Ngược Về Thời Minh

Chương 227 : Xin bỏ cấm biển

Ngày đăng: 13:24 30/04/20


Nghe Tiêu Phương nói xong, Dương Lăng chỉ nâng chén rượu lên nhấp một ngụm, im lặng thật lâu không nói gì.



Tiêu Phương gác đôi đũa ngọc lên đĩa, lẳng lặng quan sát, bình tĩnh chờ đợi sự lựa chọn của y. Căn phòng rơi vào trong yên tĩnh. Một lúc lâu sau, Dương Lăng chợt châm đầy chén rượu cho lão rồi hai tay nâng lên trao, mỉm cười:



- Từng lời của Các lão như vàng như ngọc. Nghe ngài nói chuyện một đêm, Dương Lăng thật sự được lợi ích không nhỏ. Dương mỗ không có tài làm thống soái để thống lĩnh tổng binh tứ trấn, nhưng để phò tá Hoàng thượng thì… Ha! Ha! Quả thực cố sức thì cũng miễn cưỡng làm được.



Tiêu Phương vừa nghe xong, lòng liền như trút được đá tảng, bèn vội cười nhún nhường tiếp lấy chén rượu, rồi vui vẻ đáp:



- Đại nhân ôm tài tế thế, là bầy tôi thân tín của hoàng thượng. Đại nhân có thể suy nghĩ như vậy, thực là điều may mắn cho xã tắc, cũng là điều may mắn cho môn hạ. Tiêu Phương nguyện theo phò đại nhân, lập nên công lao to lớn một phen, cùng tiến cùng thoái, quyết không sai lời!



Một tiếng "keng" cất lên, hai chiếc chén ngọc khẽ chạm vào nhau, Dương Lăng và Tiêu Phương nâng chén uống cạn, sau đó nhìn nhau cùng cười. Khuôn mặt đầy những nếp nhăn của Tiêu Phương giãn ra vì vui sướng, lão vén tay áo, vừa cầm đũa gắp đồ ăn cho Dương Lăng vừa cười vui vẻ nói:



- Đại nhân định giao trả quyền thu thuế lại cho Lưu công công ư?



Dương Lăng vờ giận dỗi:



- Tiêu các lão vừa rồi còn đối đãi chân thành với Dương mỗ, sao giờ còn không chịu thẳng thắn nói chuyện với nhau vậy?



Tiêu Phương lớn tiếng cười khà khà, liền đó nghiêm mặt bảo:



- Vậy thì xin phép cho môn hạ nói thẳng. Đại nhân đột nhiên thăng quan tấn tước, ắt là do Lưu công của ti Lễ Giám thêm dầu vào lửa. Tuy Hoàng thượng có ý tốt, nhưng Lưu công công lại đẩy đại nhân vào chảo, lấy chức quan tước lộc làm củi, còn bá quan trong triều chính là kẻ châm lửa. Môn hạ nói vậy có đúng không?



Ánh mắt Dương Lăng loé lên, y tán thưởng:



- Các lão mắt sáng như sao, nói trúng tim đen. Lưu Cẩn là nội tướng, tấu chương của bá quan, công văn của biên quan, bổ nhiệm miễn nhịêm quan lại, thánh dụ truyền đạt, toàn bộ đều phải qua tay lão. Lão gần như đảm đương nửa nhà của hoàng thượng, nếu lại giao thêm thuế khoá thiên hạ vào tay lão, khi ấy địa vị lão nào sẽ chỉ có sức ảnh hưởng rộng lớn, mà thực sẽ là kêu mưa gọi gió.



Thế nhưng việc thuế má vốn nằm trong tay ti Lễ Giám nên nếu bản quan nhường quyền thu thuế, trả lại cho ti Lễ Giám thì cũng là chuyện danh chính ngôn thuận. Huống hồ Hoàng thượng tin yêu lão ấy không kém gì Dương mỗ, nếu mạnh chân đá bay ti Lễ Giám mà không có lý do chính đáng thì đừng hòng qua nổi cửa ải Hoàng thượng.



