Ngược Về Thời Minh

Chương 99 : Vương tam xúi giục

Ngày đăng: 13:21 30/04/20


Chính Đức không vui nói:



- Phận làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu. Lăng tẩm của Tiên đế bị thấm nước như vậy còn chưa tính là không lành sao? Còn chưa tính là đại sự sao?



Lý Đông Dương thấy Hoàng Đế Chính Đức rất không vui, bèn vội bước ra khỏi hàng tâu:



- Hoàng Thượng! Đất bị động thổ đã là trái với lẽ tự nhiên rồi, lẽ nào còn lắm điều huyền bí như vậy? Huống hồ nói theo phong thuỷ, cũng có kiến giải rằng nhân sinh họa phúc do trời, người tài đức thì có thể được yên mạng. Vì vậy mới có câu: ”Nơi đất lành chỉ có người có đức mới được ở”. Thái Lăng vốn là đất lành, cớ chi đột nhiên vì Kim Tỉnh thấm nước báo điềm mà thành đất dữ? Tiên đế là lệnh chủ trung hưng (phục hưng?) của Đại Minh, là một minh quân xưa nay hiếm thấy. Chẳng lẽ Tiên đế không có phước được ở nơi đó sao?



Ông dùng phong thuỷ phản bác phong thuỷ, kỳ thật ý tứ cũng giống như Lưu Kiện, Tạ Thiên, vẫn cho rằng Từ Quán, Vương Quỳnh chuyện bé xé to. Mã Văn Thăng nghe xong không nhịn được nữa. Tuy lão luôn kính trọng ba vị đại học sĩ, nhưng cũng không có nghĩa là ba người nói gì thì lão cũng nghe.



Từ xưa vốn có lệ là quan viên không được làm quan tại nguyên quán, nhưng chế độ này sớm chỉ còn trên danh nghĩa. Từ lúc Dương Lăng và Lưu Cẩn góp lời cho Hoàng Đế lập lại chế đô này, Mã Văn Thăng bị đám quan viên hành cho sứt đầu mẻ trán nên rất bất mãn về việc Dương Lăng ”khuấy đảo triều chính”. Bởi vậy vừa nghe ba đại học sĩ bảo vệ đám người Dương Lăng, lão không nhịn được mà phản bác:



- Đại học sĩ nói vậy sai rồi. Người xưa có câu: ”Nhất mạng, nhì vận, tam phong thuỷ, tứ tích âm đức, ngũ độc thư”*. Đại sự này có ảnh hưởng tới sự thay đổi vận mệnh cá nhân và an nguy xã tắc của triều đình, đương nhiên phải thận trọng mà hành động, sao có thể coi thường nó?



(*: số mạng là quan trọng nhất, kế đến là vận số, thứ ba là phong thuỷ, thứ tư tích âm đức, và cuối cùng là đọc sách. Vậy là độc thư hay đọc thư?)



Thượng thư Hàn Văn của bộ Hộ trông nom ‘túi tiền’ của Đại Minh. Bấy giờ tin triều đình tăng thuế đang lan truyền đi rất nhanh. Kinh sư vốn giàu có thì không sao. Nhưng có những nơi dân chúng cơm không đủ ăn, chỉ có thể sống tạm bợ qua ngày mà thôi. Nếu triều đình thực sự ban hành chính sách này, thì lão sẽ phải đứng mũi chịu sào gặp đủ mọi điều khó xử, cho nên người sợ dời lăng nhất chính là lão ta.



Cho nên lão lập tức cũng vội vàng bước ra tấu:



- Hoàng Thượng! Thánh nhân có câu: ”Quý không ở nơi chốn, mà do thiên mạng”, Đại Minh ta thiên mạng vốn đã định, vận nước hưng thịnh. Phong thuỷ chỉ là bàng môn tiểu thuật, sao có thể xem là chính đạo?



Ba vị đại học sĩ và thượng thư bộ Hộ cùng chung ý kiến, nói về thiên mạng chính đạo, còn bốn vị thượng thư của bộ Lại, bộ Công, bộ Lễ, bộ Hình thì lại bàn tới phong thuỷ. Nhất thời cả đại điện tranh luận tới lui không ngừng nghỉ.



Chính Đức bị bọn họ tranh cãi đến đầu óc rối mù, đành bất lực quay sang hỏi Lưu Đại Hạ:



- Lưu thượng thư, khanh nghĩ thế nào?



Lưu Đại Hạ khom người bẩm:



- Bệ hạ! Thần cũng cho rằng gửi gắm vận mệnh quốc gia vào phong thuỷ là điều hết sức nực cười. Nếu nói phong thuỷ có thể quyết định họa-phước của quốc gia, vậy trị quốc bình thiên hạ cũng không cần vua hiền tôi trung hay đạo thánh nhân nữa. Nếu vậy khi xưa Đại Tống bị nhà Nguyên xâm lược, người Đại Tống chỉ cần dời lăng mộ Tiên đế tới vùng đất có phong thủy tốt, thì người Nguyên sẽ ngoan ngoãn lui binh rồi.



Văn võ bá quan nghe xong lời này không khỏi phá lên cười.



