Nhạc Phi Diễn Nghĩa
Chương 8 : Hồi thứ tám
Ngày đăng: 08:32 19/04/20
Nghe quan huyện Lý Xuân nói vậy, Nhạc Phi không khỏi bối rối trong lòng. Chàng thưa:
- Tiểu tế nhà nghèo, mọi thứ chưa sắm sẵn, sợ việc nghênh hôn quá gấp,
không kịp ngày; xin nhạc phục cho hoãn lại để con xuống kinh kỳ hội thí
rồi trở về nghênh hôn được không ạ?
Ông huyện Lý Xuân nói:
- Ta nay tuổi đã già, không con nối nghiệp, còn hiền tế thì đi xa. Nếu
may ra thi đậu làm quan bổ đi nơi khác lại càng trở nên bất tiện hơn
nữa. Chi bằng sẵn dịp trở về quê cũ nên nghênh hôn luôn thể là phải.
Lòng ta đã định, hiền tế chớ nên từ chối, phải về sắm sửa, đến ngày ấy
ta đưa con ta đến.
Nhạc Phi từ tà ra về đến làng Kỳ Lân trông thấy các viên ngoại đang bàn luận chuyện dời qua Thang Âm. Mấy ông vừa thấy
Nhạc Phi vào vội hỏi:
- Bàng Cử đã từ tạ nhạc phụ rồi sao?
- Vâng, người hay tin cháu sắp trở về cố hương nên tính đưa tiểu thư cùng về cho tiện.
- Thếthì hay lắm đấy.
Nhạc Phi thở dài:
- Chư vị thúc bá nghĩ xem, nhà cháu thì nghèo, mà việc nghênh hôn gấp rút như vậy làm sao cháu biện liệu chu đáo được.
- Ồ, việc gì chớ việc ấy cháu khỏi lo, chúng ta sẽ mỗi người góp một tay
lo liệu chu tất. Cháu hãy về thưa lại với lệnh đường nên dọn đến đây để
bố trí tân phòng rộng rãi hơn.
Nhạc Phi tạ ơn ra về thưa lại cho mẹ hay, bà An Nhân lấy làm vừa ý vội sắp sửa dọn sang nhà Vương viên ngoại ngay.
Vương viên ngoại có tiếng là người mau tay, nhanh miệng, nên vội vã thúc gia
đinh quét dọn trong ngoài, treo hoành, phủ trướng, treo kèn kết hoa,
trang hoàng rực rỡ. Thiếp mời gửi đi khắp nơi, khách xa gần đến chúc
mừng chật ních cả trong ngoài, đúng là lễ nghênh hôn của con nhà quyền
quí.
Hôm ấy quan huyện Lý Xuân bệ vệ trong chiếc áo rộng thùng
thình, theo sau là kẻ khiêng, người xách đưa dâu đến nhà Vương viên
ngoại.
Họ nhà tra ra tiếp đón trọng thể, pháo nổ liên hồi, hai cô
phù dâu đỡ tiểu thư đi thẳng vào tân phòng cùng Nhạc Phi làm lễ bái tại
trời đất và lễ động phòng hoa chúc.
Sau khi chàng rể bái tạ nhạc phụ, chư viên ngoại cùng hai họ vào bàn tiệc.
Rượu được vài tuần, quan huyện Lý Xuân đứng dậy nói:
- Hiền tế hãy còn trẻ tuổi, nếu có việc chi sơ suất mong chư vị vui lòng
dạy bảo. Nay sắp về quê, đáng lẽ tôi tiễn nó vài dặm đường mới phải,
song công việc nha huyện hiện nay bề bộn bỏ đi chẳng tiện, nên sẵn đây
tôi gửi gắm con rễ tôi cho chư viên ngoại và xin cáo từ luôn thể.
Chư viên ngoại biết có giữ lại cũng không được, nên phải đưa tiễn ông trở
về huyện đường. Hôm sau Nhạc Phi đi với mấy anh em xuống huyện tạ ơn
ngài.
Ông huyện sai bày tiệc thiết đãi, mấy anh em đồng môn ăn uống vui vẻ. Tiệc xong ông ta căn dặn:
- Hiền tế cùng các cháu có xuống kinh thành thi hội, kết quả ra sao sẽ cho ta biết sớm kẻo ở nhà ta trông tin đấy!
Mấy anh em cùng vâng dạ rồi từ tạ ra về.
Về đến làng Kỳ Lân, trông thấy nhà Vương viên ngoại tấp nập kẻ trong người ngoài lo dọn gia tài của ba viên ngoại chất lên xe lừa và xe tay đầy
ắp, tính có hơn trăm xe vẫn chưa hết.
Khi sắp đặt đâu đó an bài,
năm nhà vừa gái vừa tra hơn trăm người cùng khởi hành một lượt. Xe chở
đồ đạc đi trước, người thủng thỉnh đi sau, rầm rộ nhắm Thang Âm thẳng
đến. Trong đó có kẻ được về quê, có người lại phải cách xa quê nhà nhưng cuộc chia tay thật là vui vẻ, không đượm một chút u buồn.
Cứ ngày đi, đêm lại tìm chỗ nghỉ ngơi, qua ngày thứ ba, mặt trời đã lặn mà đoàn người vẫn còn lững thững chốn hoang vu, xung quanh không thấy nhà cửa
chi hết. Nhạc Phi bèn thúc ngựa đến gọi mấy anh em bảo:
- Chúng ta mải lo việc đi cho mau đến, nên quên lo liệu chốn nghỉ ngơi. Ta còn
phải đi đến bốn mươi dặm đường nữa mới có xóm nhà mà xe cộ ta bề bộn như vậy, trời lại sắp tối, không thể nào đến đó kịp. Còn nơi đây hoang dã,
chỗ đâu cho mấy bà cùng thúc bá nghỉ lưng? Vậy anh em hãy phân nhau đi
tìm kiếm quanh đây xem có chỗ nào tạm trú được qua đêm nay không?