Bản quan từng đồng ý để bộ Hộ và ti Lễ Giám cùng nắm việc thu thuế, khi ấy là vì muốn thuyết phục đại học sĩ Lý Đông Dương ủng hộ việc giải trừ cấm biển, nay xem ra còn có điều tốt khác, đó chính là khiến cho ngoại đình và nội đình cùng tranh miếng thịt béo này. Có bản quan đứng xem một bên, không để Lưu Cẩn một mình ôm hết quyền bính, thì chắc hẳn lão ấy sẽ không ra tay đối phó với bản quan đâu!



Tiêu Phương vui vẻ tán thành:



- Rất tốt, nhưng có hai điểm khó. Các nguyên lão trong triều được tiên đế ủy thác phần nhiều đều có ý phê bình úp mở với Hoàng thượng, cho nên Hoàng thượng giao phó cho đại nhân đủ loại quyền lực là vì muốn thoát khỏi sự cản trở của các nguyên lão. Đại nhân không muốn chuyên quyền lấn chủ, tuy là để tỏ lòng trung với Hoàng thượng, nhưng làm vậy khó tránh khỏi phụ ý tốt của người, e rằng Hoàng thượng sẽ không vui trong lòng. Thế nên việc từ bỏ quyền nắm ti thuế như thế nào, đại nhân cần phải suy nghĩ cẩn thận, tìm lý do thích đáng.



Còn nữa, cái kế nhị đào sát tam sĩ (*)này chưa chắc sẽ có thể che mắt ngoại đình và nội đình. Phải làm sao để thực hiện nó một cách thong thả, tránh để bọn họ nghi ngờ, thật là càng khó thập phần. Không biết đại nhân đã có suy tính hay chưa?"



(*): hai trái đào giết chết ba dũng sĩ: ý nói đến Yến Anh dùng kế giết 3 mãnh tướng của Tề Cảnh công, đã chú thích.



Dương Lăng nhẹ cười, đáp:



- Nói khó thì cũng khó, nói dễ âu cũng dễ. Hôm nay tuyết đọng đã tan, trên bờ hoa nở, cứ tà tà say! Cam tâm từ bỏ lợi danh, chỉ xin chén nhạt ngâm nga vui vầy.



Tiêu Phương thoáng ngẩn người, vuốt râu trầm ngâm một chốc đoạn chậm rãi ngâm:



- Lại xin kề cận với giai nhân, chuyện phong lưu xưa nay thoả thích. Cam tâm từ bỏ lợi danh, chỉ xin chén nhạt ngâm nga vui vầy...,



Liễu Vĩnh ba lần thi không đỗ, theo đuổi công danh hoài không đạt, mới sáng tác bài thơ này để tự giễu mình, từ đó trầm mê vào trong phong lưu tửu sắc. Đại nhân đang gió xuân đắc ý, cớ gì...?



Vừa nói đến đây, ánh mắt Tiêu Phương chợt loé lên, lão bừng tỉnh vỗ tay tán thưởng:




- Đúng vậy! Đại nhân cho rằng chuyện này có thể hặc tội được lão ta không?



Dương Lăng thầm suy tính: "Ninh vương khôi phục tam vệ, và còn khởi binh tạo phản, chuyện này đích xác có thực, xem ra trước khi hắn tạo phản, hoàng đế Chính Đức cực kỳ tín nhiệm hắn. Hiện tại không chứng không cứ, nếu cứ nghe gió bắt bóng mà đi tố cáo với Hoàng thượng rằng sau này Ninh vương sẽ tạo phản thì ngài nhất định sẽ không tin. Dù sao thì việc tạo phản của Ninh vương cũng chắc chắn sẽ không thành công, chuyện này không cần vội bẩm báo.



