Nhạc Phi Diễn Nghĩa

Chương 9 : Hồi thứ chín

Ngày đăng: 08:32 19/04/20


Năm anh em nối gót đến tiệm Giang Chấn Tử chọn một căn phòng rộng rãi nghỉ ngơi.



Nhạc Phi hỏi Chấn Tử:



- Ngươi ở đây có biết dinh ông Tông Trạch Lưu Thú không?



Chấn Tử đáp:



- Ở đây ai mà không biết nha môn ông Tông Lưu Thú!



Rồi giơ tay trở ra bên ngoài, tiếp:



- Cứ việc đi thẳng đường này chừng bốn năm dặm thì tới.



Chàng lại hỏi:



- Chẳng biết giờ này ông ta đã thăng đường chưa?



Chấn Tử ra chiều suy nghĩ rồi đáp:



- Ông ấy phần quán xuyến việc quân, phần thì lo lắng việc dân, không biết chừng giờ này ông vẫn còn tại triều đình lo bàn việc nước chưa về nhà

đâu.



Nhạc Phi mở gói hành lý ra lấy phong thư gói lại tử tế, Thang Hoài thấy thế hỏi:



- Đại huynh sắp sửa đi đâu đấy?



- Hiền đệ không biết sao? Lúc ra đi, ông Lưu Đô Viện có gửi một phong thư bảo mang đến trao cho ông Tông Lưu Thú, vừa rồi hỏi thăm người chủ tiệm cho biết rằng ông ta quyền thế lắm, chắc chắn phen này anh em ta có chỗ nương nhờ rồi. Để tôi đi trao thư cho ông ta ngay mới được.



Ngưu Cao nói:



- Vậy thì mấy anh em mình cùng đi với nhai cho vui chớ.



Nhạc Phi lắc đầu:



- Không tiện đâu hiền đệ ạ. Ta nói thiệt, tính hiền đệ lỗ mãng, đến đó rủi hiền đệ sinh sự thì có thể họa lây đến ta.



Ngưu Cao giơ tay cả quyết:



- Không sao đâu, đệ hứa không nói năng gì cả, chỉ đứng trước cửa nha môn đợi đại huynh mà thôi.



Nhưng Nhạc Phi vẫn còn e ngại cứ lắc đầu mãi, không bằng lòng cho Ngưu Cao đi.



Vương Quới nói:



- Nếu Ngưu đệ muốn đi thì đại huynh hãy cho bọn đệ cùng đi cả, sẽ ngăn

cản không cho Ngưu đệ sinh chuyện. Hơn nữa đệ có nghe nói dinh ông Tông

Lưu Thú chạm trổ khéo lắm, cũng muốn đến đó xem cho biết.



Nhạc Phi gật đầu và căn dặn:



- Cũng được, nhưng có đi thì phải thận trọng lắm mới được. Nếu xảy ra ra chuyện gì lôi thôi thì nguy hiểm lắm đấy.



Năm anh em sửa soạn khăn áo chỉnh tề, gọi Chấn Tử vào bảo:



- Chúng ta đếm nha môn ông Tông Lưu Thú, một lúc rồi về ngay nhé.



Sau khi khóa cửa phòng, năm anh em đi bộ thẳng đến dinh ông Tông Lưu Thú.

Quả thật là một dinh thự nguy nga và cổ kính , công trình kiến trúc hết sức to lớn và đẹp mắt.



Bọn Nhạc Phi còn đang tha thẩn trước cửa cổng thì đã thấy một người lính từ trong dinh bước ra. Nhạc Phi nhanh miệng hỏi:



- Thưa, không biết đại lão gia đã thăng đường chưa?



Người lính đáp:



- Quan lớn đã vào triều từ hồi sớm mai đến giờ vẫn chưa thấy về.



Nhạc Phi quay lại nói với anh em:



- Nếu vậy, anh em mình về nghỉ rồi mai sẽ đến.



Bọn Nhạc Phi trở về độ nửa dặm đường bỗng thấy phía trước người ta chạy qua lại xôn xao, hỏi ra mới biết ông Tông Lưu Thú đi chầu về.



Anh em

đứng nép bên lề đường thì thấy quân lính khiêng một chiếc kiệu đẹp

đẽ, phía trên ngồi chễm chệ một ông quan đại thần, một chiếc lọng che

đầu phủ bóng mát, trước sau có quân lính theo hầu trông rất uy nghi.



Bọn Nhạc Phi bèn quay trở lại đi theo sau kiệu.



Về đến dinh, chẳng bao lâu đã nghe vang lên ban hồi trống báo hiệu cho mọi người biết rằng, quan lớn ra thăng đường. Ngoài nha môn quan kỳ bài

chạy tới, chạy lui rộn ràng, nào là đem đơn từ giấy tờ cho ngài phê, nào là phát tờ phê cho đương sự.



