Nghề Nào Cũng Có Trạng Nguyên
Chương 4 :
Ngày đăng: 01:29 19/04/20
Bên kia cầu đang trình diễn một màn chiến tranh giữa các
thôn oanh oanh liệt liệt, chấn động lòng người như vậy, nhưng hai cô bé
thôn Tiểu Quy lại không hề để ý, cũng không gia nhập. Trên thực tế, hai
cô trốn rất khá, từ trước khi bọn trẻ hai thôn giằng co trên cầu, các cô đã tìm chỗ nước cạn của con suối, chịu đựng cái lạnh lẽo của nước suối
mà lội qua, đến được phía Bắc thôn Đại Thụ chờ sớm hơn bọn kia.
Thôn Đại Thụ tuy không phải thôn giàu nhất bốn thôn nhưng cũng
xem như không tệ, ít nhất họ có dư tiền mở học quán mở mang văn hóa,
thỉnh thoảng còn ảo tưởng trong thôn sẽ cho ra một tú tài.
Thôn Đại Thụ hai mươi ba năm trước cho ra một tú tài, mục tiêu
cả đời của tú tài nọ đương nhiên là thi cử nhân, sau đó thi tiến sĩ, làm đại quan gì gì đó; đây đồng thời cũng là kỳ vọng của thôn dân thôn Đại
Thụ. Vị tú tài nọ cả ngày chỉ biết đọc sách, ngoài đọc sách ra, cái gì
cũng không biết, ông được thôn trưởng mời, mở lớp dạy học, mỗi ngày dành chút thời gian dạy bọn trẻ trong thôn biết chữ, học phí do trong thôn
cung cấp, bảo đảm cả nhà ông được ấm no.
Dù không phải dạy học vấn gì cao thâm đủ để đi thi, căn bản chỉ
là dạy viết tên họ mình; người học khá hơn chút thì dạy tính toán và
những chữ thường dùng. Chỉ vậy thôi cũng đủ để thôn Đại Thụ ra vẻ “người đọc sách” cao quý. Trong một đám mù chữ thì người viết được tên họ mình chính là kẻ tài trí hơn người_____thôn dân thôn Đại Thụ chính là tự cảm thấy mình tốt đẹp như vậy.
Người thôn Đại Thụ tự nhận rất có khí khái văn nhân, đương nhiên vô cùng coi trọng lễ pháp; cái gọi là lễ pháp mà họ biết khởi nguồn từ
ba nơi: nghe người trong thành tán gẫu, nghe lời hát trong tuồng, và,
nghe từ người từng đi huyện thành thi tú tài, đi quận thành thi cống
sinh (thất bại), đi châu thành thi cử nhân (đương nhiên không đậu), cũng chính là vị tú tài duy nhất trong bốn thôn.
Thôn trưởng thôn Đại Thụ rất tin tưởng lễ pháp chắp vá từ ba nơi đó nhất định không sai, tất nhiên phải lập thành quy củ. Cho nên hai
mươi mấy năm nay, ông luôn dẫn dắt thôn dân cả thôn sống theo lễ pháp,
yêu cầu mọi người bất cứ giá nào cũng phải thực hiện lễ pháp trong việc
ăn mặc ở đi lại, dù không có của cải phong phú như các nhà giàu trong
thành cũng phải cố hết sức không thể bủn xỉn.
Thôn Đại Thụ không bủn xỉn lại thích thể hiện “lễ pháp”, mỗi khi có đại sự cưới hỏi ma chay gì đó chính là lúc bọn trẻ các thôn lân cận
thích nhất, bởi vì có thể có đồ ăn miễn phí.
Đây cũng là nguyên nhân hôm nay bọn trẻ thôn Đại Thụ tập trung
bày trận đón địch bên cầu thông với thôn Tiểu Quy_____đề phòng bọn trẻ
hung ác thôn Tiểu Quy xông tới cướp thức ăn bố thí.
Hôm nay là ngày hạ táng lão mẫu thân của Diệp đại gia - phú nông giàu nhất thôn Đại Thụ, vì lão mẫu thân của Diệp đại gia tám mươi tám
tuổi qua đời nên là hỉ tang, nghi thức long trọng náo nhiệt, các thứ đồ
cúng chuẩn bị đương nhiên vô cùng phong phú. Những thứ đồ cúng mà người
bình thường ngày Tết cũng không được ăn như bánh bao bột mì, chè viên,
bánh đậu chiên, nhà Diệp đại gia đều đã chuẩn bị khiến các thôn dân khi
bước lên thắp hương tế bái lão phu nhân đồng thời cũng nhịn không được
chảy nước miếng với thức ăn ngon thơm phức trên bàn cúng.
Những đồ cúng này dù đã đặt trên bàn cúng bảy ngày, có thể đã bị hư cũng không ngăn được sự thèm thuồng của mọi người với nó. Người lớn
còn đỡ, nuốt nước miếng rồi thôi; nhưng bọn trẻ thì không kiềm chế được, từ sớm đã tụ tập lại dùng nắm đấm để phân chia quyền sở hữu.
Đương nhiên, điều kiện tiên quyết là: không để bọn trẻ hung ác
thôn khác cướp đi. Cái gọi là bọn trẻ hung ác đương nhiên là chỉ mấy đứa thôn Tiểu Quy.
