Nhạc Phi Diễn Nghĩa

Chương 71 : Hồi thứ bảy mươi mốt

Ngày đăng: 08:34 19/04/20


Ngồi giữa Nhân An điện, Miêu Vương sải tả hữu dẫn Nhạc Lâm vào. Nhạc Lâm đứng hiên ngang không chịu quỳ.



Miêu Vương hét lớn:



- Mi là loài mao trùng ở đâu dám đến đây giết chết tướng tiên phong của ta. Nay đã bị bắt sao không quỳ xuống còn đợi gì nữa?



Nhạc Lâm cười gằn:



- Ta đây đường đường con một vị Nguyên soái, há chịu quì lụy loài hóa ngoại Miêu nhân sao? Hãy giết ta đi chớ có nhiều lời.



Miêu Vương hỏi:



- Cha ngươi là Nguyên soái nào mà ngươi dám khoe khoang trước mặt ta?



Nhạc Lâm nghiêm giọng, đáp:



- Cha ta là Thiếu Bảo Võ Xương Khai Quốc Công Nhạc Phi đại Nguyên soái, ai nghe tên người mà chẳng biết?



Miêu Vương lại hỏi:



- Có phải Nguyên soái Nhạc Phi là người đánh quân Kim tại Châu Tiên trấn đó không?



- Đúng.



Ngươi là con thứ mấy của Nhạc Nguyên soái, đến đây làm gì?



Nhạc Lâm đáp:



- Ta là con thứ tư, tên Nhạc Lâm. Cha và anh cả của ta đều bị gian thần Tần Cối hãm hại, nay gia quyến ta đều bị đày ra đây.



Miêu Vương nghe rõ đầu đuôi liền bước xuống mở trói cho Nhạc Lâm và nói:



- Té ra công tử của Nhạc Nguyên soái đây mà tôi không biết.



Sau khi mời Nhạc Lâm ngồi, Miêu Vương hỏi:



- Chẳng hay vì cớ gì lệnh tôn lại bị gian thần hãm hại như vậy?



Nhạc Lâm thuật lại đầu đuôi mọi việc rồi khóc rống lên. Miêu Vương nói:



- Ta đây cũng đâu phải người nào xa lạ, chính là Hóa Ngoại Miêu Vương Lý

Thuật Phủ đây, ngày trước ta có gặp lệnh tôn tại Châu Tiên trấn, người

có hứa với ta sẽ bảo tấu với Hoàng Đế đặng phong vương cho ta, chẳng dè

người bị gian thần hãm hại, thật đáng tiếc thay, đáng giận thay!



Ngừng một lát, Miêu Vương tiếp:



- Nay công tử đã đến đây, sẵn ta có một đứa con gái ý muốn gả cho công tử, vậy công tử chớ nên từ chối.



Nói rồi truyền kẻ tả hữu đưa Nhạc công tử vào trong ra mắt nương nương, một mặt sai sắm sửa trang hoàng trong ngoài cho tươm tất để đêm nay Nhạc

công tử thành thân với công chúa.



Nhạc Lâm vội năn nỉ:



- Đại Vương đã thương tình, tôi rất lấy làm cảm động, song thù cha và anh

chưa trả được, vậy xin hãy cho tiểu tử về thưa lại với mẫu thân rồi sẽ

đến đây thành thân mới được.



Miêu Vương nói:



- Anh em công tử cũng đông, vậy công tử hãy ở lại đây với ta để khỏi bị gian thần hãm hại chẳng là hay hơn sao?



Nhạc Lâm cứ từ chối hoài, Miêu Vương chẳng nói thêm nữa cứ việc thúc quân đưa Nhạc Lâm đi thẳng vào trong.



Miêu Hầu trông thấy Nhạc Lâm tướng mạo phương phi, mười phần vui lòng, liền nói:



- Năm trước Đại Vương qua Châu Tiên trấn, cháu của ta là Hắc Man Long có

kết bạn với anh của công tử, nên từ ngày nó về đây đến nay, không lúc

nào nó không nhắc đến lệnh tôn và lệnh huynh. Đến nay mới hay nhà họ

Nhạc gặp đại họa, may trời khiến công tử lại đến đây, ấy là lệnh tôn

muốn chia công tử cho ta đấy. Vậy công tử hãy an lòng chớ nên từ chối.



