Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 610 : Lời tạm biệt

Ngày đăng: 17:48 30/04/20


Thẩm Mặc bật cười:

- Thôi lão nói đùa rồi, trọng thần có trong lòng hoàng đế như Dương công, giờ lại là lúc dùng người, đoán chừng hoàng thượng đã để ghế trống đề chờ rồi.



- Đâu có, đâu có ...

Thôi Tú Sơn im lặng chốc lát rồi, quyết định vào thẳng đề:

- Nghe nói hoàng thượng đã thương lượng với Từ các lão an bài chức vị cho Dương công?



- Hình như nghe nói hoặc là tổng đốc tam biên, hoặc là binh bộ thượng thư. Các lão cũng bảo vãn bối hỏi ý tứ Dương công.



- Ý của ông ấy rất rõ ràng.

Thôi Tú Sơn không vòng vo nữa:

- Làm tổng đốc tam biên, không làm chức binh bộ thượng thư vứt đi kia.



Đại Minh ban đầu có chín tòa biên trấn, về sau thiết lập hai trấn nữa là mười một. Mười một trấn đều có tuần phủ, trên tuần phủ đặt ba tổng đốc, là Tây bắc tam biên tổng đốc, Đông bắc Kế Liêu tổng đốc, với cả Tuyên đại tổng đốc ở nơi này. Ba vị tổng đốc biên quan này nắm đại quyền quân chính, cùng thủ vệ biên giới dài của Đại Minh.



Tổng đốc Tuyên Đại quản Tuyên Phủ, Đại Đồng và Sơn Tây, ba địa phương này là sao huyệt của người Sơn Tây, tất nhiên không thể để người Sơn Tây lãnh đạo, nếu không tới khi đó nghe Bắc Kinh hay là nghe Thái Nguyên?



Huống hồ với sự am hiểu của Dương Bác với Gia Tĩnh, cho dù cho ông ta làm chức tổng đốc Tuyên Đại ông ta cũng chẳng làm, suốt ngày bị hoàng đế nhòm ngó vào, là chuyện khủng khiếp nhường nào.



Như cái kiểu thời đại này, người nông dân mua đồ, đại đa số là phải nhận đồ trước trả tiền sau, Thẩm Mặc và Thôi Tú Sơn gặp mặt, cũng là Từ đảng và Tấn đảng thu tiền sau, tới khi trả nợ.

Từ đảng dựa vào Tấn đảng giành được một thắng lợi vô cùng quan trọng, đồng thời cũng phải bỏ ra một cái giá rất đắt đỏ. Từ Dương Bác được chọn một trong hai vị trí tổng đốc tam biên và binh bộ thượng thư ra, Tấn đảng muốn đưa Vương Sùng Cố từ tuần phủ Sơn Đông sang tuần phủ Phúc Kiến, đưa Trương Tứ Duy từ tri phủ Hán Trung Thiểm Tây sang tri phủ Ninh Ba Chiết Giang, cùng với ba quan viên địa phương khác, chuyển từ phía bắc sang vùng ven biển, trong đó có hai tri phủ, năm tri huyện.



Yêu cầu điều động mười người này, thể hiển trọn vẹn phong phạm Lão Tây Nhi của Tấn đảng.

Thực dụng là số một, bọn họ không yêu cầu bất kỳ chức vụ nào trong triều, tới ngay cả Dương Bác đức cao vọng trọng cũng bỏ binh bộ lựa chọn tam biên, không muốn xen vào đấu tranh trong triều.

Thứ hai, phát tài là quan trọng, nhìn thấy sau khi mở cấm biển, bạc trắng cuồn cuộn từ hải ngoại chảy vào. Người Sơn Tây đã chiếm cứ lợi nhuộn buôn muối Hoài Dương và mậu dịch phương bắc, lại vươn xúc tua tới ven biển phương nam. Mặc dù né tránh hàng cấm của Thẩm Mặc và Từ các lão là Nam Trực Đãi, nhưng ra sức bố cục ở Chiết Giang Phúc Kiến Quảng Đông .

