Nhạc Phi Diễn Nghĩa

Chương 47 : Hồi thứ bốn mươi bảy

Ngày đăng: 08:33 19/04/20


Ngột Truật được tha chết trong lòng bị dằn vặt vì cơn giận của Vua cha

thì ít, mà vì sự thất bại cay đắng ở Trung Nguyên thì nhiều.



Một hôm, Ngột Truật ngồi trong phủ nhớ lại việc Trung Nguyên lòng đầy uất hận, cho vời quân sư Hấp Mê Xi đến hỏi:



- Lúc ban đầu ta vào Trung Nguyên tiến quân dễ dàng như chẻ tre, cầm

Khuông Vương trong nước, đày Nhị Đế ra sa mạc, về sau vì cớ chi chỉ có

một mình NhạcPhi mà có thể làm cho ta mang thảm bại đến nỗi chạy về đây

không còn một tướng trong tay là nghĩa lý gì?



Hấp Mê Xi mỉm cười đáp:



- Ngày trước chúa công thành công là nhờ sức gian thần của nhà Tống, song về sau chỉ vì chúa công quá yêu chuộng trung thần, bắt bọn gian nịnh

như Trương Bang Xương, Vương Đạt giết đi cho nên mới bị thảm bại như

vậy.



Ngột Truật suy nghĩ hồi lâu rồi như thấm ý, gật đầu nói:



- Lời quân sư nói quả thật chẳng sai, lúc trước ta khởi binh nhờ bọn gian thần mãi quốc cầu vinh ấy giúp ta một tay đắc lực, về sau ta dại dột

giết chúng đi nên thảm bại. Việc ấy đã lỡ mất rồi, nay muốn thực hiện

mộng viễn chinh làm sao có thể điều chỉnh được tình trạng ấy.



Hấp Mê Xi nói:



- Nếu Chúa công không theo vết xe cũ thì có gì khó? Hiện nay có một đứa

gian thần tại đây, nếu Chúa công biết cách dùng nó tưởng cũng đủ rồi.



Ngột Truật mừng rỡ hỏi:



- Tên Tống gian ấy là ai, đâu? xin quân sư chỉ bảo.



Hấp Mê Xi nói:



- Lúc trước có năm người theo Nhị Đế qua đây; song bốn người kia đều là

trung lương nghĩa khí, không chịu luồn cúi, nên đã tự vẫn chết hết rồi,

duy có một người tên là Tần Cối cứ nài nỉ khẩn cầu, khóc lóc cầu xin

sống sót, chúa công đuổi hắn đi, hiện nay chắc hẳn còn lưu lạc trong

nước ta. Tôi nhắm hắn quả là đứa gian thần song chẳng biết nay hắn ở nơi nào. Chúa công hãy sai người tìm hắn về hậu đãi trong một thời gian cho hắn cảm thấy ân sâu đức nặng rồi cho hắn về nước sai làm nội công thì

nhất định giang san nhà Tống sẽ về tay chúa công.



Ngột Truật khen phải rồi sai người đi khắp nơi kiếm tìm Tần Cối:



Bây giờ xin nhắc đến việc vợ chồng Tần Cối, từ ngày cùng các đại thần qua

Kim Bang theo hầu Nhị Đế và các vương tử bị đi đầy, kẻ thì liều mình tự

vẫn, người thì bị giết chết lần hồi, chỉ còn một mình Tần Cối khẩn cầu

được sống sót, song bị Kim chúa đày đến Hà Lang sơn làm tôi tớ cho một

tên tướng Phiên. Về sau tên tướng Phiên ấy qua đời; vợ chồng Tần Cối lưu lạc trong vùng núi heo hút che chòi mà ở, bữa đói bữa no qua ngày

tháng, nhờ Vương thị hằng ngày đi may vá kiếm bát gạo về nuôi nhau.



