Nghề Nào Cũng Có Trạng Nguyên

Chương 52 :

Ngày đăng: 01:29 19/04/20


- Giới hạn là ý gì?



Tiểu Vân không hiểu từ này nghĩa là gì. Cô còn quá nhỏ, mà mẫu

thân lại nói với cô những đạo lý quá lớn, đa phần cô đều không hiểu.



- Ừm...mẹ không dùng đạo đức để yêu cầu con, tóm lại chính là: có cái nên làm, có cái không nên làm. Ý của câu này...



Con bé còn nhỏ như vậy, dạy thế nào đây? Bạch nương tử rất phiền não. Nói quá đơn giản, nó sẽ không để tâm; nói quá phức tạp, nó sẽ nghe không hiểu. Mà kiến thức trong bụng bà lại vô cùng có hạn, không đủ để

truyền thụ hay giải đáp thắc mắc...



- Hở?



Tiểu Vân chớp mắt chờ đợi.



Bạch nương tử cố gắng suy nghĩ nhưng không nghĩ ra được cách

giải thích nào chuẩn xác. Mặc dù bà luôn dạy Tiểu Vân đọc thuộc lòng một ít tác phẩm kinh điển nhưng lại không có năng lực giải thích_____dù sao năm đó sở dĩ bà gắng gượng học thuộc những câu văn chương này đều là vì yêu cầu công việc chứ không ai giải thích rõ cho bà.



- Tóm lại, đợi con lớn lên, học được nhiều kiến thức hơn, hiểu được nhiều đạo lý hơn, con sẽ hiểu ý mẹ.



Bạch nương tử cuối cùng chỉ có thể nói như vậy.



Lời nói không có trách nhiệm như thế hiển nhiên không thể khiến Tiểu Vân hài lòng. Cô cau mày hỏi:



- Học văn biết chữ chính là để nói đạo lý với người khác sao?



- Không. Nói chính xác là để con có cuộc sống tốt hơn. Khi con

nhất thiết phải nói đạo lý thì con đã học được hết thảy, đủ để con ứng

phó.



Bạch nương tử thở dài, nhẹ nhàng vuốt ve đầu trọc của nữ nhi, nói:



- Nắm đấm mạnh, giọng nói to chỉ có tác dụng ở trong thôn. Ra

khỏi cái thôn hoang vắng chốn biên thùy này thì con nửa bước cũng khó

đi. Khi con có cơ hội được đi xa, được leo cao, hiểu biết càng nhiều,

con sẽ càng hiểu, đọc sách biết chữ mới là cội nguồn để vươn lên. Ít

nhất, khi biết chữ, ở bên ngoài con sẽ không bị người ta lừa gạt ký giấy bán mình trong nháy mắt.



- Nam nhi dòng chính nhà thôn trưởng đều được đưa đến huyện thành đi học, cũng là vì vậy sao?



- Ừ. Con nghĩ xem, thôn trưởng và phú hộ của mỗi thôn, tại sao

hễ có chút tiền đều đưa con mình đi học? Chẳng lẽ đi học có thể khiến

những người kia cày thêm được vài mẫu ruộng sao? Tại sao họ không dùng

tiền mua đất cất nhà tích trữ lương thực? Mà lại tốn rất nhiều rất nhiều tiền để cho con mình đi học?



- Là vì đi học có thể giúp họ thu hoạch nhiều hơn cả mua đất sao?


- Vậy nếu mọi người không phát hiện thì ngươi sẽ không nói à?



- Thật ra ta tưởng mọi người biết từ lâu rồi.



- Các ngươi không nói thì làm sao mọi người biết?



- Nửa tháng trước mẹ ta đã nhắc đến việc đi làm ở Thận Nghiêm Am với Vương lão thẩm. Sau khi lão thẩm về trong thôn, không có đi nói

khắp nơi à?



Tiểu Vân có chút kinh ngạc.



- Không có. Nữ nhi gả đến huyện thành của lão thẩm sắp sinh, nửa tháng trước lão thẩm đã ngồi xe lừa của nhà thôn trưởng đi rồi, đến nay vẫn chưa về.



Tiểu Phương bất mãn nói:



- Chuyện này, người khác không truyền đi giúp ngươi thì ngươi sẽ không nói à?



- Ta đương nhiên sẽ nói với ngươi. Đây lại không phải chuyện gì

không thể nói, nhưng phải đợi đến ngày mẹ ta không cần đi làm, ta mới

rảnh rỗi đi tìm ngươi. Thận Nghiêm Am một tháng cho mẹ ta nghỉ một ngày, ta định đến ngày đó sẽ đi nói với ngươi.



- Vậy à, vậy ta không giận ngươi nữa. Đúng rồi, thẩm đâu?



Tiểu Phương nghe giải thích, rất rộng lượng bỏ qua việc này,

quay đầu nhìn trái nhìn phải, tìm được bóng dáng của Bạch nương tử.



- Mẹ ta ra phòng chứa củi phía sau tắm rồi.



- Lạnh thế này mà tắm cái gì!



Tiểu Phương vừa nghe đến chữ tắm thì rùng mình.



Hai mùa thu đông của thôn Tiểu Quy quả thực lạnh đến mức có thể

đóng băng nước, phần lớn mọi người cả mùa đông đều không tắm, mỗi ngày

rửa mặt rửa tay chân đã xem như rất thích sạch sẽ rồi.



- Dù sao cũng không thể thật sự không tắm suốt mùa đông chứ? Mẹ

ta nói nhân lúc còn chưa quá lạnh, tắm nhiều một chút. Hơn nữa trong

phòng chứa củi có đốt bếp lò, vừa nấu nước, vừa sưởi ấm, sẽ không bị

bệnh.



- Nhưng cũng quá phí nước, còn phí củi nữa.