Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 364 : Cái chết của Lý Mặc
Ngày đăng: 17:45 30/04/20
Rất nhanh, hoàng đế ra lệnh cho thượng thư các bộ họp xem xử phạt Lý Mặc ra sao, dâng tấu định đoạt. Cuộc họp này do Triệu Trinh Cát chủ trì.
Triệu Trinh Cát đồng tình với Lý Mặc, trên cuộc họp ông ta phán định " xử phạt mà không phải luận tội", thêm vào không ít người có tâm tình "thỏ chết cáo thương", cuối cùng tính từ luận điểm lỡ lời, tấu ông ta " cố chấp cá nhân, mất phong độ đại thần; chuyện cũ Hán Đương, không hợp bàn luận."
Nói cách khác, tên gia hỏa này ngông cuồng tự đại, nói năng không suy nghĩ, lời nói ra không hợp thể thống, nên đánh nên mắng, chỉ thế mà thôi.
Tấu chương vừa dâng lên, Gia Tĩnh đễ long nhan phẫn nộ, nói đám Triệu Trinh Cát là đồng đảng của Lý Mặc, có ý thiên vị, hạ chiếu chỉ trích nghiêm khắc, lại còn phạt mỗi người nửa năm lương bổng. Còn Lý Mặc thì vẫn cho vào đại ngục, giao bộ hình định tội.
Đây đúng là khéo quá hóa vụng! Hình bộ thượng thư Hà Ngao năm ngoái đã nghỉ bệnh về quê, hiện giờ do tả thị lang Vương Học Ích chủ trì sự vụ, hắn vốn là vây cánh của Nghiêm đảng, nên thừa cơ tiêu diệt Lý Mặc triệt để.
Kỳ thực tấu sớ của Triệu Văn Hoa liệt kê ra tội đã đủ dồn Lý Mặc vào chỗ chết. Gia Tĩnh đế xưa nay luôn tự cho mình là đúng, không dung thứ đại thần có chút dị nghị nào, người phỉ báng ông ta sao có thể dễ dàng bỏ qua? Hơn nữa cái họa giặc Oa đông nam luôn là tâm bệnh của Gia Tĩnh đế, vẫn đang tìm nguyên nhân Oa họa mã không diệt nổi, Triệu Văn Hoa lại đem tội "đốc phủ vô dụng" trút hết lên người Lý Mặc, thế thì Lý Thời lý nào lại thoát được.
Hình bộ mau chóng dâng tấu xin tử hình, Gia Tĩnh xem xong không có ý kiến, nhưng do dự không hạ bút quyết định được.
Vì Lục Bỉnh đã quỳ ngoài điện năm ngày năm đêm rồi, nguyện lấy vinh hoa cả đời, đổi lấy bệ hạ khai ân, tha cho sư phụ một mạng.
Gia Tĩnh vốn giận lây sang ông ta, không định gặp mặt, nhưng dù sao là huynh đệ chơi đùa với nhau từ nhỏ, luôn có tình cảm vượt ngoài quân thần, nên lâu dần cũng mềm lòng. Trước tiên nói với Trần Hồng vài câu, đợi ông ta mang vẻ mặt hung dữ rời đi. Liền sai người gọi Lục Bỉnh vào, nói với huynh đệ đang dập đầu lia lịa:
- Người ta làm cái nghề này lâu, lòng càng như sắt đá, sao khanh càng ngày càng mềm lòng...
Lục Bỉnh khóc nói:
- Thần khi nhỏ hỏi bệ hạ "trung nghĩa" là gì, bệ hạ nói không quên "thiên địa quân thân sư" chính là trung nghĩa. Thần đem lời bệ hạ ghi trong lòng hơn ba mươi năm, đã không thay đổi được nữa.
Gia Tĩnh nhớ lại hồi nhỏ, cả hai cùng nghịch bùn, bắt chim, nhìn trộm cung nữ tắm rửa. Miệng không mím chặt được nữa, lòng không cứng được nữa, lắc đầu nói:
- Thôi vậy thôi vậy, pháp luật không thể gạt bỏ tình người. Nể tình chúng ta bú chung một bầu sữa lớn lên, trẫm không lấy cái mạng của ông ta nữa.
Rồi lấy bút đỏ viết một đạo thủ dụ, đưa cho Lục Bỉnh.
Lục Bỉnh quỳ gối, trước tiên đặt mũ ô sa ở dưới chân hoàng đế, lúc này mới nhận thủ dụ của hoàng đế, ba quỳ chín lạy rồi lùi ra.
Gia Tĩnh đế đá chiếc mụ ôa sa cánh vàng quan nhất phẩm tới chân ông ta, nói:
- Muốn bỏ gánh à? Không có cửa đâu, nhặt lên đội vào, phải là gì thì làm nấy.
Lục Bỉnh nước mắt chảy dài:
- Trước mặt vua không nói đùa, thần không dám nhận.
Gia Tĩnh đế đi tới lấy khăn tay vàng trong ống tay áo ra, đưa cho Lục Bỉnh, nói:
- Lau đi, bốn năm chục tuổi đầu rồi, khóc chảy nước mũi, không biết xấu hổ.
Lục Bỉnh nhếch miệng cười ngượng, nhưng không dám nhận lấy khăn của hoàng đế, liền dùng ống tay áo lau sạch nước mắt.
Gia Tĩnh đế vỗ vai ông ta, nói:
- Trẫm là con trai độc nhất, không có huynh đệ ..
Nói tới đó tự cười nhạo:
- Sợ là có huynh đệ cũng chẳng thân như hai chúng ta.
Lục Bỉnh cảm động lắm, nghe Gia Tĩnh nói tiếp:
- Trên đời này người trẫm tin tưởng nhất là khanh, nếu khanh phủi tay không làm nữa, thì trẫm tới cả ngủ cũng không yên giấc.
