Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 245 : Sắp tới ngày thi

Ngày đăng: 17:44 30/04/20


Thời gian như bóng câu qua cửa, chớp mắt đã tới cuối tháng bảy , chỉ còn chưa tới nửa tháng nữa.



Sĩ tử các phủ ùn ùn đổ vào Hàng Châu, khách sạn lữ điểm trong thành đua nhau tăng giá lên mấy lần, nhưng bất kể là nơi gần xa sang hèn đều chật khách. Vậy mà còn có rất nhiều khảo sinh tá túc trong nhà dân.



Lúc nấy đi trên đường đều là người đọc sách, nếu không nói quen thoại, không biết "chi hồ giả dã", thì ngươi đừng có lên tiếng. Thế là khắp thành nổi lên văn chương, chua lòe chua loét, ăn bánh không cần phải chấm dấm.



Cử hành văn hội vào thời điểm này quy mô tất nhiên là lớn hơn rất nhiều, cũng có một số lão tiền bối từng đỗ đạt cao nhận lời mời của tuần phủ, đề học tới giảng bài. Sĩ tử tới nghe tiền nhân chỉ dạy tạo nên cảnh tượng hùng tráng.



Đương nhiên là chẳng giảng những lời đại nghĩa gì, văn hội thực tế chỉ là nơi người từng trải truyền kinh nghiệm cho khảo sinh. Từ chuẩn bị đi thi ra sao, tới kinh nghiệm tâm đắc khi thi cử, đều là đề tài được khảo sinh hoan nghênh.



Liên quan việc thảo luận nội dung thi cử, tất nhiên là trở thành trọng điểm trong trọng điểm của thi hội. Rất nhiều khảo sinh lần đầu tham gia thi hương không thích ứng được với cường độ khảo thí, tinh thần suy sụp, từ đó đầu óc lẩn thẩn, cả đời không có hi vọng đỗ đạt nữa.



Cho nên trước khi thi nhất định phải hiểu rõ cách thức thi cử, đồng thời phải chuẩn bị thật kỹ càng. Khảo thí liên tục trong chín ngày, tổng cộng ba vòng, mỗi vòng ba ngày. Trong đó mùng chín tháng tám vòng một, mười hai vòng hai, mười lăm vòng ba.



Vòng thứ nhất thi Tứ Thư ba đề, mỗi đề trên hai trăm chữ, Ngũ Kinh bốn đề, mỗi đề trên ba trăm chữ. Nếu không đáp hết, cho phép mỗi thứ giảm một đề, nhưng cũng đừng hi vọng đỗ cao nữa.



Vòng thứ hai thi Luận, ba trăm chữ. Phán Ngữ đủ năm đạo điều, cáo, biểu, nội, hoa.




Vì sao lại chỉ coi trọng văn bát cổ? Vì đó là một kiểu văn cách thức cực kỳ nghiêm khắc, với khảo quan mà nói , dễ phân ra hơn kém. Cho nên có thể nâng cao tốc độ duyệt bài, có thể phán là hợp hay không. Tất cả các bài thi đều có thể đọc nghiêm túc, đem nhân tố chủ quan của khảo quan giảm tới mức thấp nhất, đồng thời đảm bảo tính công bằng và nghiêm túc của khoa cử.



Ví dụ bát cổ văn quy định, phá đề chỉ có hai câu, nếu qua hai câu mà không phá giải được ý đề thì có thể bỏ qua ngay không cần xem nội dung đằng sau nữa.



Tiếp đó "thừa đề", "nguyên đề", "khởi giảng", "nhập đề" đều có yêu cầu nghiêm khắc về cách thức, nếu sai có thể gạch bỏ ngay không cần tranh luật, giảm thiểu được vô số thời gian.



Về cơ bản thông qua phương pháp không cần phải động não này là có thể loại bỏ quá nửa số bài thi. Đối với non nửa hợp cách còn lại, thì xem mạch văn có mạch lạc không, ý tứ có rõ ràng không. Nếu các phương diện này làm tốt, đồng khảo quan phê duyệt, tiến cử cho hai vị chủ khảo định đoạt.



Cho nên dù phương thức thi cử khô cứng, gó bò thì khảo sinh chỉ còn cách bám sát quy định, không dám đi chệch nửa bước.



Làm thế nào để viết văn chương bát cổ cho hay trong quy định ngặt nghèo như thế, thì phải trải qua năm tháng khổ luyện nghiêm ngặt mới được. Vào lúc này các danh sư tiền bối chủ yếu truyền thủ cho khảo sinh vấn đề nên tránh, như tên ngự danh miếu húy v..v..v.. Các thí sinh lâu năm hiển nhiên là có ưu thế vượt trội so với các anh tài mới nổi.



Tổng thể mà nói, thi hương so với bất kỳ một kỳ thi nào trước đó đều nghiêm khắc hơn nhiều. Nhưng cũng có chỗ không nghiêm khắc bằng, đó là không yêu cầu cao lắm với chữ viết của khảo sinh. Vì tất cả bài thi đều có người phụ trách chuyên môn viết thành cùng một loại chữ, chỉ cần ngươi viết chữ cho rõ ràng là không ảnh hưởng tới thành tích, thi hội cũng như thế.



Nhưng như thế không có nghĩa là chữ viết đẹp là vô dụng, vì tới thi điện, sẽ dùng phương thức duyệt bài ngay tại chỗ, chỉ cần chữ viết không đẹp thì đừng mơ vào tam giáp, vào hàn lâm. Ngươi nói xem chữ viết có quan trọng không?