Hôm ấy Ngột Truật cảm thấy buồn tênh, bèn dẫn bọn tiểu Phiên lên núi săn

bắn. Khi đến chân núi Hà Lang bỗng thấy một người đàn bà ăn mặc theo dân Tống lật đật chạy vào đám rừng lẩn trốn. Ngột Truật lấy làm lạ sai quân đuổi theo bắt.



Mấy phút sau, tiểu Phiên dẫn người đàn bà ấy đến,

tuy áo quần rách rưới song dung nhan đẹp đẽ, da trắng như ngà, má ửng

hồng đào, môi tựa thoa son, đôi mắt đen lay láy.



Ngột Truật vốn

không phải là người dâm ô trăng gió, song khi gặp người đàn bà này lại

cảm thấy trong lòng nao nao, dục tình trỗi dậy đó cũng là số trời xui

khiến để cho Ngột Truật có cơ hội gặp Tần Cối thực hiện mộng xâm lăng.



Ngột Truật liền bảo tiểu Phiên:



- Không biết người đàn bà này từ đâu đến, chúng bay hãy đem về phủ cho ta thẩm vấn.



Tiểu Phiên vâng lệnh đem người đàn bà ấy chở lên ngựa chạy tuốt về vương

phủ. Ngột Truật vào hậu đường gọi người đàn bà ấy đến, ôn tồn hỏi:



- Quí nương ở đâu, tại sao gặp ta lại chạy trốn?



Người đàn bà ấy khép nép quì xuống bẩm:



- Tôi tên Vương thị vợ của Tần Cối là một vị Trạng nguyên của nhà Tống,

nhân vì theo Nhị Đế qua đây, sau khi chúa công đày Nhị Đế đến Ngũ Quốc

thành thì chúng tôi lưu lạc tại đây. Hôm nay tôi vào rừng đốn củi khô về đun nấu, không biết Chúa công đến đây nên tôi phạm tội, mong ơn Chúa

công rộng lòng dung tha.



Ngột Truật nghe vậy, mừng rỡ nói:



- Mấy hôm nay ta sai bộ hạ đi tìm Tần Cối khắp nơi mà không gặp, ngờ đâu

hôm nay tình cờ gặp quí nương là vợ của Tần Cối quả thật là may mắn cho

ta biết bao nhiêu.
- "Cao Tông truyền ngôi cho Thái Tử nên triệu Nhạc Phi về phò trợ xã tắc" nhằm lừa Nhạc Phi về kinh để ra tay

giết hại vừa thỏa lòng thù hận, vừa yên lòng khỏi lo hậu họa.



Lúc

bấy giờ trong triều có quan Bộc Xạ Châu Thắng thấy hai tên gian thần

Miêu, Lưu quá lộng hành, lại âm mưu tìm giết người hiền, nên viết một

phong thư lén sai tên gia nhân tâm phúc là Châu Nghĩa đi suốt ngày đêm

đến huyện Thang âm báo cho Nhạc Nguyên soái hay, xin người về cho mau

cứu giá.



Bấy giờ Nhạc Nguyên soái đang sống an nhàn nơi cố hương.

Trong thời gian ấy, Nhạc Phi sai người qua Củng gia trang cưới Củng thị

về cho Nhạc Vân, một nhà đoàn tụ vui vẻ đầm ấm trên đời ít có. Ngờ đâu

Thái Thái mang bệnh, thuốc thang không thuyên giảm mỗi ngày một trầm

trọng rồi trút hơi thở cuối cùng vào một đêm mùa đông tháng giá. Nhạc

Phì thương tiếc lăn ra khóc chẳng cùng, chôn cất chu đáo rồi chịu tang

thương xót đến nỗi quên ăn quên ngủ, hình vóc võ vàng, mấy anh em Nhạc

Vân phải xúm nhau khuyên giải mới khuây khỏa đôi phần.



Từ đó Nhạc

Phi ở trong nhà không bước ra khỏi cửa, lần hồi ngày tháng qua nhanh, đã mãn tang Thái Thái, mấy người con, thảy đều cưới vợ, kẻ sinh con trai,

người sinh con gái, lui tới với nhau rất vui vẻ.