Quan lớn hí hoáy phê chuẩn hồi lâu, bổng ngước mặt lên bảo quan kỳ bài:



- Hễ thấy có tên võ cử nào ở huyện Thang Âm tên là Nhạc Phi đến xin ra mắt thì phải cho vào lập tức nhé.



Viên kỳ bài chấp tay dạ ran rồi chạy ra ngoài ngong ngóng. Ấy cũng nhờ có

thư tiến cử của Lưu Đô Viện nên ông ta mới biết đến cái tên Nhạc Phi,

hằng trông con người ấy đến xem thử có phải là nhân tài xuất chúng y

như lời trong thư không, đặng ông tiến cử cùng triều đình dùng trong lúc quốc gia hữu sự này, hay là Lưu Đô Viện ăn của hối lội của kẻ giàu tiến cử bừa bãi chăng?



Nhạc Phi đứng ngoài nhìn vào thấy tôn đường

nghiêm chỉnh, ông Tông Lưu Thú ngồi trên bàn cao có kẻ tả hữu đứng hầu

trông oai phong lẫm liệt, trong lòng chàng hồi hộp vô cùng.



Thang Hoài khẽ nói với Nhạc Phi:



- Vị đại thần đi chầu mới về mà không kịp nghỉ, lại thăng đường ngay, thế thì quả là một vị quan mẫn cán!



Nhạc Phi cũng lấy làm lạ, phụ họa:



- Ừ nhỉ, đi triều kiến thiên tử từ canh năm đến giờ, đáng lẽ phải nghỉ

ngơi đôi chút chớ sao lại ra thăng đường vội vậy? Chắc có việc gì gấp

lắm thì phải.



Anh em đang bàn luận phiếm, bỗng thấy viên kỳ bài quan cầm giấy tờ từ trong bước ra. Nhạc Phi bàn với mấy người:



- Sẵn dịp ta gặp viên kỳ bày này xin vào dâng thư cho tiện, nhưng ta mặc

đồ tang lễ e có thất lễ với người chăng? Thôi để ta đổi áo của Trương

hiền đệ nhé.



Nói rồi, Nhạc Phi lập tức cởi áo đổi cho Trương Hiển và căn dặn mấy người:


- Chén này là chén Hồng Môn hội yến của Sở Bá Vương. Vậy có thể gọi là anh hùng uống rượu được không?



Trương Hiển bắt bẻ:



- Sở Bá Vương anh hùng thật, song trong cuộc hội yến ấy sao chẳng bắt Lưu Cái chém đi, để chỉ về sau vì y mà binh cơ bại hoại, nước nhà ta nát,

đến nỗi không còn chỗ dung thân? Ấy là thấp trí, phải phạt ba chén mới

được.



Bây giờ đến lượt Ngưu Cao. Chàng chỉ cười xòa nói:



-

Tích xưa chuyện cũ đệ đều mù tịt. Song nếu đệ uống một hơi cạn hết hai

loại bát lớn mà chẳng nhăn mày nhíu mặt gì cả thì các huynh có gọi là

anh hùng uống rượu không?



Anh em cùng cười rộ lên vui vẻ. Ngưu Cao y lời uống một hơi hết sạch hai bát rượu lớn.



Đến phiên Nhạc Phi, chàng vui vẻ nói:



- Chư hiền đệ đã rút chuyện anh hùng uống rượu đời nhà Hán, Ngụy cùng Tam quốc, bây giờ để ta rút chuyện thánh đời nhà Tống nói cho mấy hiền đệ

nghe.



Dừng một lát, hớp một ngụm rượu, chàng tiếp:



- Năm

Thiệu Hi đời Chân Tông Hoàng Đế có Trương Lạc thết đại yến cho mời hết

thảy bá quan cùng anh hùng đến uống rượu. Có con ông Tể tướng Tào Bô là

Tào Vĩ cũng đến dự phó yến. Trong lúc mọi người đang ăn uống vui vẻ bỗng thấy Tào vĩ bỏ đi đâu mất, mọi người lấy làm lạ. Chưa kịp hỏi nguyên do thì đã thấy Tào vĩ từ ngoài bước vào, tay xách thủ cấp tướng giặc ném

giữa phòng tiệc rồi ngồi lại ăn uống như thường. Như vậy có đang cho là

bậc anh hùng không?



Anh em đều khen:



- Đại huynh thuật tích ấy nghe sướng tai lắm.



Ngưu Cao là kẻ dốt nát nên ngồi giữa đám người bàn kinh luận sử chàng chẳng biết chi cả, nên đề nghị:



- Mấy hiền huynh biết tích xưa chuyện lạ, còn tôi thì không biết gì cả.

Thôi bây giờ để tôi làm trò “xại mại” giúp cuộc rượu cho tăng phần vui

nhộn nhé.



