Nhạc Phi Diễn Nghĩa
Chương 7 : Hồi thứ bảy
Ngày đăng: 08:32 19/04/20
Ngưu Cao sốt ruột nói với Nhạc Phi:
- Ngày mai Nhạc huynh lên huyện cố nói với Nhạc lệnh đường ghi tên cho ngu đệ được kháo thí!
Hôm sau một mình một ngựa, Nhạc Phi đến ra mắt nhạc phụ và thưa:
- Chúng con sắp đến Tương Châu khảo thí, song trong bọn chúng con có
người anh em bạn tên Ngưu Cao ngày trước không đi ứng thí nên không có
tên trong danh sách thí sinh, vậy nhờ nhạc phụ ghi thêm tên người ấy vào để anh ấy được đi cùng chúng con luôn thể.
Ông huyện Lý Xuân gật đầu rồi gọi nha lại biên thêm tên Ngưu Cao và nói:
- Như hiền tế có đến Tương Châu ứng thí thì ta sẽ viết cho một phong thư
mang đến trình cho người bạn ta tên Từ Nhân, người ấy làm quan thanh
liêm chánh trực có tiếng, được ông Đô Viện yêu mến vô cùng. Phòng khi có gặp điều chi trở ngại thì ông ta sẽ giúp đỡ cho.
Nhạc Phi cúi đầu cảm tạ rồi lãnh thư ra về.
Khi về đến sân nhà Vương viên ngoại, chàng mừng rỡ reo lên:
- Tên của Ngưu Cao được ghi vào sổ rồi. Ngày mai chúng ta cùng đi xuống tỉnh ứng thí vui quá!
Mấy anh em đi dọc đường nói nói, cười cười, chỉ có Nhạc Phi sắc mặt buồn bã vì chàng nghĩ thầm:
- Ông bà ta ở huyện Thang Âm, ta phải phiêu bạt mười mấy năm ở xứ người.
Chàng càng nghĩ càng đau lòng, nước mắt nhỏ ròng ròng.
Vừa bước vào thành Tương Châu, Nhạc Phi đã thấy một cửa tiệm phía trước có
đề hàng chữ mạ vàng: :Giang Chấn Tử An Ngự Khánh Thương Điếm”.
Bọn Nhạc Phi gò cương lại rồi xuống ngựa bước vào.
Chủ tiệm Giang Chấn Tử từ trong chạy ra niềm nở đón mời, bọn gia nhân kẻ
xách hộ hành lý, kẻ dắt ngựa, riêng phần ông ta thì dắt năm anh em Nhạc
Phi lên lầu dùng cơm.
Nhạc Phi hỏi Chấn Tử:
- Bây giờ là mấy giờ rồi?
- Thưa, bây giờ đã đúng giờ ngọ.
Nhạc Phi suy nghĩ giây lâu rồi lẩm bẩm:
- Thổi để mai đi cũng được.
Chấn Tử tò mò hỏi:
- Chẳng hay chư vị định đi đâu mà có ý gấp vậy?
Nhạc Phi đáp:
- Có thư gửi đến huyện này, do ta mang đến.
Chấn Tử gật đầu:
- Tuy bây giờ đã đúng ngọ, nhưng trong huyện hãy còn làm việc, vì ông
huyện này đến làm quan tại đây đã hơn chín năm, có tiếng là thanh liêm
chánh trực. Nghe đâu có tin đồn đổi đi chỗ khác, nhưng dân chúng quá
thương mến, kêu nài ở lại đấy.
Nhạc Phi lại hỏi:
Nhạc Phi thuật lại hết đầu đuôi cho mẹ nghe, bà An Nhân vô cùng mừng rỡ. Mấy anh em cũng về thưa lại cho cha mẹ hay rằng Nhạc Phi được quan trên
giúp đỡ cho trở về quê cũ. Mấy ông viên ngoại nghe nói nửa vui nửa buồn. Khi thấy Nhạc Phi đến, ông Vương Minh động lòng, sa nước mắt nói:
- Bàng Cử ôi, khi Châu tiên sinh còn sống thường bảo rằng: Sau này muốn
cho bọn trẻ nên danh thì không nên rời xa Bàng Cử, thế mà hôm nay cháu
trở về quê cũ, thì làm sao ta rời bỏ cho đành?
Nhạc Phi thưa:
- Chỉ vì Lưu đại nhân ân dày nghĩa trọng nên cháu chẳng dám trái lời. Nay cháu đành phải cách biệt thúc bá cùng chư huynh đệ, thật chẳng đành
lòng, nhưng cháu chẳng biết tính làm sao cho vẹn toàn cả.
Ngẫm nghĩ hồi lâu, Trương viên ngoại nói:
- Ta có cách làm cho anh cháu chẳng phải xa cách nhau.
Thang viên ngoại hỏi vội:
- Cách gì vậy?
Trương viên ngoại thong thả nói:
- Chúng mình đây không phải có năm trai bảy gái gì, vậy thì của cải mỗi
người nên chia làm hai phần, một phần để lại cho gia nhân ở lại coi sóc
ruộng nương, còn bao nhiêu mang đến Thang Âm huyện ở với Bàng Cử. Con
mình ngày sau được nên danh phận, chúng mình chẳng được vinh hiển hay
sao?
Các ông viên ngoại đồng thanh nói”
- Ý kiến ấy hay lắm, vậy thì chúng ta nên thu xếp đi.
Nhạc Phi thưa:
- Gia sản của chư thúc bá quá lớn lao mà thu xếp như vậy e bất tiện chăng? Vậy xin chư thúc bá hãy suy tính lại.
Các ông viên ngoại đồng thanh đáp:
- Chúng ta đã quyết định như vậy rồi, Bàng Cử chớ lo.
Sáng sớm hôm sau, Nhạc Phi tạ từ mẫu thân xuống Hoàng huyện ra mắt nhạc phụ. Quan huyện Lý Xuân hỏi:
- Hiền tế đến Tương Châu thi cử thế nào?
Nhạc Phi thuật lại đầu đuôi câu chuyện, chàng không quên nói rõ việc Trung
Quân đòi hối lộ và cuối cùng chàng được tỉ thí rồi được Lưu công giúp đỡ xây cất nhà cửa để trở về sống ở quê hương. Nhạc Phi đứng dậy chắp tay
thưa:
- Mọi việc được may mắn và vinh hiển như hôm nay đều do công ơn của nhạc phụ, nên nay con đến để tạ ơn.
Quan huyện Lý Xuân nói:
- Hiền tế chớ nên nghĩ vậy, đây là nhờ ơn Lưu công nên hiền tế được về
quê hương lập lại sự nghiệp của ông bà, ơn ấy rất trọng. Vậy ta muốn gửi lời hiền tế về thưa lại với lệnh đường rõ ý nguyện của ta.
Ngưng một lúc, quan huyện tiếp:
- Ta muốn cho ái nữ ta về cùng lệnh đường cho có mẹ có con và để người
dạy dỗ. Bảy ngày nữa là ngày Hoàng đạo, ta muốn đưa nó về quê con rồi
làm lễ thành thân. Người ta thường nói “an cư mới lạc nghiệp”, ta muốn
hiền tế thu xếp ổn thỏa việc nhà trước lúc lên đường tìm lập sự nghiệp
công danh.