Phượng Hoàng Đồ Đằng
Chương 8 : Đông song sự phát [mọi chuyện đã bại lộ] ()
Ngày đăng: 22:04 21/04/20
Lão Quân Mi theo Kiền Vạn Đế ra khỏi cửa cung, nghi trượng vàng chói vẫn chưa khởi giá, Kiền Vạn Đế bèn khẽ phẩy tay: “Thỉnh Thái y đi cùng xe với trẫm.”
Lão Quân Mi vội cúi người: “Lão thần không dám.”
Kiền Vạn Đế cười to: “Có gì mà không dám? Trẫm khi còn là Thái tử đã nghe đại danh của Thái y, hiện tại được thấy, quả nhiên y thuật rất cao!”
Lão Quân Mi khẽ thở dài: “Lão thần thật hổ thẹn. Lão thần vẫn nhớ rõ… lúc bệ hạ còn là Thái tử, tính mạng nhị Hoàng tử của Minh Duệ Hoàng hậu, lão thần đã không…”
Sắc mặt của Kiền Vạn Đế đột ngột trở nên kỳ quái, mà không chỉ kỳ quái, còn thoắt ẩn thoắt hiện chút ít biểu cảm căm tức cùng hổ thẹn. Lão Quân Mi thầm quan sát khuôn mặt kẻ đối diện, nửa chữ cũng không dám nói tiếp.
Minh Duệ Hoàng hậu là Nguyên hậu [1] của Kiền Vạn Đế, trước đó vốn là Thái tử phi, đã sinh cho hắn một trưởng nam, chính là Thái tử hiện tại. Nàng chuyển dạ đứa con thứ hai đúng lúc hắn vừa đăng cơ. Đêm đó Hoàng hậu đột nhiên sinh khó, Lão Quân Mi phải vội vã vào cung, luống cuống tay chân một lúc, cuối cùng cũng bảo toàn được hai sinh mạng lớn nhỏ.
Nhưng lát sau bỗng nghe một tin sét đánh, rằng Hoàng tử mới sinh vì đàm dịch tắc, đã mạng tẫn thân vong. Lão Quân Mi khi ấy phi thường kỳ quái, Hoàng hậu trên lý thuyết tuy rằng sinh khó, nhưng vẫn mẹ tròn con vuông kia mà?? Đứa trẻ sinh ra cực kỳ khỏe mạnh, thể trọng ước chừng sáu cân chín mươi hai, sao lại đột nhiên bị đàm dịch tắc?? Cụ vội vàng định vào cung dốc lòng cứu chữa [2], nhưng bị bọn thị vệ kiên quyết ngăn cản, sau đó đích thân Kiền Vạn Đế xuất cung, chỉ nói một câu ngắn gọn: Hài tử kia đã chết, Hoàng hậu sau khi sinh vì bệnh tình nguy kịch, cũng đã qua đời.
Lão Quân Mi tơ lòng ngổn ngang trăm mối, rõ ràng có điều không ổn, Hoàng hậu bị bệnh gì nguy kịch tới mức đột ngột lìa đời? Ngay sau đó, Hoàng quý phi được tấn phong Tân hậu, nàng vốn là muội muội của Minh Duệ Hoàng hậu, tiểu Thái tử chừng một tuổi cũng giao cho nàng nuôi nấng trưởng thành từ đó.
Trong xa giá vĩ đại, Kiền Vạn Đế đang ngồi cạnh chiếc trà kỷ [3] bằng gỗ trầm hương, cầm một quyển tấu chương lên xem, chẳng mấy chốc, bỗng nghe phía trước ồn ào náo động, rồi tiếng một viên thống lĩnh thị vệ hô to: “Người đâu! Có thích khách, hộ giá!”
Lão Quân Mi thất kinh, vội che chắn trước mặt Hoàng đế. Bên ngoài vẳng tiếng tên bay vun vút binh khí leng keng, rồi thống lĩnh thị vệ nọ chạy đến quỳ gối cạnh màn xe, nói lớn: “Khải bẩm bệ hạ, thích khách không hướng về phía này, đã phi thân khỏi cung, có cần phái thị vệ đuổi theo tróc nã không ạ?”
Lời còn chưa dứt, cửa xe bên kia chợt truyền đến thanh âm trầm thấp của Dung Thập Bát: “Bệ hạ, ám vệ trên nóc lãnh cung đã đuổi theo thích khách, thần cũng đã phái người đến bảo hộ Quý phi, xin bệ hạ nhanh chóng rời khỏi nơi này!”
Bỗng có ai đó khẩn cấp thì thầm điều gì, khiến thanh âm của gã đột ngột thay đổi: “Bệ hạ! Thần đáng muôn chết! Quý phi đã bị người sát hại!”
