Nhạc Phi Diễn Nghĩa
Chương 67 : Hồi thứ sáu mươi bảy
Ngày đăng: 08:33 19/04/20
Nói vừa dứt lời, Củng thị phu nhân lao đầu vào thềm đá toan tự vẫn, nhưng các tì nữ đã nhanh tay nắm lại cứu khỏi.
Trương Anh giận quá, lướt tới chỉ vào mặt Châu Trí hét:
- Tên cẩu quan kia, sao mi dám vô lễ như vậy? Phen này ta phải liều mình với mi mới được.
Vừa nói vừa xăn tay áo muốn ra tay. Châu Tử bước lùi một bước lớn tiếng mắng:
- Thằng tù chết bằm kia, sao mi dám hỗn xược với ta? Kẻ ta hữu đâu, hãy bắt nó đánh chết ngay lập tức!
Hai bên kẻ tả hữu được lệnh cùng hô rập lên một tiếng toan áp tới, bỗng thấy quân nha dịch từ bên ngoài hớt hải chạy vào báo:
- Có Sài Vương và Sài lão nương nương phụng giá đến nha, xin đại nhân ra nghênh tiếp cho mau.
Châu Trí nghe báo thất kinh, vội vã chạy ra đón vào nha. Sài nương nương
ngồi chính giữa, Sài Vương đứng hầu một bên. Trương Anh bước tới đem
việc Châu Trí thất lễ và Củng phu nhân toan tự vẫn kể lại đầu đuôi cho
Sài nương nương nghe.
Sài nương nương căm phẫn vô cùng, nhưng chưa kịp nói gì, Sài Vương đã chỉ vào mặt Châu Trí quát to:
- Loài thất phu, sao mi dám kinh bạc người mệnh phụ triều đình? Gia tướng đâu? Hãy đem nó ra chém quách cho ta?
Gia tướng vâng lệnh áp tới bắt Châu Trí trói chặt. Nhạc phu nhân vội vàng bước tới nói:
- Xin điện hạ hãy vì tình tôi tha hàn một phen.
Sài nương nương nói:
- Nếu không chém thằng cẩu quan này để răn chúng thì còn gì là uy tín và danh dự của chúng ta?
Nhạc phu nhân vẫn cứ năn nỉ hoài, Sài Vương quay lại nạt Châu Trí:
- Vì có dì ta xin cứu rỗi ngươi, nên ta tạm gửi cái cẩu đầu lại nơi cổ mi đó.
Châu Trí cúi đầu lầm lì không dám nói nửa lời. Sài nương nương lại nạt lớn:
- Loài cẩu quan, hãy dọn đồ hết ra cho mau, để cái nha này cho Nhạc thái
thái, còn ngươi thì sớm tối phải hết lòng hầu hạ cho cần mẫn, nếu trái
lệnh ta quyết không dung mạng ngươi đâu.
Châu Trí dạ ran rồi lập
tức dọn hết đồ đạc đem gia quyến ra ngoài, mướn chỗ khác ở. Mẹ con Sài
nương nương mời hết gia quyến Nhạc phu nhân vào nha môn ở.
Nhạc
phu nhân trao tiền lộ phí cho bấn tên gia tướng của Hàn Nguyên soái trở
về, lại viết thư tỏ lời cảm tạ vợ chồng Hàn Nguyên soái...
Bốn tên gia tướng từ biệt trở về kinh.
Từ đó, mẹ con Sài nương nương ở lại nha môn với gia quyến họ Nhạc sống
trong cảnh thanh nhàn bình an vô sự Hằng ngày, Sài Vương dắt các vị công tử cùng Trương Anh, dẫn bọn gia tướng đi săn bắn.
Một hôm anh em
đi săn, đem hươu thỏ về rất nhiều, gặp lúc Sài nương nương cùng Nhạc phu nhân đang ngồi chuyện vãn ở hậu đường, thấy các vị công tử mặt mày hớn
hở Nhạc phu nhân liền sa nước mắt. Sài nương nương lấy làm lạ, hỏi:
- Con trẻ nó đi chơi với nhau cho khuây lãng, sao hiền muội lại quá bi thương như vậy?
Nhạc phu nhân đáp:
- Vì chúng chỉ biết ham chơi mà không biết thương đến nhị ca chúng trốn
đi qua Ninh Hạ tị nạn, đến nay vẫn bặt tin, mất còn không biết thế nào,
lẽ nào em an tâm cho được?