Lão ta không biết rằng kẻ ấy đâu chỉ đơn giản là không biết xã giao? Trong danh sách kẻ thủ của hắn, con ma Cưu Loan chỉ xếp hàng thứ hai, kẻ thù thứ nhất vĩnh viễn thuộc về Nghiêm các lão.
Muốn hỏi hai người này có thù gì ư? Không có thù riêng, chỉ có công phẫn.
Gọi người này vào kinh đúng là tự chuốc lấy phiền toái.
~~~~~~~~~~
Nghiêm các lão không có mắt tiên tri, không ngờ tới sẽ phiền phức thế nào, nếu không khẳng định trực tiếp khiến Dương Kế Thịnh biến mất trên đời.
Thu thập lại tâm tình, lão ta mời Lý Bổn vào. Lý Bổn là người Dư Diêu Thiệu Hưng, tiến sĩ năm Gia Tĩnh thứ mười một.
Ông ta vào nội các sau khi Hạ Ngôn mất mạng, bao nhiêu năm dưới uy của Nghiêm Tung, sớm đã phục sát đất, bảo sao nghe vậy, không hề dám trái ý một chút nào.
Sau khi hàn huyên vô vị, Nghiêm Tung nói mục đích tìm ông ta, muốn ông ta dâng thư xin kinh sát.
Lý Bổn cả kinh:
- Hiện giờ đã là tháng chín rồi, chớp mắt là năm mới qua đi, rồi kinh sát theo thông lệ, có cần tốn công vậy không?
- Có.
Nghiêm Tung gật đầu, nhưng không nói nguuyên nhân. Lão ta rất hiểu Gia Tĩnh đế, nếu như không nhân cơ hội hoàng đế đang thịnh nộ để tạo thành chuyện đã rồi. E rằng qua một thời gian, hoàng đế nguôi giận, nghĩ lại sẽ tìm lại bộ thượng thư khác đối đầu với lão ta, tới khi đó mới nghĩ thanh trừ kẻ khác phái, bồi dưỡng lại vây cánh thì có càng thêm khó.
Đương nhiên sở dĩ nóng vội như vậy là vì nửa năm qua Nghiêm mất máu quá nhiều, cần khôi phục lại nguyên khí.
Lý Bổn chỉ là con rối, không cần nói rõ với ông ta, Nghiêm Tung lấy một bản tấu trên bàn, đưa cho Lý Bổn:
- Ông mang về xem đi, không có vấn đề thì chép lại dâng lên, hoàng thượng sẽ chuẩn tấu, lại còn khen ông nữa.
Lý Bổn biết Nghiêm Tung chỉ mượn chức vụ của mình thôi, không còn cách nào khác hành lễ rời đi.
Ngày hôm sau Gia Tĩnh đế nhìn thấy tấu sớ của Lý Bổn, thỉnh cầu khảo sát cửu khanh hai kinh, đường quan cùng tổng đốc tuần phủ. Triều Minh, đốc phủ danh nghĩa đều là kinh quan, chẳng qua là phái trường kỳ tới địa phương mà thôi.
Trên tấu sớ đó viết :" Gần đây có kẻ làm việc ( ý Lý Mặc) dùng người trong ngoài, không quan tâm tới phù hợp hay không, chỉ thích ai dùng người đó, thiên vị ăn đút, lấy cho đầy vị trí. Khiến cho nam bắc đều loạn. Làm thánh ý của bệ hạ bị thay đổi, thần nghe thấy thấy lề thói thay đổi, sâu mọt không trừ, cỏ lành không sinh. Nên thần nguyện mang sức trâu ngựa, góp phần giải ưu cho thánh thượng ..."
Bản tấu sớ này kỳ thực là tác phẩm của Nghiêm Thế Phiên, đem mũi mâu chỉ vào quan lớn áo đỏ hai kinh mười ba tỉnh, ý định bài trừ kẻ khác phái quá rõ ràng. Nhưng khéo léo kéo Lý Mặc vào, nói triều đình trước đó rối loạn vì Lý Mặc dùng người không khách quan, toàn kẻ vô dụng.
Tức thì làm Gia Tĩnh đế đang trong cơn giận dữ tin ngay cách nói thối tha đó, còn khen Lý Bổn "trung thành báo quốc", sai ông ta toàn quyền làm việc này.
Vì thế Lý Bổn chia hơn một trăm quan viên trong triều ra làm ba cấp, thưởng đẳng hai tám người đám Ngô Bằng Triệu Văn Hoa ...; trung đẳng bảy mươi người, Mậu Khanh, Từ Lý Tường; hạ đẳng mười lăm người, là Nam Kinh lại bộ thượng thư Dương Hành Trung, lễ bộ thượng thư Mã Toàn, binh bộ thị lang Vương Khương, hữu bộ thị lang Trịnh Đại Đồng .. Trong đó có một nửa là do Lý Mặc đề bạt lên, còn lại là người cương trực không chịu theo Nghiêm đảng.
Lý Bổn trước kia chưa từng quản lại bộ, hiện giờ chẳng qua mới chỉ tiếp quản vài ngày mà thôi, làm sao trong thời gian ngắn tìm hiểu rõ ràng được hơn một trăm viên quan? Chuyện này chẳng có gì ảo diệu, chẳng qua phụng lệnh hành sự mà thôi.
Nhưng không phải lệnh của Gia Tĩnh, mà là lệnh của Nghiêm Tung.
Theo luật thượng đẳng thăng tiến, trung đẳng lưu chức, hạ đẳng giáng chức. Nếu như Gia Tĩnh phê chuẩn danh sách này thì từ nay trở đi thiên hạ không ai dám tranh đấu với Nghiêm Tung nữa ...