Đám gia hỏa tài kinh doanh hơn người một bậc này hiển nhiên ý thức được cùng với việc Tô Tùng vì mậu dịch mà vươn lên đứng đầu thiên hạ, các tình duyên hải đông nam có vị trí địa lý ưu viện hơn, lịch sử mậu dịch trên biển lâu đời hơn tất nhiên sẽ lần lượt yêu cầu bỏ cấm biển, chia một chén canh trong nổi lớn đó.



Với Thẩm Mặc mà nói, tất nhiên là không muốn Tấn đảng Tấn thương nhúng tay vào phương nam, nhưng chuyện này chưa tới lượt y quyết định.

Trong thư Từ Giai viết cho Dươc Bác, đã đồng ý cấp cho ông ta hạn ngạch điều động mười quan viên, cho nên dù Thẩm Mặc càm thấy xót của, nhưng vẫn khảng khái nhận lời.



Thấy tất cả mọi yêu cầu đã được thỏa mãn, Thôi lão hết sức cao hứng, mân mê ria mép nói:

- Người Sơn Tây chúng tôi vĩnh viễn là bằng hữu của đại nhân, cũng xin nhờ đại nhân chuyển báo cho Từ các lão, sau này có chuyện gì cứ thông báo một tiếng, dù lên núi đao biển lửa, chúng tôi cũng không ngại ngần.



- Vãn bối sẽ chuyển lời.

Thẩm Mặc nói xong đứng dậy:

- Chúng ta ra ngoài khá lâu rồi, phải quay về thôi.



Thôi Tú Sơn chống gậy trúc chầm chậm đứng dây, rồi nhớ ra chuyện gì, cười nói:

- Xem cái trí nhớ của lão hủ này, còn có một phần lễ nhỏ cho đại nhân, chỉ là chút tâm ý không đủ biểu đạt thành kính, mong đại nhân thu nhận.

Nói xong nhẹ nhàng lấy từ trong ống tay áo một phong thư, đặt lên trên bàn rồi ung dung rời đi.



Vì tránh nghi ngờ, Thẩm Mặc không theo Thôi Tú Sơn ra cùng, mà ngồi xuống bên lò than, ước lượng phong thư kia hồi lâu, thầm nghĩ :" Sao lại nặng như thế, chỗ này phải bao nhiêu ngân phiếu nhỉ?" Lúc này mới xé phong bì ra, móc thứ bên trong , nhưng không phải là ngân phiếu như trong tưởng tượng, mà là một thứ dạng khế ước.

Mở ra xem là cổ phần của "hiệu hối đoái Nhật Thăng Long". Thẩm Mặc hết sức quen thuộc với hiệu hối đoái này, trước kia Nhược Hạm chỉnh hợp hiệu đổi tiền hiệu cầm đồ Tô Châu, sáng lập ra "Hối Liên". Thương nhân Sơn Tây của Hoài Dương đã muốn bỏ số tiền lớn ra mua lại "Hối Liên", nhưng bị Nhược Hạm kiên quyết từ chối.



Cùng với việc làm ăn của Hối Liên triển khai ngày càng thịnh vượng, một tiền trang tên là Nhật Thăng Long cũng treo biển chen vào nghề này.

Bất kể là phạm vi kinh doanh, phương thức phục vụ, hoàn toàn giống hệt với Hối Liên, hơn nữa do bát đại Tấn thương liên hợp đảm bảo.

Dựa vào sức ảnh hưởng của Tấn thương từ Trường Giang lên phía bắc, chuyện kinh doanh Nhật Thăng Long như mặt trời đang lên, cùng Hối Liên phân chia nam bắt, ít nhất bề ngoài không phân biết được cao thấp nữa.



Thân phận bề ngoài của Thôi Tú Sơn chính là "đông gia tọa trấn" của Nhật Thăng Long ở một dài Tuyên Đại. Phân hiệu ở phủ thành bình thường, đều có chưởng quầy tổng phụ trách, chỉ có năm nơi quan trọng nhất như kinh thành, Dương Châu, Thái Nguyên, Tế Nam, Tuyên Đại mới có "đông gia tọa trấn", giám sát chỉ đạo, mời chào khách hàng.