Lão Quân Mi thấy ký ức mười tám năm về trước bỗng ào ạt ùa về. Lúc đó, rõ ràng cụ đã cứu sống được Minh Duệ Hoàng hậu cùng tiểu Hoàng tử, nhưng khi vừa rời đi chừng một tuần trà, bọn họ lại đột tử. Thật không thể nào hiểu nổi…
Cụ vội liếc trộm Kiền Vạn Đế. Hoàng đế trầm mặc ngồi cạnh trà kỷ, giữa một vùng phú quý tôn vinh hoàng kim chói lọi, thần sắc vẫn âm u băng lãnh.
Dung Thập Bát cao giọng nhắc lại: “Bệ hạ! Xin nhanh chóng rời khỏi nơi này! Bệ hạ —— ”
Kiền Vạn Đế chợt đứng dậy xốc mạnh màn xe, nhảy khỏi xa giá cao ngất ngưởng, gấp gáp bước đến lãnh cung.
Dung Thập Bát cũng bất chấp ám vệ cần phải che giấu thân phận, từ chỗ tối phóng vội đến, quỳ xuống ngăn cản Kiền Vạn Đế, hét lớn: “Bệ hạ, nơi này rất nguy hiểm!”
CHÚ THÍCH:
() Đông song sự phát: việc bàn luận dưới cửa sổ phía Đông đã bị phát hiện
Thành ngữ này xuất phát từ tác phẩm “Tây Hồ du lãm chí dư” của đại tác gia thời Minh là Điền Nhữ Thành. Ông kể lại chuyện Nhạc Phi – một danh tướng thời Nam Tống – bị vợ chồng tên gian thần Tần Cối bày mưu hãm hại. [Thỉnh chư vị lên Wiki (VN) tìm hiểu kỹ càng hơn về danh tướng Nhạc Phi a Chú ấy rất ngầu a XD]
“Tây Hồ du lãm chí dư” kể rằng âm mưu sát hại Nhạc Phi đã được Tần Cối cùng vợ hắn là Vương thị bàn bạc dưới cửa sổ phía Đông trong tư phủ của hắn. Tần Cối vẫn còn e sợ phe chủ chiến, nên chỉ giam Nhạc Phi trong ngục mà chưa định đoạt. Thấy hắn cứ do dự mãi, Trương thị bèn nói: “Giam hổ thì dễ, thả hổ mới khó!”, từ đó Tần Cối hạ quyết tâm, xuống tay sát hại Nhạc Phi.
Sau đó hắn đang du thuyền trên Tây Hồ thì đột nhiên phát bệnh, trong lúc thất thần hắn thấy một người tóc xõa dài chỉ vào mặt mình, quát lớn: “Ngươi hại nước hại dân, ta đã ở trên trời tố cáo ngươi, ngươi chết đã gần kề, mau đi đi!” Tần Cối sợ đến mất mật, mồ hôi lạnh tuôn không ngớt. Về đến nhà liền cùng con trai ngã bệnh, vài ngày sau hai người đều chết. Vương thị sau đó đã mời vài thuật sĩ đến lập đạo tràng siêu độ cho vong linh cha con Tần Cối. Thuật sĩ xuất hồn đi xuống âm tào địa phủ, thấy cha con Tần Cối đang bị cùm xích bởi gông sắt nặng nề trong một góc. Hồn Tần Cối nói với thuật sĩ rằng: “Phiền ngươi về nhắn lại với vợ ta rằng, việc bàn luận dưới cửa sổ phía Đông đã bị phát hiện rồi.”
Từ đó về sau, thành ngữ “Đông song sự phát” trở nên rất phổ biến, mang ý nghĩa “việc làm ám muội đã bị bại lộ”.
[1] Nguyên hậu: Hoàng hậu đầu tiên
[2] nguyên bản “khứ thưởng”: giành giật [mạng sống] với thần chết
[3] trà kỷ: bàn uống trà
Minh họa “trà kỷ”: (ở giữa là trà kỷ, hai bên là thủ tọa)
[4] cung đăng: đèn cung đình
[5] nguyên bản “hạ Ngọ”: sau mười hai giờ trưa
[6] chuyên sủng: chuyên: riêng biệt, bị chiếm trọn – sủng: nuông chiều, yêu chiều
[7] tiểu tháp: giường thấp, hẹp và dài [mấy từ “giường thấp” trong chương này đều chính là “tháp” đấy ạ… ^^]
Minh họa “tiểu tháp”:
[8] lan thảo: [một loại] hoa phong lan [nào đó]