Lưu Đại Hạ đợi chúng thần bớt ồn ào mới nói tiếp:



- Do đó thần cho rằng không cần phải úy kỵ việc vọng động đến Kim Tỉnh. Nếu cần có thể sai đại thần trong triều đến kiểm tra. Nếu Kim Tỉnh có bị người ta động tay chân hay không, tự nhiên liếc mắt sẽ thấy ngay thôi.



Hoàng đế Chính Đức cũng không biết thuật phong thuỷ có đáng tin hay không, nhưng xem ra việc này thà tin còn hơn không, không tin thì không ổn. Nghe Lưu Đại Hạ nói như vậy, hắn đang muốn bảo Khâm Thiên giám lên điện hỏi để xem có kiểm tra Kim Tỉnh được không, thì thượng thư Vương Quỳnh của bộ Lễ đã lên tiếng:



- Hoàng Thượng, thần nghe nói bảy binh sĩ đứng cạnh Kim Tỉnh chứng kiến việc Kim Tỉnh trào nước bất ngờ đã bị chết khi đang xây dựng đế lăng. Đây còn không là chứng cứ lớn nhất cho việc giấu đầu hở đuôi sao? Hà tất phái người đi tới lăng kiểm tra, khiến Tiên đế dưới suối vàng không được yên ổn. Thần nghĩ rằng, cho dù nó phong thủy ảnh hưởng tới vận mệnh quốc gia là vô căn cứ, nhưng những kẻ này khi quân phạm thượng không phải giả. Theo lý nên nghiêm trị, lấy đó làm gương!



Chính Đức nghe xong bèn hạ quyết tâm, vỗ ngự án một cái phán:



- Được! Bảo bộ Hình dùng cực hình, để xem bọn chúng cứng đầu tới đâu!



* * *



Mồng hai tháng sáu, mới sáng sớm đã có hàng loạt những tiếng sấm ì ầm, nhưng mưa lại không lớn, chỉ tí tách rơi. Gần đến trưa, một chiếc kiệu nhỏ đội mưa xuất hiện trên con đường nhỏ trong thôn quê lầy lội.




Ngọc Đường Xuân chớp chớp cặp mắt xinh, thấy vị công tử gia này tỏ vẻ đau xót, thiếu điều giậm chân đấm ngực gào khóc. Nhưng hắn nói tới nói lui, vẫn chưa nói đến điểm quan trọng, nàng đành phải lẩm bẩm:



- Vương công tử... Vì sao lại nói lời này. Thật ra đại nhân đối đãi với tiểu tỳ... đối đãi với tiểu tỳ rất tốt, cũng chưa từng ngược đãi tiểu tỳ.



Nàng nói tới đây chợt nghĩ Dương Lăng lần này đắc tội với thiên tử, không biết chừng còn bị chém đầu, tịch biên gia sản. Trái tim thiếu nữ của mình vừa có nơi gởi gắm đã lại rơi vào kết cục như vậy. Người ta nói ”hồng nhan bạc mệnh”, số phận mình đúng là bất hạnh mà. Nghĩ rồi vành mắt nàng không khỏi đỏ lên.



Chú thích:



(1) Chuyện cổ tích, kể rằng để tránh cho họ nhà chuột bị mèo ta xơi tái, chuột con bèn nghĩ ra cách đeo lục lạc cho mèo để báo động cho loài chuột biết đường mà chạy mỗi khi mèo đến gần. Nhưng ai dám đến gần mèo để đeo lục lạc? Câu chuyện châm biếm những ý tưởng “điên rồ”, “phi thực tế”. Thế nên có thơ rằng:



Quanh năm mèo bắt chuột ăn



Mỗi ngày mấy chú chết lăn vì mèo



Muốn cho thoát cảnh hiểm nghèo



Họ hàng nhà chuột họp nhau lại bàn



Suy đi nghĩ lại miên man



Không ra cách thoát muôn vàn tai ương



Chuột con lên tiếng tỏ tường:



“Giống mèo đi lại thường thường rất êm



Rình mò ăn chuột ban đêm



Chuột không phát hiện, một phen đi đời



Chỉ còn một cách này thôi



Phải đeo lục lạc vào nơi cổ mèo



Khi nào mèo đến nhạc kêu



Chúng ta kịp chạy, hiểm nghèo thoát ngay”



Nghe con chuột nhắt trình bày



Chuột già vội phán: “Mẹo này tốt thôi



Cậu đeo nhạc cổ mèo rồi



Họ hàng nhà chuột chúng tôi chịu liền!”



(2) Nguyên văn “nhất trì tam sơn”. Trong truyền thuyết cổ đại Trung Quốc, trong Đông Hải có ba ngọn núi là Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu. Trên núi mọc đầy những cây thuốc trường sinh bất lão, là nơi ở của những vị thần tiên khoái lạc trường thọ. Các vì vua phong kiến ai nấy đều ao ước được ”vạn thọ vô cương” và ”trường cửu thống trị”, cho nên bắt đầu từ thời Hán Vũ Đế đã cho xây ”Dao Trì tam tiên sơn” tại thành Trường An mang tính tượng trưng. Về sau ”nhất trì tam sơn” đã trở thành bố cục truyền thống dựng trong lâm viên hoàng gia qua các triều đại.