Ở Rể (Chuế Tế)

Chương 3 : Nói lòi từ biệt (2,3)

Ngày đăng: 14:56 30/04/20


Chuyện liên quan đến Tần lão, cuối năm ngoái sợ là chuyện mà mọi người

chú ý ghê nhất. Vốn đã yên lặng vài năm, bởi vì những lời đồn giữa hai

nước Kim, Liêu, mà người tới thăm cũng trở nên nhiều hơn. Nhưng sau cửa

ải cuối năm ngoái, tin tức hai nước Kim Liêu hòa đàm đã truyền ra ngoài, nhìn không rõ tình hình, người chú ý đến cũng dần ít đi. Mọi người

không đến mức ném ra sau gáy sức ảnh hưởng của vị lão nhân này, mà là

lựa chọn lặng lẽ nhìn, chờ đợi thay đổi.



Hai nước Kim Liêu, trong thời gian ngắn có lẽ sẽ khó đánh nối. Không ít người đều đang nghĩ như vậy.



Đối với những việc này, lão nhân không mở miệng đàm luận, Ninh Nghị đến mấy lần, cũng chi nói chuyện đánh cờ chứ không nói chuyện thế cục, có lúc

còn bị lão nhân lôi chuyện giữa hắn và Vân Trúc ra để nói đùa. Cứ thế

cho đến một ngày cuối tháng tư, thời



tiết mát mẻ, hai người đánh một

ván cờ trong khu viện Tần gia. Vân Trúc cũng đã đến, cô mang đến một ít

rượu rau từ Trúc ký, cùng nói chuyện với Vân nương ở hậu viện.



- Nói ra, không lâu nữa Lập Hằng ngươi cũng phải đi Hàng Châu rồi nhĩ?



- Vâng.



- Tháng năm khởi hành thì hơi nóng rồi.



- Ngồi thuyền đi, đến Dương Châu trước, sau đó mới tới Tô Hàng.



- Không đến mức say sóng, thì cũng không tệ.



Lão nhân cười cười, sau đó đánh một quân cờ:



- Nói ra chờ Lập Hằng ngươi quay trờ về Giang Ninh, ta sợ là cũng không còn sống ở



đây nữa, căn nhà này chắc là để đó không dùng.



Ninh Nghị ngẩn người, sau đó cười rộ lên:



- Chung quy cũng không phải là nơi ở lâu, phủ đệ của Tần lão ở kinh sư chắc còn tốt hơn ở đây nhiều?



- Ha ha ha



Có lẽ đã bị một câu nói này đụng đến tâm sự, lão nhân cười ha hả, sau đó lại mang chút buồn bã:



- Người không phải cỏ cây, ai có thể vô tinh. Thời gian tám năm, vốn cũng đã làm tốt chuẩn bị cho quãng đời còn lại rồi.



- Còn sớm mà.



Ninh Nghị cười, nhặt lên một quân cờ ở trên tay, qua một lúc mới ngẩng đầu lên nói:



- Chiến tranh rồi sao ạ?



Lão nhân gia gật gật đầu.



- Chiến tranh rồi.



Buổi chiều tháng tư, mây trời ấm áp, gió mát ngày hè thổi qua những lùm cây

trong ngoài thành, cành lá xào xạc lay động, giống như tiếng cuốn sách

đang lật trang, nhưng lại không nhìn thấy người giở sách. Trong lúc nói

chuyện hòa nhã, nơi chân trời phương bắc, đã mơ hồ lan tới mùi máu tanh.



Mùa xuân năm Cảnh Hàn thứ chín triều nhà Võ, lần khai chiến giữa hai nước

Kim Liêu, lúc đầu thoạt nhìn, kỳ thật có chút khiến người ta thấy bất

ngờ mà lại như trò đùa trẻ con vậy.



Năm trước hai nước Kim Liêu

vừa mới nghị hòa, lần nghị hòa này, nói ra nước Liêu đã nhượng bộ rất

nhiều, Gia Luật Diên Hi chính thức sắc phong Hoàn Nhan A cốt Đả làm

Hoàng đế Đại thánh, xưng nước Kim là anh, cắt hai lộ địa Liêu Đông và

Trường Xuân Kỳ thật hai lộ địa này nước Kim đã chiếm rồi, nói là cắt

nhượng cũng chi là làm bộ mà thôi mỗi năm triều công bạc lụa hai mươi

lăm vạn lượng cho nước Kim. Đây gần như là đem Hòa ước Thiền Uyên ký đổi cho nước Kim.



Nhưng lúc trước Hòa ước Thiền Uyên, nói ra hai

triều đại Võ, Liêu coi như là đại quốc tương đối ngang nhau, lúc này tuy bị tinh thế ép buộc mà thiếu nợ hiệp ước, thế lực của hai nước Liêu

Kim, kỳ thật là kém rất xa. Xét đến cùng, người Nữ Chân nhiều như vậy,


Đó là một khái niệm mà cả một thời đại không mấy ai dám nghĩ.



Đương nhiên, lúc này vẫn là đầu hạ nhẹ nhàng, chuyện đã hẹn với thê tử không

thể vứt đó. Hai người sau đó nói một hồi về thế cục Kim Liêu, rồi lại

qua mấy ngày Tô Đàn Nhi sắp xếp xong tất cả, Ninh Nghị và Vân Trúc, cẩm

Nhi lưu luyến chi tay, cả nhà ngồi thuyền lớn, dọc sông Trường Giang

theo hướng đông, chạy về Dương Châu.