Nhạc Lâm không biết tính sao, buộc lòng phải vâng lời theo.



Hôm ấy anh em đi săn bắn, kẻ sản được hổ báo, người được hươu nai, lục tục

khiêng về dinh, ai nấy đều đủ mặt chỉ có công tử Nhạc Lâm là không thấy

về.



Mọi người còn đang trông đợi, bỗng thấy quân sĩ hớt hải chạy về phi báo:



- Nguy tai, nguy tai? Tứ công tử đã bị Miêu Vương bắt sống đem đi rồi.



Sài Vương nghe quân báo, thất kinh nói với mấy anh em:



- Chúng ta phải đi cứu cho mau, chớ nên chậm trễ.



Mấy vị anh hùng nghe nói đều tung mình lên ngựa một lượt, phi như bay đến trước động Miêu Vương, kêu lớn:



- Hãy mau mau đem Nhạc công tử trả lại cho chúng ta thì muôn việc đều

yên, bằng chậm trễ nửa khắc, chúng ta đạp sào huyệt chúng bay thành bình địa.



Miêu binh lật đật vào phi báo, Miêu Vương mỉm cười nói:



- Đây chắc là Sài Vương rồi, để ta ra xem sao.



Nói rồi lên ngựa chạy thẳng ra ngoài động, mấy anh em trông thấy tướng mạo

Miêu Vương cổ quái, kỳ dị lấy làm lo ngại. Sài Vương giục ngựa lướt tới, quát lớn:



- Ngươi là ai mà dám cả gan bắt Nhạc tứ đệ của ta?



Miêu Vương đáp:



- Ta là Hóa Ngoại Miêu Vương Lý Thuật Phủ đây, Nhạc công tử đâm chết

tướng tiên phong của ta là Xích Lợi nên mới bị ta bắt, sao ngươi lại có

thái độ vô lễ với ta?



Sài Vương dịu giọng nói:



- Thế thì ta hiểu lầm rồi. Nhưng nếu ngươi bằng lòng tha Nhạc công tử ra thì chúng ta sẽ cùng nhau hỏi tội.



Miêu Vương gật đầu đáp:
đây chịu tội.



Bồ Tát gật đầu khen:



- Hãy lắm, Hà Lập cũng có lòng hiếu nghĩa đáng khen thay?



Nói rồi sai tả hữu cho trở về dương thế. Hà Lập cúi đầu từ tạ Bồ Tát rồi

theo kẻ thị giả ra khỏi cửa chùa. Nhưng lúc bước ra ngoài không phải

đường cũ lúc nãy mà xung quanh là âm phong thăm thẳm, hắc vụ mang mang.



Hà Lập đi gần đến xóm kia trông thấy ở đây rất nhiều chó dữ giống

như hổ báo sài lang, lại thấy những bọn quỉ tốt dẫn một bọn tội phạm đi

qua đó, bầy chó kia nhảy tới cắn hết sức hung dữ. Kẻ bị chó cắn cụt tay, kẻ bị lòi ruột, khiến Hà Lập phát run lên. Chàng phải theo bén gót tên

thị giả.



Khi đi qua khỏi xóm chó dữ lại đến chỗ kia, hai bên núi

cao lởm chởm, đá nhọn như mũi gươm, phía dưới vô số những quỷ hình thù

đầu trâu mặt ngựa, bắt những tội phạm đem quăng lên núi đá kẻ bể đầu,

người thủng ruột, máu chảy dầm dề.



Qua khỏi núi đến một chỗ gọi là cầu Nại Hà, Hà Lập đến gần bên cầu nhìn xuống sông trông thấy lấy làm

kinh hồn hoảng vía, vì phía dưới toàn là những tội phạm trần trụi lõa

lồ, rắn dữ leo quấn đầy mình cắn mổ kẻ bể đầu, người lòi mắt, kêu khóc

ầm ĩ.



Hà Lập ngước nhìn lên chiếc cầu trông thấy chỉ có một cái cây bắc ngang qua lắt lẻo trông dễ sợ làm sao!



Hà Lập kêu Thị giả hỏi:



- Sư phụ, cầu gì có một khúc cây như vậy qua sao được, rủi ngã xuống kia bị rắn dữ cắn nguy hiểm lắm!



