương mỏng như

lụa bao bọc, chỉ cần như vậy đã có thể làm nổi bật được phong vận của

miền sông nước Giang Nam. Nước chảy reo ca, khỏa chèo nhẩm hát, những

nhà dân cổ kính hai bên bờ là cảnh tượng nguyên sơ mà chân thực của tiểu trấn. Biết bao năm, con người nơi đây cũng đã kinh qua bao lần đổi

thay, chỉ là lại thêm một lần luân hồi, chứ không thể làm thay đổi ký ức xanh thẳm đó. Dưới bầu trời bao la, không nhìn thấy được lầu cao thành

thị, chỉ có những ngôi nhà cũ điểm tô năm qua năm tới kể lại những câu

chuyện na ná như nhau.



Lầu gỗ đơn sơ có mấy cánh cửa trên mái

hiên đang hé mở, khiến tôi quên hết mệt mỏi của chuyến đi, thậm chí còn

tự tưởng tượng rằng, có một cánh cửa đã mở vì mình, có một người đang

đợi mình. Mà tôi không biết phong cảnh Tây Đường xưa nay không dễ dàng

bị người ta làm kinh động. Đây là miền sông nước trong mộng của rất

nhiều người, bạn có thể cảm nhận được hơi thở của nó từ rất xa, nhưng

chẳng mấy người có thể lưu lại mãi mãi. Chỉ là có được trong khoảnh

khắc, để đổi lấy nhớ nhung một đời, Tây Đường cũng không phụ lòng bất cứ người nào đi ngang qua cuộc đời nó.



Những người đã từng đến Tây

Đường nhất định sẽ không quên hành lang nghìn mét dài hun hút đó. Ở

Giang Nam, những hành lang ven nước này đâu đâu cũng thấy, nhưng chỉ có

hành lang ở Tây Đường mới khiến bạn cả đời khó quên. Bởi vì độ dài ấy
Thái Hồng vẫn như năm nào, trấn tĩnh bình thản, chỉ già nua đi đôi chút. Ngồi nghỉ ngơi trên cầu, ngắm nhìn thôn xóm trong tranh, non xanh nước

biếc. Một bè gỗ lững lờ trôi qua, bám vào đời người, cứ như thế, không

hỏi đường về, không nói trở lại.



Chính ở miền quê đẹp nhất này,

còn lưu giữ những kiến trúc Huy phái mộc mạc, trang nhã. Tường trắng

ngói đen, mái cong góc lượn, nhà ở Vụ Nguyên đều có chung một bố cục

này, tọa lạc trong sơn thôn sâu thẳm, đời đời nối truyền. Giống như một

tòa nhà cổ bị năm tháng bỏ quên, thu hút vô số người đến gõ cánh cửa

nặng nề nơi đình viện sâu hun hút, xem lại một quãng chuyện cũ của Vụ

Nguyên. Điêu khắc gỗ, điêu khắc đá tinh xảo, những hiên cửa sổ chạm trổ

hoa, tuy kinh qua xuân thu năm tháng, nhưng vẫn giữ được hoàn chỉnh vẹn

toàn. Trên cửa còn treo chiếc gương đồng kiểu cũ, trên mặt bàn bày những bình hoa sứ men xanh, còn có chiếc đồng hồ quả lắc đang gõ nhịp, cho dù thời gian trôi qua bao lâu, chúng đều trầm tĩnh như thuở ban đầu.



Người dân trong núi thuần phác, sống cuộc đời bình thường nhất trong những

ngôi nhà giản đơn. Muối một vại dưa chua, ủ vài vò rượu gạo, phơi mấy

cân trà xuân, trong nhà mùi cơm thơm ngát, mùi thơm ngậy của thịt săn

bốc lên. Tháng năm trôi qua như bóng câu, đời người như một vở kịch trên sân khấu cũ kỹ, từ khi bắt đầu đến khi hạ màn, có viên mãn và cũng có

nuối tiếc. Vụ Nguyên, là nơi trú ngụ của sinh mệnh, chốn về của linh

hồn, dù số phận an bài thế nào, họ cũng cam tâm tình nguyện chìm sâu ở

đó, cả đời không hối hận.



