Nhạc Phi Diễn Nghĩa
Chương 6 : Hồi thứ sáu
Ngày đăng: 08:32 19/04/20
Nhạc Phi dắt con ngựa ra ngoài chỗ trống trải ngắm nghía hồi lâu, quả
con ngựa không có điểm nào đáng chê bai được cả. Thân nó cao gần một
trượng, bốn móng tròn vo, đầu thon mắt ngời lên như thủy tinh, lưng
rộng, đuôi thon đẹp đẽ muôn phần, chỉ có bộ lông nó lem luốc không biết
là sắc lông gì.
Nhạc Phi gọi tên giữ ngựa đến bảo:
- Ngươi hãy đem con ngựa này xuống ao tắm rửa sạch sẽ cho ta.
Tên giữ ngựa lè lưỡi lắc đầu ra vẻ sợ hãi không dám lại gần. Nhạc Phi biết ý bèn đem hàm thiếc khớp miệng ngựa lại, tên giữ ngựa mới dám dắt đi tắm.
Khi tắm rửa sạch sẽ, Nhạc Phi mới thấy con ngựa ấy sắc kim, chàng mừng rỡ vô cùng, dắt đến tạ ơn nhạc phụ.
Quan huyện Lý Xuân cho đem yên cương thắng vào, ông ngắm đi ngắm lại tấm tắc khen con tuấn mã hiếm có trên đời. Ông Châu Đồng cũng nói:
- Đúng là “vật các hữu chủ”, ta mừng cho con được vinh hạnh làm chủ con vậy quí giá ấy.
Sau đó cha con Châu Đồng từ giã quan huyện Lý Xuân ra về. Quan huyện cùng lên ngựa tiễn khách ra khỏi thành mới trở lại.
Trên đường về, Châu Đồng bảo Nhạc Phi:
- Sao con không cho nó chạy nước đại xem thế nào?
Nhạc Phi vâng lời, thúc hai chân vào hông và ra roi, thức thì con ngựa cất
bốn vó chạy như bay. Châu Đồng cũng cố thúc ngựa đuổi theo, nhưng không
tài nào theo kịp.
Về đến nhà, Nhạc Phi vội vã đem ngựa về trình cho mẹ hay, chàng nói:
- Nhạc phụ con tặng cho con ngựa để gọi là chút tình phụ tử.
Bà An Nhân mừng rỡ và cảm ơn Châu tiên sinh đã có lòng nâng đỡ con mình.
Hôm ấy Châu Đồng về đến nhà, bỗng nghe trong mình bứt rứt khó chịu, đôi mắt hoa lên, trong đầu nhức nối, đứng ngồi không yên. Nhạc Phi hay tin, vội đến hầu hạ suốt ngày đêm không rời nửa bước. Chàng hết sức chạy thuốc
thang, nhưng bệnh tình dưỡng phụ mỗi ngày một trầm trọng. Mấy cha con
các vị viên ngoại cũng đến góp phần chăm sóc song vẫn không hiệu quả.
Châu Đồng bảo Nhạc Phi đem chiếc rương của mình ra soạn đồ đạc cho ông xem rồi ông sa nước mắt nói:
- Chư viên ngoại ôi, hôm nay tôi đã đến ngày tận số rồi, lẽ ra trước phút lâm chung tôi phải có món gì đáng giá tặng cho Nhạc Phi để gọi là chút
tình phụ tử trong giờ phút sinh ly tử biệt này. Song tôi chỉ là kẻ phiêu bạt giang hồ chỉ có vài bộ quần áo để dành làm hậu sự mà thôi.
Ba ông viên ngoại đồng thanh đáp:
- Xin tôn huynh hãy an dưỡng tấm thân, đừng lo nghĩ gì cả. Dầu cho tôn
huynh có bề gì, chúng tôi nỡ lòng nào để cho một mình Nhạc Bàng Cử lo
liệu hay sao?