Trong lịch sử, Lưu Cẩn không có kết cục tốt, rốt cuộc là vì nguyên nhân gì nhỉ? Chẳng lẽ lại có liên quan với Ninh vương?”



Dương Lăng nghĩ ngợi hồi lâu mà không lý giải được, thấy Mâu Bân đang chăm chăm nhìn mình, y bèn cười khổ nói:



- Suy nghĩ và mong muốn của đương kim hoàng thượng không thể suy xét theo lẽ thường. Hoàng thượng có vì chuyện này mà trừng phạt Lưu Cẩn hay không, nói thật, Dương mỗ cũng không nắm chắc.



Có điều không nên giấu giếm với hoàng thượng về việc này. Mâu đại nhân tạm khoan nóng vội, chờ bản quan nắm hiểu rõ tận tình rồi cùng ngài bàn định có nên tấu lời hay không. Còn bây giờ, bản quan sẽ bảo vệ Thiệu đại nhân trước, còn chuyện trình hồ sơ vụ án lên..., nếu như bên phía Lưu công công có cử động gì bản quan sẽ ngăn cản giúp ngài là được.



Mâu Bân biết không ai có thể hiểu rõ đương kim Hoàng thượng bằng Dương Lăng, nếu y nói rằng không nắm chắc, vậy chuyện này quả thực không nắm chắc. Lưu Cẩn được Hoàng thượng tin yêu đến vậy sao? Ngay cả việc đại cấm kỵ là việc lão ta kết giao với Phiên vương như vậy mà cũng không thể lật đổ được lão ư?! Do đó, hắn cũng không còn ý tưởng nào khác, đành lặng lẽ gật đầu.



Bên ngoài có tiếng người huyên náo, mấy vị đại nhân đang vừa trò chuyện cười đùa vừa bước lên lầu. Dương Lăng nghe thấy tiếng người, bèn mỉm cười nói với Mâu Bân:



- Mâu đại nhân, mời, hôm nay hãy cùng nhau nâng chén, còn chuyện mà hai ta thương nghị, cần phải mưu tính trước rồi hãy hành động sau, hiện không thể nóng vội. Chốc nữa gặp Lưu công công...



Mâu Bân liền cười đáp:



- Không cần đại nhân phải nhắc nhở, trước mặt cười nói sau lưng đâm dao, chút đối nhân xử thế này Mâu mỗ vẫn biết.



Hai người nhìn nhau cùng cười, rồi cất bước đi ra.



******



Tin đề đốc Nội xưởng vừa được phong tước Uy Vũ hầu và Long Hổ thượng tướng quân là Dương Lăng mở tiệc chiêu đãi Bát Hổ, đề đốc Cẩm Y Vệ, Hữu đô ngự sử Lưu Vũ, thị lang Bộ Binh Tào Nguyên, Bộ Lại Trương Thái và ba đại đáng đầu của Nội xưởng, đồng thời thỉnh mời toàn bộ nhân tài kiệt xuất trong chốn gió trăng của kinh sư đến trợ hứng vừa được lan truyền, tức thì khắp cả kinh sư ai nấy đều biết.



Tin tức Dương Lăng trong lúc say rượu chỉ trích bá quan trong triều, đồng thời mê luyến danh kỹ Hoa Vi Đỗ của "Tiên Hồng Lâu" và kỹ nữ Tô Nguyệt bài danh hàng đầu trong "Phong Tiên Các", thậm chí mấy ngày trước còn đi xem bọn họ biểu diễn, khiến cho đám người Lưu Đại Hạ và Mã Văn Thăng rất lấy làm khinh thường. Thiếu niên thư sinh đắc chí sinh cuồng, trắng trợn làm xấu phong tục và lễ giáo như vậy, sớm đã khơi dậy sự bất mãn của đám ngôn quan Ngự Sử Đài, bắt đầu đã có người thu thập chứng cớ phạm tội, dâng tấu hặc tội.