Nhạc Đình nghe nói liền bước tới cúi đầu, thưa:
- Xin mẹ bớt cơn phiền não, để con qua Ninh Hạ thăm dò tin tức anh con rồi về đây báo lại cho mẹ biết.
Nhạc phu nhân nói:
- Con còn nhỏ dại, đường sá lại xa xôi, con ra đi quan san nghìn dặm, rủi gian thần nó bắt được hãm hại con, biết liệu làm sao?
Sài vương nói:
- Xin dì chớ lo, tam đệ không có hình vẽ truy nã, chắc không ai biết đâu, nhưng nếu sợ có người tra hỏi để cháu cấp cho tờ phê văn hộ thân, thì
đi đường ắt sẽ an nhiên, vô sự.
Nhạc phu nhân nói:
- Nếu được vậy thì hay lắm.
Rồi Nhạc Đình lo sắm sửa hành lý sẵn sàng, sáng hôm sau vào từ biệt Nhạc phu nhân cùng Sài nương nương để lên đường.
Nhạc phu nhân căn dặn:
- Nếu con gặp nhị ca con thì phải dắt nó về đây cho mẹ khỏi nhọc lòng
trông đợi. Đi đường con phải hết sức đề phòng, nếu gặp điều bất trắc,
con phải nhẫn nhục chớ nên tranh cạnh với ai.
Nhạc Đình vâng lời, rồi từ biệt lên đường rời khỏi Vân Nam nhắm Ninh Hạ tiến bước.
Lại nhắc chuyện Ngưu Cao làm Đại Vương tại Thái Hành sơn, sau khi gặp Nhạc
Lôi, lo sắm sửa khôi giáp và khí giới rồi điểm ba ngàn binh giao cho
Nhạc Lôi, để qua Vân Nam thăm mẹ.
Đoàn quân rầm rộ kéo đi có trương cây cờ để bốn chữ lớn:
"Vân Nam Thám Mẫu.
Sau khi từ biệt Ngưu Cao cùng mấy vị thúc phụ, Nhạc Lôi cùng bọn Gia Cát
Cẩm gồm bảy anh em điều khiển ba ngàn quân nhằm Vân Nam thẳng tiến. Để
giúp đỡ cho cháu mình đi đường được vẹn toàn, Ngưu Cao còn phát mã bài
rao khắp xứ, hễ binh Nhạc Lôi đi đến đâu phải dâng lương thảo, nếu ai
trái lệnh, Ngưu đại vương sẽ dẫn binh đến hỏi tội.
Lúc bấy giờ các quan địa phương, kẻ thì thương tình Nhạc Nguyên soái một người trung
nghĩa, kẻ sợ oai thế Ngưu Cao nên Nhạc Lôi kéo binh đến đâu cũng được
đón tiếp và dâng lương thảo.
Đi được vài tháng không gặp trở ngại, khi gần đến Trấn Nam nhằm tiết tháng năm khí trời nóng bức, quân tướng
bị ốm do không hợp khí hậu, thủy thổ, Nhạc Lôi truyền lệnh dừng binh tìm chỗ mát mẻ gần bên chân núi đóng trại nghỉ ngơi, đào lò nấu cơm, chờ
vài ngày cho phục hồi sức lực mới tiếp tục lên đường.
Sau bữa cơm
trưa, Ngưu Thông ngồi trong dinh cảm thấy buồn bực liền rảo bước ra
ngoài, lên núi dạo chơi. Đến một rừng cây mát mẻ, Ngưu Thông chui vào
bóng cây, lựa một tảng đá bằng phẳng ngồi hóng mát.
Ngồi chơi hồi
lâu, gió thổi hiu hiu, Ngưu Thông nằm xuống đó ngủ luôn một giấc cho đến sớm mai mới thức dậy. Chàng dụi mắt chạy thẳng xuống núi để trở về
trại. Chẳng dè mắt nhắm mắt mở quên mất đường cũ lại đi nhằm phía sau
núi. ở đây cũng có dinh trại, bên trong có trướng phòng, bên ngoài có để một chiếc bàn, chính giữa ngồi chễm chệ một vị tướng quan, hai bên có
thủ hạ đứng hầu, phía dưới đứng sắp hàng hơn năm trăm binh lính.
