Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 166 : Trong nguy nan nam nhi xuất hiện
Ngày đăng: 17:42 30/04/20
Sau khi rời Bình Hồ, Thẩm Mặc liền dọc theo bờ biển vừa đi vừa xem xét, thủ thành đường đều hoanh nghênh, thịnh tình khoản đãi, thực sự mong vị đại nhân trẻ tuổi thay trời tuần thị này có thể đem công tích cùng khó khăn của mình chuyển lên cho trời nghe.
Thẩm Mặc cũng không biết báo cáo của mình có tác dụng gì hay không, nhưng lúc này trong lòng y đầy cảm giác trách nhiệm, cho dù chỉ là trận chiến nhỏ quy mô mấy chục người y đều ghi chép tỉ mỉ. Cứ thế cho tới tháng chín, y cuối cùng được thấy một trận đại chiến chân chính.
Mùng bảy tháng chín, gần trăm chiếc thuyền Oa cập bờ huyện Hải Diêm phủ Gia Hưng, thuyền chúng như mây mù che trời, làm cho quân dân trong thành kinh hãi vạn phần. Trước đó, Thẩm Mặc dù thấy qua không ít giặc Oa, nhưng đại đa số là mấy chục mấy trăm, khiến y thành thói quen cho rằng, giặc Oa chỉ là nhóm nhỏ quấy nhiễu, không thể hình thành binh lực quy mô lớn, không thể tạo thành uy hiếp gì với thành trì.
Nhưng nhìn đám giặc Oa như kiến cỏ không ngờ từ trên thuyền xuống, ít nhất phải có ba nghìn tên, y mới biết mình nhầm lớn rồi.
Khi ấy tham tướng Tô Tung là Thang Khắc Khoan là tướng đứng đầu, Thẩm Mặc nghe hắn nói với quân dân:
- Các ngươi không cần sợ, đây là chức trách của ta, ta thủ thành vì các ngươi, nhưng phải theo lời ta không đươc hèn nhát.
Rồi bắt đầu điều binh rất trình tự.
Thẩm Mặc thấy dưới sự chỉ huy của hắn, điều khiển quân dân toàn thành như điều khiển tay chân, không khỏi tò mò, quan sát kỹ mới phát hiện, Thăng Khắc Khoan chia tường thành thành nhiều khu vực chịu trách nhiệm, có tới hai nghìn ụ thành, mỗi ụ có một quan quân, hai hương dân, một gia đinh nhà phú thương quyền quý, tổng cộng do bốn người phụ trách. Cứ năm ụ lại do một binh sĩ có kinh nghiệm có sức chiến đấu cao chi viện, cứ mười ụ do một vị giáp trưởng phụ trách.
Đó là lực lượng phòng thủ cố định, Thang tướng quân lại chia các thành lâu và các nơi giấu quân với binh dân năm mươi năm mươi, lấy bách hộ thống lĩnh, làm lực lượng cơ động. Cuối cùng chia tường thành làm bốn bộ đông tây nam bắc, mỗi bộ do một thiên hộ, một chỉ huy, một quan cấp huyện, ba người cùng đứng đầu.
Đi kèm với nó là sử phạt cũng rất tàn khốc, nơi nào để xảy ra vấn đề, người phụ trách tương ứng sẽ bị sử phạt nghiêm khắc.
Những lời này y chuẩn bị viết cho các tướng lĩnh cầm quân đọc, cho nên tận lực viết thật rõ ràng tỉ mỉ :" Ta đích thân nhìn thấy, bất kể tác chiến cắm trại, tiểu đầu mục giặc Oa đều có quản lý kỷ luật cực kỳ nghiêm khắc với thủ hả. Phối hợp tiến lui vượt xa quân ta. Nếu nói vì sao giặc Oa đi tới đâu đều có thể lấy ít đánh nhiều, ta cho rằng đây là yếu tố hàng đầu.
Cứ viết cứ viết y lại quay về cái đêm tiếng chém giết rung trời kia...
Thang Khắc Khoan kinh nghiệm phong phú, sớm đã dự liệu được giặc Oa thừa lúc đêm tối đánh lén, hắn hạ lệnh trên thành thắp đuốc sáng như ban ngày. Lại lệnh các giáp trưởng cầm thanh la, một khi phát hiện kẻ địch công thành thì gõ lên, đồng loạt nổ pháp súng bắn xuống.
Quân dân thủ thành lại mang gỗ treo lên ụ thành, một khi phát hiện có kẻ trèo lên, lậo tức kéo dây thừng cho gỗ đổ xuống, khiến giặc Oa thân thủ có mau lẹ cũng không thể né tránh được . Xong xuôi lại kéo giây thừng lên, đợi giặc tới dùng lại.
Ngay dưới sự phòng thủ nghiêm ngặt như thế mà vẫn có tên Oa thật không sợ chết kiếm chỗ trèo lên.
Thang tướng quân có nghiêm lệnh sống chết cùng ụ thành. Quân dân cũng liều mạng, bọn họ dùng trường thường đâm giặc Oa ngã xuống quá nửa, thậm chí ôm lấy giặc Oa leo lên chưa đứng vững rơi xuống thành cùng chết. Cuối cùng đợi tới khi đội dự bí tới, đánh lui được đòn tiến công của giặc Oa một cách hiểm nghèo.
Quân dâm tắm máu chiến đấu cả đêm, cuối cùng khiến cho ý nghĩ muốn chiếm thành trong đêm của Từ Hải tan thành bọt nước. Tấn công tiến công ngày càng lụi bại, mặc dù hắn liên tục giết mấy tên đầu mục cũng chẳng thế làm gì.
Có câu tiếng trống thứ nhất thì (quân) hăng hái, tiếng thứ hai lòng hăng hái giảm xuống, lần thứ ba thì hăng hái hết cả. Giặc Oa dù sao cũng chẳng phải là quân đội làm bằng sắt, ba ngày sau lên thuyền, rời khỏi Hải Diêm, tới Sạ Phổ.