Hiện giờ Thôi Tú Sơn lấy ra 0.5% cổ phần của Nhật Thăng Long, tuyệt đối có thể coi là khoản tiền lớn, cho dù là tính toán theo giá thấp nhất, cũng tới 30 vạn lạng bạc trắng, hơn nữa mỗi năm còn chia phần trăm, con cháu hưởng phúc. Đương nhiên tiền đề là chuyện làm ăn Nhật Thăng Long vĩnh viễn hưng thịnh.



- Lão Tây Nhi này tính toán thâm quá nhỉ.

Thẩm Mặc đưa khế ước cho Tam Xích nói:

- Xem ra muốn dẫn quân kéo về Giang Nam rồi, cho nên mới cấp cho ta số cổ phần này. Cho rằng ta vì phát tài, sẽ không làm khó bọn họ.



Chỉ cần Nhật Thăng Long ăn nên làm ra, thứ này sẽ tiếp tục tăng giá. Nếu như làm ăn không tốt, thứ này mất giá, thậm chí không đáng một xu. Cho nên Thôi Tú Sơn mới nghĩ, sau này cạnh tranh với Hối Liên, Thẩm Mặc sẽ không giúp đỡ bên nào, chia đều chén canh.



Tam Xích thu khế ước lại, cười hăng hắc:

- Xem ra bọn họ cho rằng đại nhân chỉ chiếm cổ phần trong Hối Liên thôi.



Thẩm Mặc cũng cười, đột nhiên nói:

- Chuyện này đừng cho phu nhân biết.



Tam Xích ngẩn ra:

- Cái cổ phần này ấy ạ?
*** Từ thần: Chỉ viên quan văn học, như làm trong hàn lâm.



Tiếp đó không còn người đột nhiên thăng chức nữa, hoặc là thăng tiến từng bước, hoặc là có con đường khác, hoặc là vận may tốt thái quá. Tiến từng bước có Tào Nãi, Từ Phổ, Lưu Kiện, Lý Đông Dương, Lương Ninh, Phí Hoành, Lý Thời, Hạ Ngôn, Nghiêm Tung, đều là từ lục bộ và hàn lâm nhập các.

Lý Hiền có công dẹp loạn, lấy chức thái tế được thác cô tiến vị. Trần Văn Thị là quan địa phương chức vị cao nhất trong những người này : Vân Nam hữu bố chính sứ, tiếp theo đó làm chiên sự Chiêm sự phủ, lễ bộ thượng thư và nhập các.

Lưu Cát mặc dù tiếng tâm cực tệ, người ta gọi là "Lưu gối bông" càng đàn hặc quan càng lớn, từng bước từng bước từ lục bộ đi lên tới nội các.



Người đi theo con đường khác như Từ Hữu Trinh phất lên từ biến cố Đoạt Môn, Trương Thông, Phương Hiến Phu lên từ đại lễ nghị, Vạn An là cháu Vạn quý phi, Hướng Hiến Tông hiến dâm dược đột nhiên thăng chức vì thế được mỹ "rửa trym tướng công".



Còn Bành Thời Thương Lộ xuất thân trạng nguyên vì biến cố Thổ Mộc Bảo và Đoạt Môn, hai vị gặp họa hóa phúc, cơ duyên trùng hợp, là vận may cực độ mà người ta không thể bắt chước được.



Nhưng bất kể như thế nào thì cũng chưa có một vị nào làm phong cương một phương, làm chức vụ từ tả bố chính sứ trở lên. Nghĩ tới đây, Thẩm Mặc lắc đầu:

- Không có, tất cả đều từ kinh quan, nhiều lắm thì cũng là khi tuổi trẻ tới địa phương rèn luyện, làm đốc học, án sát phó sư, hữu bố chính sứ, tới cấp độ đó là quay về kinh.