Loại hành động ngang ngược quá giới hạn này, dõi mắt khắp trăm
dặm cũng chỉ có người thôn Tiểu Quy làm được; những thôn khác không phải không có trẻ con hung ác nhà nghèo nhưng chưa từng thấy ai hung ác rành rành như vậy. Cho nên thủ lĩnh bọn trẻ thôn Đại Thụ rất biết tính toán, từ sớm đã kéo những đứa to con trong thôn canh giữ bên cầu, đề phòng
người của thôn Tiểu Quy đi qua.
Lúc bọn trẻ hai thôn vừa đánh vừa chạy tới bãi tha ma thì Tiểu Vân và Tiểu Phương đã đứng bên ngôi mộ mới của Diệp gia.
Người Diệp gia đã thực hiện xong nghi thức cuối cùng, những
người lớn tuổi đã theo thôn trưởng về trước dùng bữa và nghỉ ngơi, còn
lại những người trẻ tuổi tiểu bối của Diệp gia đang thu dọn đồ đạc,
chuẩn bị trở về.
Thôn Đại Thụ trọng lễ pháp, mà lễ pháp cũng không biết đã hình
- Nếu ta cho người khác thức ăn thì nhất định là người đó giúp
ta làm việc. Cho dù thấy người ăn xin sắp chết đói, ta cũng tuyệt đối sẽ không cho không. Khi ta không còn đói nữa thì mới nói đạo lý với người
ta. Đạo lý của ta chính là: giúp ta làm việc, ta sẽ cho thức ăn.
Cảm thấy mình rất có hùng tâm tráng chí nhưng không được Tiểu
Vân phụ họa, Tiểu Phương bất mãn chạy đến bên cạnh Tiểu Vân, kéo ống tay áo cô bé hỏi:
- Ngươi nói xem, đạo lý của ta như vậy có phải rất có đạo lý không?
- Ừ, ngươi cảm thấy có đạo lý là được.
Tiểu Vân trả lời rất qua loa.
Tiểu Phương đẩy cô một cái, nói:
- Ngươi sao thế? Chúng ta hôm nay lấy được nhiều thức ăn ngon
vậy cơ mà! Ngươi còn có gì bất mãn……….A, ta nói, ngươi không phải là để ý người ta nhận nhầm ngươi thành con trai chứ? Vậy cũng hết cách, ai bảo
ngươi đầu trọc_____
Tiểu Vân lườm khiến Tiểu Phương im lặng. Cô cao giọng:
- Ta mà để ý loại chuyện nhàm chán này à!
Rõ ràng rất để ý...Tiểu Phương chỉ dám oán thầm trong bụng.
- Nếu không thì vẻ mặt mất hứng của ngươi là thế nào?
-...Tiểu ca vừa nãy của Diệp gia là một người đọc sách.
Giọng Tiểu Vân rầu rĩ.
- Ngưng! Cả thôn Đại Thụ ai không nói mình là người đọc sách?
Lần trước gặp Trần Nhị Nữu, nó còn nói với ta cả nhà nó đều biết viết
tên của mình, nó còn viết lên đất cho ta xem nữa, khi dễ ta không biết
chữ, rõ ràng chính là vẽ lung tung mà cứ nói là tên của nó. Nó nói phải
thì là phải, ta nhìn đâu có hiểu.
Tiểu Vân không hề tiếp lời phê bình sự ra vẻ cũng như tư thế
luôn cao hơn người khác một bậc của thôn dân thôn Đại Thụ. Cô cúi đầu
nhớ đến những lời nói của người thanh niên họ Diệp kia khi đưa đồ cúng
còn ăn được cho cô, từ đó cô tổng kết ra được, câu nào đó trong những
câu chữ mẫu thân dạy cô không phải là nói lung tung____ “bất hoạn bần
nhi hoạn bất quân”. (câu của Khổng Tử, nghĩa là “không lo phân chia ít mà chỉ lo phân chia không đồng đều”)
Mẫu thân luôn muốn cô học thuộc những câu kỳ quái nhưng lại
không giải thích được những câu đó nói gì. Chỉ một phần rất ít là mẫu
thân có thể nói rõ, còn đa phần là không, mẫu thân chỉ có thể ép buộc cô học thuộc lòng, bảo là đợi sau này cô lớn sẽ từ từ hiểu được.
Mặc dù mẫu thân chưa từng nói với cô ý nghĩa của những câu mà cô học thuộc lòng một cách máy móc kia, nhưng hiện tại, Tiểu Vân phát hiện cô hình như đã hiểu được một ít rồi.
Những câu cô học thuộc lòng kia tuy không hoàn chỉnh nhưng hẳn
là thứ mà người đọc sách hay học; chứ không phải như mẫu thân thuận
miệng lừa cô rằng chúng chỉ là những bài đồng dao dân dã ở quê bà.
Tiểu Vân chợt phát hiện mình cũng rất có khí thế thẳng lưng ưỡn
ngực, thân thể đang đeo gùi nặng bất ngờ ưỡn lên, sau đó____
Phịch!
- Ai da! Tiểu Vân! Sao ngươi lại ngã ngửa? Mau đứng dậy mau đứng dậy! Đừng đè hư thức ăn ngon!
Tiểu Phương thét lên.