Vị tướng quan ấy ngồi điểm danh từng người một. Khi điểm được bảy tám mươi tên thì điểm đến Lưu Thông, gặp lúc Ngưu Thông vừa đi qua nên nghe lầm
tưởng vị tướng quan ấy kêu mình, liền trở miệng vào nạt lớn:
roi đỡ văng ra rồi lách mình ra phía sau lưng nắm chặt hai cánh tay Tú
Lâm giựt đao quăng đi rồi ôm ngang lưng nàng chặt cứng.
Tú Lâm ré lên một tiếng thất thanh, Khởi Long dịu giọng vỗ về:
- Hãy im đi, chúng ta kẻ trời Nam người đất Bắc gặp nhau như thế này há
chẳng phải duyên tiền định là gì? Phương chi ta với nàng xứng đôi vừa
lứa, tài mạo tương đương lại phải vùng vẫy làm chi?
Khởi Long vừa nói vừa vật Tú Lâm xuống. Tú Lâm yếu sức làm sao vùng vẫy cho rồi! Nàng đành phải chịu cho Khởi Long bẻ nhụy.
Nói về Khởi Phụng thấy anh mình đuổi theo nữ tướng, cũng giục ngựa chạy
theo. Khi đến am thấy ngựa anh mình cột dưới gốc cây, bèn xuống ngựa cột một bên rồi chạy thẳng vào am hỏi ni cô:
- Ngựa cột tại đó mà vị tướng công ấy chạy đi đâu?
Ni cô đáp:
- Hai người đang giao chiến với nhau trong phòng, sao nãy giờ không nghe
động tĩnh chi hết, không biết họ làm chi trong ấy nhưng bọn tôi không
dám vào.
Khởi Phụng nghe nói vội chạy vào, nhưng tìm không thấy
Khởi Long lại thấy một căn phòng cửa khép he hé, chàng xô cửa bước vào
bỗng thấy một thiếu nữ đang ngồi trong đó, nhan sắc mười phần xinh đẹp.
Khởi Phụng bước tới, người con gái ấy thất kinh toan tháo chạy, nhưng
Khởi Phụng đã lẹ tay ôm choàng nàng lại chặt cứng.
Thiếu nữ xấu hổ muốn la lên, nhưng Khởi phụng dịu giọng nói:
- Tình cờ chúng ta gặp nhau trong căn phòng vắng vẻ như vậy chẳng phải lương duyên tiền định là gì?
Thiếu nữ đáp:
- Nếu tướng quân muốn tính cuộc lâu dài xin hãy để cho thiếp thưa lại với cha mẹ rồi cậy mai mối làm lễ nghênh hôn chính thức thiếp mới vui lòng, bằng cưỡng bức thà thiếp liều chết cho rồi chứ quyết không vâng chịu.
Khởi Phụng đáp:
- Nàng nói rất chí lý, song tôi e nàng nói để lừa tôi chăng? Vậy xin hãy vái trời mà thề, tôi mới tin.
Thiếu nữ gật đầu rồi hai người đóng cửa phòng lại cùng nhau vái thề thốt kết nghĩa vợ chồng.
Thề thốt xong, Khởi Phụng hỏi:
- Chẳng hay nàng là ai, nhà cửa ở đâu, sao lại đến chốn này?
Thiếu nữ đáp:
- Tôi là con của Vương Trưởng lão ở xóm gần đây, tên tôi là Tố Quyên, vì
mẹ tôi qua đời đã đúng ba năm rồi, nên tôi đến đây làm tuần mãn phục
chẳng dè gặp tướng quân.
Khởi Phụng nói:
- Thế thì đúng là chúng ta có duyên tiền định rồi.
Nói rồi nắm tay nhau dắt ra ngoài, vừa thấy Khởi Long và Tú Lâm cũng ra nơi đại điện. Anh em gặp nhau bèn đem hết tâm sự nói cho nhau biết rồi bàn
bạc việc cầu hôn.
Hàn Khởi Long liền nhờ ni cô mời Vương Trưởng
lão đến để nghị hôn. Vương Trưởng lão hay tin, đi thẳng đến Vân Nguyệt
am thấy con gái mình đi đôi với một chàng thư sinh, nghẹn ngào sửng sốt, lão không thốt nên lời.