Đi xuyên qua ngõ phố quanh co tĩnh

mịch, không hẹn mà gặp một tòa từ đường nào đó. Ở Vụ Nguyên, từ đường là một bức tranh cổ phơi giữa thôn trang, toát lên mùi thơm nồng của lịch

sử. Từ đường cũng là gốc rễ của người Vụ Nguyên, cho dù họ có đi đến đâu cũng biết, có một nơi đại diện cho nguồn cội của mình là từ đường ở cố

hương, hết năm này qua tháng khác đang đợi chờ họ. Từ đường đối với

những thương nhân Huy Châu xa quê đi làm ăn là một mảnh trăng sáng, treo ở nơi hút mắt nhất trong trái tim, khẽ chạm vào nó, liền cảm động đến

mức lập tức rớt nước mắt.



Thôn Uông Khẩu có một tòa từ đường của

họ Du, được mệnh danh là “Nghệ thuật điện đường”, được dựng từ giữa

những năm Càn Long thời Thanh với khí thế hùng vĩ, kỹ thuật tinh xảo, bố cục hoàn mỹ và phong cách độc đáo, đã làm rung động tâm hồn của ngàn

vạn người ghé thăm. Môn lầu, xà cột, góc hiên đều dùng thủ pháp nông sâu đậm nhạt, hư thực tương ứng, điêu khắc những hình vẽ tinh xảo như long

phượng kỳ lân, nhân vật truyện kịch, chim bay thú chạy, hoa nở cỏ thơm…

Từ đường nơi đây không chỉ là gốc rễ của người dân Vụ Nguyên, mà còn

lắng kết văn hóa phong tục tập quán thâm hậu của chốn này. Đi xa tới tận chân trời, cuối cùng sẽ có một ngày phải quay về làng cũ, về từ đường,

tưởng nhớ đức độ cha ông, ca ngợi công lao tổ tông.



Ở miền quê

đẹp nhất Trung Quốc này có rất nhiều khung cảnh khiến người ta lưu

luyến. Có thể chọn đến thác cao đệ nhất Hoa Hạ – thác Đại Chướng Sơn, để dòng chảy trong vắt xả trôi, tẩy rửa chút phù hoa cuối cùng trong tâm

tưởng. Cũng có thể đến hồ Uyên Ương lớn nhất thế giới, ngắm uyên ương

thành đôi thành cặp đang quấn quýt đùa vui giữa đồng xanh bèo nước, dùng tháng năm đổi lấy nét dịu dàng. Còn có thể ở vườn nhà trò chuyện với

đại nhạn, ngậm làn khói bếp của thôn xóm, nằm mộng mà bay.



Thôn

trang có tên gọi “làng sách”, “làng trà” này, giống như một thân cổ thụ, năm này qua năm khác, dùng mãi một tư thế để đợi chờ ở đây. Chẳng ai để ý đến tuổi tác của nó, cũng không so đo sao nó mãi không thay đổi,

người đến đây đều nguyện ý trao bản thân cho ánh sáng giản dị nơi này.



Giống như đã từng nhuộm mây trắng gió lành của Vụ Nguyên, cho dù đời người

trăm ngàn hồi chuyển cũng không thể xóa được đoạn duyên phận này. Vậy

thì, rời đi trước khi trà nguội, cắt một chút ký ức ấm áp khôn xiết bỏ

vào hành lý, hoặc là mua một nghiên mực cổ hình vuông đem về, vào một

ngày hoài niệm chuyện cũ nào đó, viết nên câu chuyện sắc màu Vụ Nguyên.

Non nước nhàn nhạt sắc màu, trong những nét chấm phá vẽ thôn trang, có

một bóng hình, đó là chính chúng ta.