Thang Hoài và Trương Hiển thúc ngựa chạy đi tìm kiếm hồi lâu mới trở lại thưa:
- Nơi đây quả là chống hoang dã, bọn đệ đã đi xa hàng mười dặm vẫn không
thấy nhà cửa chi hết, chỉ có phía Tây cách đây ba dặm có một cái miếu
sơn thần thổ địa, tuy đã hư hại song vẫn còn một đôi chỗ nghỉ ngơi được. Ngặt nỗi là trống trải lắm và không có chỗ nấu cơm ăn.
hữu quá đậm đà, trên đời này ít kẻ bì kịp. Thôi quan huyện hãy trở về
nha môn đi, để bọn hiền khiết ở lại đây, ta còn có việc dặn bảo.
Quan huyện Từ Nhân ra về rồi, Lưu Công cho gọi Nhạc Phi vào đóng cửa lại, hỏi:
- Chừng nào hiền khiết xuống kinh kỳ ứng thí?
Nhạc Phi đáp:
- Thưa, ngày mai này, tiểu sinh sắm sửa khởi hành.
Lưu Công ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói nhỏ:
- Hôm trước ta có gửi thư cho ông Lưu Thú Tông Trạch nhờ ông ta giúp đỡ
ngươi trong việc thi cử, nhưng ta sợ ông ta mắc nhiều việc có thể bỏ
qua, nên nay ta muốn đưa ngươi một lá thư nữa đem đến trao tận tay ông
ta trong ngày ấy mới được.
Nói rồi ông lấy bút mực ra viết thư trao cho Nhạc Phi và nhét vào tay chàng năm mươi lượng bạc, bảo:
- Hiền khiết hãy mang số bạc này làm lộ phí.
Nhạc Phi lãnh bạc và thư, lạy tạ rồi trở về huyện ngay. Quan huyện Từ Nhân nắm tay chàng bảo:
- Ta chẳng có chi tặng cháu, vậy ta hứa trong lúc cháu vắng mặt, ta sẽ
giúp đỡ, đùm bọc cho gia quyến cháu. Cháu hãy ra đi chớ lo chi đến việc ở nhà.
Nhạc Phi cùng chư huynh đệ bái tạ ra về thưa cùng các viên ngoại:
- Anh em chúng con đi về kinh thi hội kỳ này không muốn đem kẻ tùy tùng
theo làm gì cho phiền phức, nên anh em định cùng đi cho thong thả.
Rồi lo sắm sửa đồ hành lý, sáng sớm hôm sau anh em vào từ biệt các viên
ngoại. Nhạc Phi còn dặn dò Lý tiểu thư và lạy mẹ rồi cùng nhau đi thẳng
đến Trường An. Ngày đi đêm nghỉ, đi mãi hai ngày sau mới đến nơi.
Nhạc Phi gọi mấy anh em căn dặn:
- Đây là chốn kinh thành, không phải như trong làng xóm mình đâu, nên mọi việc cần phải thận trọng lắm và tránh mọi cử chỉ vô lễ kẻo mang vạ vào
thân đấy.
Ngưu Cao cau mày nói:
- Nếu vậy con người ở chốn kinh thành hung dữ, hay ăn thịt người ta lắm sao?
- Không phải vậy đâu. Tôi nói thế có nghĩa là chốn này không thiếu chi
hạng vương tôn công tử, nếu ta có cử chỉ lỗ mãng, sinh chuyện lôi thôi
thì khó bề giải cứu.
Vương Quới nói:
- Không hề chi đâu,
huynh trưởng hay lo xa vậy, chớ anh em mình vào thành rồi chẳng thèm hơn thua với ai hết thì việc gì mà sợ?
Thang Hoài xen vào:
- Nhưng đại huynh đề phòng trước là phải lắm, phàm việc gì chúng mình cũng phải khiêm nhường là hay hơn hết.
Năm người giục ngựa buông cương, kẻ trước người sau, chẳng mấy chốc đã đến
trước cửa thành. Bỗng từ phía sau, có người ra sức chạy bộ tiến đến nắm
lấy vạt áo Nhạc Phi vừa thở vừa nói:
- Ối, ông Nhạc Phi ôi, ông hại tôi nhiều lắm rồi, chẳng lẽ bây giờ ông lại không ngó ngàng gì đến tôi sao?
Nhạc Phi quay lại nhìn kỹ người này chính là Giang Chấn Tử, chủ tiệm ở tại Tương Châu.
Nhạc Phi hỏi:
- Lý do gì mà ông bảo chúng tôi báo hại mình?
Chấn Tử nói:
- Chẳng giấu chi ông, khi trước tại tỉnh Tương Châu, ông có ghé vào tiệm
tôi nghỉ ngơi mấy ngày. Khi ông đi rồi, có Hồng Tiên dẫn một số lâu la
đến tiệm tôi tìm ông không thấy, hắn hằn học bảo rằng vì ông mà hắn bị
cách chức quan nên mang mối hận thù.
Thế là nó ra lệnh cho lâu la đập phá cửa tiệm tôi tan tành, còn đánh tôi một trận nhừ tử.
Nhạc Phi nói:
- Vậy ông định bắt đền chúng tôi vì chuyện đó hay sao?
Giang Chấn Tử phân trần:
- Sau vụ đó, vợ chồng tôi phải dắt díu nhau lên đây làm ăn. Gặp các ông đây, tôi muốn mời mấy ông vào quán tôi nghỉ ngơi.