Thị giả nói:



- Không hề chi đâu, ngươi cứ việc nhắm mắt sẽ qua được ngay.



Hà Lập hồn phách rụng rời, nhưng cũng phải nhắm mắt nắm áo tên Thị giả chặt cứng, chạy qua khỏi cầu Nại Hà.



Đến đây là một dãy đồng trống bao la, đất bỏ hoang, song nghe văng vẳng quỉ khóc rên la, khiến Hà Lập lạnh mình run lẩy bẩy vội hỏi Thị giả:



- Sư phụ ôi! Chỗ này là chỗ nào mà thê thảm quá vậy?



Thị giả giải thích:



- Phía trước đây là Quỉ Môn quan còn phía tay trái là Uổng tử thành, hễ

tội phạm nào đã sa vào Uổng tử thành đừng mong làm người nữa!



Còn

dang chuyện vãn, hai người đã đến Quỉ Môn quan, bỗng thấy trong thành

xông ra một bầy ác quỉ, nhe nanh múa vuốt trông ghê gớm làm sao! Chúng

đón đường lại quát lớn:



- Đi đâu đó?



Thị giả nói:



- Phật gia thấy hắn là người hiếu nghĩa nên sai ta đưa hắn hồi dương, chớ nên ngăn trở.



Lũ Quỉ gật đầu đáp:



- Nếu có pháp chỉ của Phật gia thì xin hãy đi đi!



Hà Lập qua khỏi Quỉ Môn quan, bỗng thấy một cái liên đài rất cao liền hỏi tên Thị giả:



- Chỗ này là chỗ nào vậy?



Thị giả nói:



- Chỗ ấy gọi là Vọng hương đài.



Mấy phút sau hai người đi đến gần, Hà Lập bảo:



- Tôi muốn lên đó xem chơi chốc lát được không?



Thị giả nói:



- Ngươi đã thấy xóm làng không về đi còn nấn ná làm gì nữa?



Thị giả vừa nói vừa xô Hà Lập một cái, Hà Lập thất kinh rú lên một tiếng

thất thanh té nhào xuống đài, giật mình thức dậy thì thấy mình nằm trên

hòn đá, mới biết là chiêm bao.



Hắn ngồi suy nghĩ một hồi rồi lẩm bẩm một mình:



- Ta thấy rõ ràng Địa Tạng Vương Bồ Tát đã bắt Thừa tướng xuống chốn âm

ty hành tội, lại thấy địa ngục khổ sở trăm bề; quả thật thần minh chỉ

dẫn, vậy ta phải tạ ơn Thần rồi trở về hồi phúc cho Thái sư hay.



Nói rồi trở vào miếu bái tạ Từ Châu Đại Thánh, xuống núi trở về chỗ trọ

nghỉ một đêm, sáng hôm sau tính tiền trả xong quảy hành lý lên vai, noi

theo đường cũ trở về Lâm An.



Đi chẳng mấy ngày đã đến nơi, Hà Lập

vào trướng phủ ra mắt Tần Cối. Lúc ấy Tần Cối đã bị ung thư phát bối,

bịnh tình vô cùng trầm trọng nằm liệt trên giường, ngày đêm rên la không ăn, không ngủ.



Hà Lập vào quỳ xuống dưới chân giường, Tần Cối mở mắt ra trông thấy Hà Lập, thì thào hỏi:



- Hà Lập, ngươi đã về đó sao? Việc Thủ Nhất ta đã biết rõ cả rồi, ngươi

chớ nói làm chi, gia quyến của ngươi ta đã tha rồi, ngươi hãy về phụng

dưỡng mẹ ngươi!



Hà Lập cúi đầu từ tạ Tần Cối, ra khỏi trướng phủ trở về nhà gặp mẹ và vợ.



Cả nhà vừa trông thấy mặt Hà Lập cảm động khóc rống lên một hồi, rồi đi sắm sửa hương đèn bái tạ tổ tông.



Từ đó Hà Lập kiên tâm làm điều thiện, tránh điều ác.



Sau khi phụng dưỡng mẹ già thọ đến chín mươi tuổi, vì không có con, vợ

chồng Hà Lập đi tu tại chùa Huyền Diệu ở Bình Giang phủ!