Châu Đồng lại quay qua nói với Vương viên ngoại:
- Tôi thấy phía Đông Nam núi Lịch Tuyền có hòn núi nhỏ cao ráo, tôi muốn
an giấc tại đó, mà Vương Quới bảo đó là đất của hiền đệ, vậy hiền đệ hãy vui lòng để cho tôi nằm ở đó nhé?
- Được lắm, chúng tôi sẵn sàng vâng theo lời tôn huynh chỉ dạy.
Châu Đồng giơ tay ra hiệu bảo Nhạc Phi lạy tạ rồi điểm một nụ cười trên đôi
môi khô héo. Ông ta nấc lên mấy cái rồi trút hơi thở cuối cùng.
Lúc bấy giờ vào đời Tuyên Hòa năm thứ mười một, ngày mười bốn tháng chín. Châu Đồng hưởng thọ được bảy mươi chín tuổi. Nhạc Phi thương tiếc nằm
lăn ra khóc sướt mướt, ai nấy đều rơi lụy thương cho con người tài ba
lìa bỏ cõi trần.
Ba ông viên ngoại lo tẩm liệu và đón nhà sư đến làm lễ thất trai, thất tuần xong mới đem đến núi Lịch Tuyền mai táng.
Nhạc Phi lo cất nhà mồ và ngày đêm ở đó gìn giữ. Ba ông viên ngoại cũng sai
con mình đến đó bầu bạn với Nhạc Phi cho khuây lãng.
Ngày tháng đi nhanh như bóng câu qua cửa, mới đây mà đã đến tháng ba rồi. Trong tiết
thanh minh, ba ông viên ngoại mang hương hoa, trà quả đến núi Lịch Tuyền trước là viếng thăm phần mộ, sau khuyên giải Nhạc Phi.
Ba ông viên ngoại nói:
- Nay Bàng Cử còn mẹ già ở nhà không ai nuôi dưỡng, ở đây mãi như vậy sao tiện? Hãy sắm sửa về nhà ngay mới phải.
Nhưng Nhạc Phi vì quá thương Châu Đồng nên không chịu về. Vương Quới nói:
- Cha không nên khuyên giải làm gì vô ích, để chúng con làm một kế, nhất định Nhạc Phi phải về ngay.
Dứt lời, Vương Quới quật ngã cây cột, Trương Hiền xô mái, Thang Hoài bẻ
Tên cướp nói:
- Chẳng giấu chi tôn huynh, tôi chính là người ở Hiệp Tây tên Ngưu Cao,
cha tôi vốn xuất thân nhà võ. Lúc người sắp qua đời có dặn bảo mẹ tôi
phải đem con đi tìm ông Châu Đồng thọ giáo thì sau này con mới nên danh
phận được. Vì thế mẹ con tôi lìa bỏ quê hương đi tìm cho gặp mặt Châu
tiên sinh.
Dọc đường tôi hỏi thăm người ta mới biết tiên sinh hiện ở làng Kỳ Lân thuộc Hoàng huyện nên tôi lần đến đây, bỗng gặp một bọn
cướp đón đường. Tôi đánh chết thằng đầu đảng của nó, đoạt lấy khôi giáp
và ngựa, còn dư đảng của chúng tôi đuổi đi hết.
Sau đo tôi thấy ở đây địa thế hiểm trở, lại có con đường đi qua tấp nập khách buôn nên thầm nghĩ:
“Nếu như may mắn gặp được Châu tiên sinh mà trong mình không có một xu, biết lấy chi nuôi sống để theo đuổi học hành?”
Nên tôi thừa dịp ở đây đón khách qua đường đoạt chút ít tiền bạc, trước là
để nuôi miệng, sau là có dư làm lễ ra mắt thầy. May thay gặp tôn huynh ở đây, xin tôn huynh hãy theo tôi ra mắt mẹ tôi đặng mẹ con tôi cùng theo tôn huynh đến bái kiến tiên sinh cho tiện.