Hôm ấy Nhạc

Nguyên soái cùng con cháu dắt nhau ra rừng săn bắn, bỗng thấy gia tướng

dắt Châu Nghĩa đến chỗ Vân Tràng ra mắt rồi dâng lên một bức mật thư.



Nhạc Nguyên soái xem xong mặt mày biến sắc, liền bãi cuộc đi săn dắt nhau về phủ viết nhanh một bức thư giao cho Châu Nghĩa và dặn:



- Ngươi hãy về bẩm lại với lão gia, hãy theo như trong thư ta mà làm, phải cho hết lòng, chớ nên để lộ hỏng việc cả đấy.



Rồi gọi gia nhân lấy ra hai mươi lượng bạc cho Châu Nghĩa để làm lộ phí.

Châu Nghĩa tạ ơn Nhạc Nguyên soái rồi lập tức quay về Lâm An báo tin.



Sau đó Nhạc Nguyên soái viết một tâm thư cho gọi Ngưu Cao và Kiết Thanh vào dặn:



- Chư đệ hãy đem bức thư này thẳng qua Giang Châu ra mắt Hàn Nguyên soái rồi sẽ đến Lâm An.



Nói đến đây, Nhạc Nguyên soái kề miệng nói nhỏ với hai người một hồi rồi nói lớn:



- Chư đệ phải làm theo như lời ta căn dặn thì mới trừ khử được hai tên giặc ấy.



Ngưu Cao nói:



- Anh em ta ở đây thong thả ung dung tự tại, mắc gì phải lo việc người cho mệt xác, đệ không đi đâu.



Nhạc Nguyên soái nghiêm sắc mặt nói:



- Chính ta cũng có tư tưởng bất mãn như hiền đệ, song chúng ta đã ăn lộc

của triều đình nhiều rồi, bề nào ta cũng phải làm cho tròn nghĩa vụ kẻ

tôi trung, nếu chúng ta làm lơ trong lúc quốc gia hữu sự, đời sau họ sẽ

coi chúng là là những kẻ bất trung, bất nghĩa. Hai đệ nên đi đi và phải

cho hết lòng, lúc nào xong việc cả, nếu cần chư đệ hãy ở lại Lâm An để

bảo giá cho trọn tình, trọn nghĩa.



Ngưu Cao nói:



- Được rồi, xin nghe lời đại huynh đi thi hành nhiệm vụ, khi xong công việc rồi

nhất định bọn đệ sẽ về đây chung sống với nhau hưởng cảnh an nhàn chứ

không thèm làm quan đâu.



Nói rồi hai người từ biệt Nhạc Nguyên soái, tung mình lên ngựa nhắm Giang Châu thẳng tới.



Sau đó vài hôm, hai người đến Giang Châu vào soái phủ của Hàn Nguyên soái.

Lúc bấy giờ Hàn Nguyên soái đã lên chức Vương, nên muốn gặp mặt người

trước tiên phải gặp quan trung quân báo trước, lúc nào cho phép mới được vào nhưng Ngưu Cao và Kiết Thanh không biết cứ thẳng vào viên môn nói

với quan kỳ bài:



- Hãy vào bẩm báo với Hàn Nguyên soái rằng, có Ngưu Cao và Kiết Thanh xin ra mắt Nguyên soái có việc khẩn cấp.



Quan kỳ bài nói:



- Hai đứa bay ở đâu mà vô lễ đến thế Ta không biết Ngưu với dê nào cả, hãy đi ra cho mau, kẻo bị đòn đấy.



Nói rồi bỏ đi. Ngưu Cao và Kiết Thanh cả giận quát to:



- Mi là loài cẩu đầu, ta sẽ đi thẳng vào không cần đến ngươi bẩm báo gì hết.



Hai người đi thẳng vào trong, quân giữ cửa la hét om sòm, có mấy tên quân ỷ thế xáp vào ngăn lại đều bị Ngưu Cao gạt qua té ngã đành chạy vào cấp

báo với Hàn Nguyên soái.