Tháng năm, tin tức Kim Liêu khai chiến đã truyền khắp đại giang nam bắc.



Cuối tháng năm, Tần Tự Nguyên phục khởi, trực tiếp thăng làm Thượng Thư Hữu

Phó Xạ kiêm Đồng Trung Thư Môn Hạ Bình Chương Sự, ngoài ra còn được ban

tặng vô số. Lý do khởi phục vẫn chưa cáo rõ với thiên hạ, nhưng vô hình

trang cũng đã khẳng định tính chân thật của lời đồn đại năm ngoái, danh

vọng triều đình, không gì có thể so sánh.



Bánh xe lăn lăn, lịch sử ba nước Kim, Liêu, Võ tiến vào một trang mới.



Cùng lúc đó, trên thảo nguyên tây bắc nước Liêu, một bộ lạc tên là Khất Nhan đã giương cao ngọn cờ phản Liêu, hơn nữa nam chinh bắc thảo trên thảo

nguyên, tốc độ như châu chấu nhanh chóng mở rộng lực lượng. Bọn họ như

luồng khí xoáy ẩn mình trong góc nào đó mà người ta không thể dự liệu

được, chờ đợi lực lượng kế tiếp, cuối cùng bành trướng thành cơn lốc bão xé rách tầm nhìn của mọi người



Mùa hạ, giữa bầu trời bao la xanh thẳm điểm xuyết những đám mây trắng trắng, Giang Ninh nhiệt độ dễ chịu, trong ngoài thành khắp nơi nhàn nhã. Trong cái nắng ngày hè rực rờ,

từng con đường, từng đình viện bóng cây thả mình, chim sà cánh trên

những con thuyền hoa giữa lòng sông, trong tửu lầu, trà tứ vang lên

thanh điệu thuyết thư, đàn hát của những nghệ nhân, hương trà tươi mát

và tiếng nói chuyện của những người bạn tốt hội tụ hòa lẫn vào nhau, hóa thành một phần tô điểm cho bức tranh vào hạ này.



Thời gian là

buổi chiều, trong một khu viện nằm ở phía tây kinh thành tỏa hương trà

đang nấu. Cây ngô đồng ngả bóng phủ lên một lớp loang lổ trên những quân cờ trắng đen nằm trên bàn cờ, cũng trong đình viện như thế, thanh âm

của thiếu niên vang vọng.



- Mạnh Tử hữu vân, vực dân bất dĩ phong

cương chi giới, cố quốc bất dĩ sơn khê chi hiểm, uy thiên hạ bất dĩ binh cách chi lợi. Đắc đạo giả đa trợ, thất đạo giả quả trợ. Thánh nhân đã

nói, cố là chí lý, nhưng từ xưa đến nay, nhất thời người được nhiều

người giúp



đờ, lại chưa chắc là người có đạo nghĩa, còn kẻ không có

đạo đạo, ít được giúp đờ lại luôn coi mình là người có đạo nghĩa, đến

tột cùng cái gì mới gọi là đại đạo Khổng Tử có nói, hương nguyên, đức

chi tặc dã (kẻ giả dạng thật thà chất phác để lừa bịp, là kẻ đạo đức bại hoại), từ câu này là có thể biết



()Dân chúng không phải dựa vào việc phong tỏa tuyến biên cảnh là có thể hạn chế, quốc gia không phải dựa

vào núi sông hiểm trở là có thể bảo vệ, dương uy với thiên hạ cũng không phải dựa vào binh khí lợi hại là có thể làm được. Người có đạo nghĩa

thì có được nhiều người giúp đờ, người không có đạo nghĩa thì ít được

giúp đờ.



Thiếu niên dáng người không cao, khuôn mặt trông còn nét trẻ con, tuổi khoảng mười một mười hai tuổi, chi có điều toàn thân áo

dài màu trắng, trên đầu vấn khăn, thoạt nhìn trông giống như một người

lớn đã thành thục. Trên thực tế thời này con cái nhà người ta khi độ

mười một mười hai chưa thấy được nhiều sự đời, vẫn luôn búi tóc hai

sừng, cũng chính là phân tóc thành hai bên, nhìn giống như cái sừng nên

cổ gọi là Tống giác - Tóc để



chõm, trong kinh thi cũng có câu Tổng

giác chi yến, ngôn tiếu yến yến (Nhớ cuộc vui thời thơ ấu, tình thong

dong trong tiếng nói cười).



Nhưng những chuyện này, vốn cũng có

những khác biệt. Thiếu niên thời này thường khoảng mười lăm hai mươi

tuổi là quan lễ, thể hiện đã là người lớn. Nhưng nếu là nhà nông, thường thường mười ba mười bốn tuổi đã thành thân sinh con cũng có, rất nhiều

người trước mười lăm tuổi cũng đã gánh vác trách nhiệm gia đình. Nếu là

con cái thành thị, sau khi học vờ lòng, hiểu biết nhiều hơn một chút,

bèn thường tự coi là văn sĩ, lúc này trong xã hội văn phòng tràn trề,

một số trẻ con thiếu niên có thể làm được một hai bài thơ thì thường mặc Nho y vấn khăn chít đầu, trông như tiều Đại nhân tinh thần phấn chấn,

chi cần ăn mặc đơn giản một chút thì cũng không có ai đi nói gì. Ví dụ

như thiếu niên mười lăm mười sáu tuổi miệng lúc nào cũng đầy văn từ, chi điểm giang sơn, cùng nhau dạo chốn lầu xanh, đó cũng không phải là

chuyện thần kỳ gì.