Nhạc Phi nghe qua lấy làm cảm kích, chàng đáp:
- Thế thì hay lắm, song tôi còn mấy người anh em bạn kia, để tôi gọi qua đây giới thiệu cho biết mặt.
Ngưu Cao dẫn anh em Nhạc Phi đến một hang đá gặp mẹ già và kể lại câu chuyện vừa xảy ra cho me. Bà ta mừng rỡ vội bước ra tiếp và mời anh em Nhạc
Phi vào động.
Sau khi mời an tọa, bà ta bày tỏ gia cảnh chẳng khác nào lời bày tỏ của Ngưu Cao lúc nãy.
Nhạc Phi nghe nói động lòng gạt lệ, thưa:
- Dưỡng phụ của tôi đã lìa trần từ hôm tháng chín năm ngoái.
Ngưu mẫu nghe nói lấy làm đau xót, bà nước mắt than:
- Tôi vâng lời di chúc của tiên phu tôi, chẳng ngại đường xa muôn dặm tìm cho được tiên sinh; chẳng may đến đây tiên sinh đã qua đời, thật tôi vô phúc quá. Con tôi chắc bị thất giáo, còn mong chi hai chữ công danh.
Nhạc Phi khuyên nhủ:
- Xin lão mẫu bớt cơn phiền muộn, thật ra tài ba của tôi chẳng bằng dưỡng phụ tôi thật, song tôi cũng được người truyền dạy ít nhiều. Vậy nay lão mẫu đã đến đây rồi thì xin hãy về nhà tôi tá túc cho Ngưu đệ tiện bề
luyện văn, tập võ với anh em chúng tôi.
Ngưu mẫu nghe nói thì vô cùng sung sướng, đổi buồn làm vui tỏ lời cảm tạ Nhạc Phi rối rít.
Ngưu Cao đỡ mẹ lên ngựa rồi cùng bọn Nhạc Phi trở về Vương gia trang.
Đến nơi Ngưu mẫu làm lễ ra mắt bà An Nhân rồi mời ba ông viên ngoại đến tỏ
bày hoàn cảnh của mình . Ai nấy cũng đều cảm kích thương mến con người
biết tầm sư học đạo.
Sau đó chư viên ngoại truyền dọn cơm mời mẹ
con Ngưu Cao rồi để Ngưu mẫu ở chung với bà An Nhân cho có bạn sớm khuya trò chuyện.
Ngưu mẫu chọn ngày lành tháng tốt cho Ngưu Cao lạy
Nhạc Phi kết nghĩa anh em rồi theo Nhạc Phi luyện tập văn chương và võ
nghệ.
Một hôm, năm anh em Nhạc Phi đang thao luyện võ trong vườn
Vương gia trang, Vương Quới thoáng thấy có kẻ rình xem, chàng bước ra
trỏ mặt người ấy quát lớn:
- Ngươi ở đâu? Đến nhà người ta dòm ngó điều chi?
Người ấy giật mình bước vào vòng tay tay thi lễ đáp:
- Tôi là Lý trưởng sở tại đến đây có việc quan, nhưng thấy chư vị đang
thao luyện võ nghệ, sợ quấy rầy chư vị nên đứng đây chờ đợi, sẵn xem
chơi chớ chẳng phải kẻ gian phi.
Vương Quới lại hỏi:
- Việc quan là việc gì?
- Thưa có văn thư của Tiết Đạt Đô Viện sứ là Lưu đại nhân ở Tương Châu gửi đến.
Nói rồi trịnh trọng đưa tờ văn thư cho Nhạc Phi. Nhạc Phi giở ra đọc rồi
mừng rỡ nói với mọi người: Ngài Đô Viện sứ triệu tập các võ sĩ phải tề
tựu đến tỉnh để khảo thí. Khi đậu rồi mới đến kinh đô tranh tài giành
chức Võ Trạng nguyên.