Mấy ngày liên tục những tấu chương hết lời khuyên ngăn Hoàng thượng nên tự xét lại chuyện cải trang rời cung, lấy lộc to để kết giao đồng minh với Đoá Nhan Tam Vệ, lạm thưởng bầy tôi tin yêu vẫn được trình vào cung ùn ùn như tuyết đổ. Có điều hoàng đế Chính Đức đang bận "chuyển nhà", những tấu chương này như đá chìm biển rộng, không thấy hồi âm. Bọn ngôn quan bị đả kích như vậy, đúng là càng bị chèn ép càng vùng lên mãnh liệt, thế là ngôn từ viết trên tấu chương càng lúc càng kịch liệt, chừng như thể mắng chửi Chính Đức là đệ nhất hôn quân tự cổ chí kim vậy.



Sau đó Cấp sự trung của Lục Bộ loan tin rằng Lưu Cẩn đã chuẩn bị sẵn mấy cái rương to ở ti Lễ Giám, hễ là những tấu chương trình vào có liên hệ đến những chuyện này bèn lập tức vứt vào trong rương, rương đầy thì sai người chuyển đi, căn bản chưa từng trình lên cho Hoàng đế. Bá quan nổi giận đùng đùng, tấu chương hặc tội Lưu Cẩn lại không ngừng ùn ùn gửi vào cung.



Dưới cục diện hỗn loạn như vậy, được Lý Đông Dương ngầm đồng ý, Tiêu Phương chủ trì, triều đình âm thầm xảy ra biến hoá.



Thượng thư Bộ Hộ là Hàn Văn cùng Tả thị lang bộ Lễ và Hữu thị lang bộ Binh tuân theo thánh chỉ, khởi hành đi đến biên ải lo liệu việc giao dịch thông thương cùng Đoá Nhan Tam Vệ và các bộ lạc Nữ Chân; không mất hai ba tháng đừng hòng xong việc mà về.



Tả đô ngự sử Đô Sát Viện là Trịnh đại nhân vì thành tích cai trị xuất chúng, làm quan thanh liêm, cho chuyển đến Quý Châu nhậm chức Bố chánh sứ. Học sĩ Hàn Lâm Viện là Hoàng Duy được ủy phái đến Thừa Tuyên, Thiểm Tây làm Tham chánh Bố chánh sử ti... Mấy vị đại nhân Hàn lâm Viện danh to tiếng lớn đều được ủy phái làm quan viên địa phương có thực quyền. Với tài năng cùng danh vọng của bọn họ, đương nhiên là công đến danh theo, cho nên không gặp bất cứ lực cản hoặc sự nghi ngờ nào. Những đại nhân này lần lượt cưỡi ngựa đi nhậm chức.



Còn có mấy vị thái sơn bắc đẩu của Hàn Lâm Viện và lĩnh tụ ngôn quan tuổi cao đức sáng, vì vất vả công lao nên tân đế rất biết ơn, Chính Đức hạ chỉ khen thưởng, ban cho tiền bạc lụa là, sai dịch thừa hộ tống hồi hương thăm viếng người thân.



Hết thảy không quá mười ngày, hoặc vì việc công, hoặc vì chuyển chức, hoặc được ban thưởng, mà hơn hai mươi vị trọng thần trong triều đã rời khỏi kinh sư.



Ngay ngày đầu tiên hoàng đế Chính Đức dọn đến Báo phòng, một tờ tấu chương không lấy gì làm bắt mắt đã được bày sẵn trên bàn của hắn, nằm trên cùng của chồng tấu chương cao ngời ngợi.



Người dâng tấu chương này có chức vụ không cao, chỉ là một chủ sự bộ Hộ nho nhỏ, tên là Nghiêm Tung. Tấu chương không dưới vạn chữ, được viết hết sức lưu loát, mở đầu bằng bốn chữ to: Xin bỏ cấm biển!