Vương Quới nói:



- Hay lắm. Ngưu đệ cứ việc khởi sự đi.



Rồi anh em cùng đánh tửu, kết cuộc Ngưu Cao cũng thua, bị phạt liên miên,

nhưng anh ta đâu có sợ. Bị phạt uống nhiều chừng nào thì anh chàng càng

khoái chừng ấy, cười to như sấm nổ.



Anh em ai nấy đều ăn uống vui

vẻ, chỉ một mình Nhạc Phi mãi lo lắng chuyện tiểu Lương Vương ra tranh

Võ trạng, không biết rồi đây giáo khảo có tư vị làm cho chàng lỡ bước

công danh không? Nếu kết quả phũ phàng như vậy thì biết đến ngày nào mới nên danh phận với đời?



Vì nghĩ vậy nên chàng buồn, uống rượu hơi

nhiều, đầu óc choáng váng phải bỏ ra trước ghế nằm cho cho mát rồi ngủ

thiếp đi lúc nào không hay biết.



Mấy anh em ở trong này tiếp tục ăn uống và nói:



- Lạ thật! Mọi khi Nhạc đại huynh uống rượu với anh em mình thì hay đàm

văn, luận võ với mọi người, cớ sao hôm nay lại ít nói quá vậy? Hay là có việc gì buồn riêng mà không cho anh em ta biết chăng?



Vì vậy, anh em chẳng còn vui, phần thì đã uống nhiều rượu nên dần dần đi nghỉ hết

chỉ còn một mình Ngưu Cao ngồi lại tha hồ uống mãi.



Một lát sau Ngưu Cao giật mình ngước mặt lên thấy trong phòng vắng hoe mới biết mọi người đã đi ngủ hết nên nghĩ thầm:



- “Mấy anh em đã đi ngủ hết thì Ngưu Cao này sẽ được tự do phóng túng

khỏi bị ai kềm giữ nữa. Ta sẽ đi ra ngoài dạo chơi thong thả cho sướng”.



Hàng ngày Ngưu Cao bị anh em kềm chế nên chẳng dám buông tuồng

theo tính thô lỗ của mình được, nay chàng đi tự do một mình rất đỗi mừng rỡ. Chàng chạy xuống lầu bảo chủ tiệm Chấn Tử:



- Mấy anh tôi đã quá chén nên ngủ hết, phiền ông đừng làm mọi người kinh động. Tôi đi ra ngoài một lát rồi về ngay đấy nhé.



Chấn Tử tưởng thật nên bước theo chỉ đường:



- Tướng công hãy đi về phía Đông này sẽ gặp đồng không mát mẻ lắm.



Ngưu Cao nghe lời, đi thẳng qua hướng Đông, vừa đến ngã ba, chàng dừng chân ngẫm nghĩ:



- ‘”Bây giờ ta nên đi đường nào để tìm chỗ vui đây”.



Đang suy tính, bỗng thấy hai người từ xa đi lại. Một người mình cao chín

thước mặc y phục màu trắng, còn người kia hơi thấp hơn một tý, mặc áo

màu đỏ, vừa đi vừa chuyện trò.



Khi đến gần, Ngưu Cao nghe thấy người mặc áo đỏ nói:



- Tôi nghe đồn tại chùa Tướng Quốc bên Biện Kinh này vui vẻ lắm.



Người áo trắng đáp:



- Thế thì chúng mình cùng đến đó chơi đi.



Ngưu Cao nghe nói vậy, chàng nghĩ:



- “Đúng rồi, lâu nay ta cũng có nghe tiếng chùa Tướng Quốc ở Đông Kinh

này là chốn phồn hoa, nhưng chưa biết đường đi. Sẵn dịp này ta theo họ

cho tiện”.



Nghĩ đoạn, chàng đi theo hai người ấy, hồi lâu mới đến

chùa Tướng Quốc. Nơi đây cửa hàng bày biện san sát, buôn bán chằng thiếu món chi, kẻ qua người lại tấp nập. Cũng có hạng giàu sang vương tôn

quần áo lòe loẹt, cũng có hạng nghèo khổ cơ hàn, cũng có người quê mùa

cục mịch. Xe cộ qua lại như mắc cửi, thật là một cảnh phồn hoa vui vẻ

chưa từng thấy.



Ngưu Cao cứ lần bước theo hai người kia đi hết chỗ này đến chỗ khác, vừa xem vừa thích thú lẩm bẩm: “Vui thế này mà mấy

anh em ta cứ giam mình trong nhà trọ, thật là phí quá!”. Bỗng trông thấy phía trước người ta đứng chật ních, hai người kia đưa tay gạt thiên hạ

mà vào. Mọi người chẳng ai nói gì, nhưng cũng nhường đường cho họ.