Tú Lâm bước tới, nói:
- Hai người
tình cờ gặp nhau quả lương duyên tiền định nên tôi muốn đứng ra làm mai
mối để hai người được kết tóc xe tơ đẹp duyên loan phượng.
Vương
Trượng lão thấy việc đã lỡ rồi, hơn nữa thấy Khởi Phụng cốt cách phi
phàm, biết không phải là hạng tầm thường nên lưỡng lự nói:
- Chỉ vì lão vô phúc nên vợ mất sớm mới sinh ra việc như vầy, thôi, các ngươi muốn tính sao tùy ý.
Khởi Phụng lạy tạ cha vợ rồi đỡ Tố Quyên lên ngựa, còn mình đi bộ dắt nhau về dinh, Tú Lâm lại đề nghị với Khởi Long:
- Bây giờ thiếp giả thua chạy về ải, tướng quân đuổi theo để thiếp về
thưa lại với cha thiếp rồi ngày mai chúng ta sẽ tính việc cầu thân.
Khởi Long gật đầu y kế, rồi hai người cùng tung mình lên ngựa, Tú Lâm chạy trước, Khởi Long đuổi theo sau.
Quân sĩ trên ải trông thấy tiểu thư chạy về liền thả điếu kiều xuống. Tú Lâm chưa kịp qua điếu kiều, Khởi Long đã lanh lẹ giục ngựa phóng qua trước, xông thẳng lên ải.
Ngoài này, bọn Nhạc Lôi trông thấy Hàn Khởi
Long vào ải được, liền hò nhau xông vào một lượt. Quân sĩ thất kinh chạy vào phi báo với Ba Vân.
Ba Vân đang nằm liệt trên giường bệnh, nghe báo vùng hét lên một tiếng hộc máu chết tươi.
Lấy được Bình Nam quan rồi, Nhạc Lôi lên ngồi giữa soái phủ, tướng sĩ của
Ba Vân tình nguyện đầu hàng. Nhạc Lôi truyền liệm chôn cất Ba Vân tử tế. Tú Lâm lăn ra khóc lóc rất thảm thiết.
Sau đó anh em Hàn Khởi
Long đem hết việc kết hôn với Tú Lâm và Vương Tố Quyên thuật lại, Nhạc
Lôi mừng rỡ sai người đến đón Vương Tố Quyên đặng cùng Tú Lâm gìn giữ ải Bình Nam quan.
Nghỉ đỡ một đêm, sáng hôm sau Nhạc Lôi truyền lệnh kéo binh thẳng đến ải Tần Nam quan.
Khi còn cách ải chừng vài dặm, Nhạc Lôi truyền an dinh hạ trại rồi lên tiếng hỏi:
- Có ai dám đến ải này kêu mở cửa không?
Ngưu Thông nói:
- Phen này cho ta đi, để cũng kiếm một con vợ như người ta chớ?
Nhạc Lôi nói:
- Đệ nghe đồn quan Tổng Binh trấn ải này lợi hại lắm, Ngưu huynh có đi phải hết sức cẩn thận mới được.
Ngưu Thông gật đầu, dẫn binh mã đến trước ải kêu lớn:
- Hãy mở cửa ải cho chúng ông đi qua, bằng nghịch lại ông sẽ giết không còn một mống!
Quan Tổng binh ải này tên Thạch Sơn nghe quân giữ ải chạy vào phi báo, liền
mang giáp lên ngựa vung cây thiết xoa dẫn binh xông ra ngoài ải.
Ngưu Thông vừa thoáng thấy đã xông tới đánh liền không thèm nói năng gì cả.
Thạch Sơn cũng vung cây thiết xoa ra ngăn đỡ. Hai ngựa giao kề đánh nhau chừng ba mươi hiệp. Ngưu Thông vận hết sức mạnh hất cây xoa rồi chém
xuống một đao. Thạch Sơn né không khỏi trúng nhằm bả vai máu tuôn lai
láng.
Thấy Thạch Sơn lật đật quay ngựa chạy thẳng vào ải, Loan Anh tiểu thư cùng phu nhân vội chạy đến.
Thạch Sơn gắng gượng nói với con gái:
- Cha bị vết thương khá nặng; con hãy ra đó bắt bắn để báo thù cho cha.