Lại bổ xung:

- Cho dù có ngoại lệ như hạng Dương Nhất Thanh cũng tại vị được vài tháng là cúi đầu rút lui ... Điều này hiển nhiên không phải là trùng hợp mà là tồn tại nguyên nhân nào đó bên trong.



- Điều này không có gì mà khó hiểu, kinh quan có đường của kinh quan, ngoại quan có lối của ngoại quan, mặc dù lúc ban đầu có giao cắt nhau, nhưng cùng với thời gian càng đi con đường càng xa nhau, khoảng cách với đối phương các lúc càng lớn, cuối cùng thành hai đường lối hoàn toàn khác nhau, thành khoảng cách không vượt qua. Nguyên nhân sâu xa trong đó là câu gọi là cường long không áp được địa đầu xà. Thủ phụ nội các là kinh quan, do các kinh quan khác tuyển ra, sau đó được hoàng đế đồng ý, sau đó được sự ủng hộ của bọn họ mới làm một cách vững chắc ổn định, làm ra được chút việc thực tế.

Thẩm Luyện nhìn Thẩm Mặc thật sâu:

- Vì đạt được tất cả những điều này, con phải gây dựng sự nghiệp tại Bắc Kinh! Thi triển tài hoa ở kinh thành, để hoàng đế luôn có ấn tượng tốt với con, chải chuốt tốt các mối quan hệ các phương diện, cố gắng có được đồng minh và người ủng hộ nhiều nhất có thể. Binh pháp có câu, thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa. Con ở Bắc Kinh là chiếm địa lợi, để hoàng đế và bách quan đều ủng hộ con là nhân hòa, thế còn lo gì đại sự không thành.



Thẩm Mặc nhận giáo huấn, khom người nói:

- Học sinh hiểu ý sư phụ rồi.



- Con nghe lọt được những lời này là tốt lắm.

Thẩm Luyện cười vui mừng:

- Có điều cũng không cần phải quá ủ rũ, khi con tích lũy đủ mối quan hệ và tư cách để nhập các, hãy nghĩ tới làm chút việc thực sự cho phía dưới, lấy thân phận các lão thân lâm, hiển nhiên không chuyện gì không thuận lợi, tới khi đó tiến thoái tự nhiên, tùy cơ ứng biến, chẳng phải là khoan khoái sao?

Trong mắt sư phụ, học sinh mãi mãi là đứa trẻ không lớn, Thẩm Luyện vỗ về:

- Làm cho tốt vào, vi sư dám đánh cược với con, thế nào con cũng có một ngày lên chức tể tướng.



- Đa tạ lời lành của sư phụ, con sẽ làm thật tốt.



- Ừ.

Thẩm Luyện đứng dậy:

- Lần này chia tay, không biết bao giờ mới có thể gặp lại, ta cũng chẳng có cái gì để tặng con làm kỷ niệm, chỉ có thể tặng con một lời khuyến cáo, coi như lễ vật chia tay vậy.



- Học sinh rửa tai lắng nghe.

Thẩm Mặc cung kính nói.



- Phạm sai lầm không đáng sợ, nhưng sợ là biết sai mà không sửa, mà thường thường người nắm quyền càng cao thì càng dễ phạm vào sai lầm này.

Thẩm Luyện nói đầy thâm ý:

- Hiện giờ con còn nghe vào những lời của ta, hoặc ít hoặc nhiều là vì con còn chưa đủ cường đại. Nếu như tương lai con quyền cao chức trọng rồi, ngàn vạn lần phải nhớ kỹ, tai họa chân chính không tới từ đối thủ hoặc là kẻ địch, mà là từ sự ngạo mạn và tự đại của bản thân, sai lại thêm sai, cuối cùng tạo thành đại họa không thể cứu vãn, nhớ kỹ lấy.



- Học sinh thụ giáo.



Hai sư đồ nói chuyện xong từ trong phòng đi ra, Thẩm Luyện bảo:

- Ta vẫn là người mang tội, không thể ra ngoài tiễn con được, chúng ta tạm biệt ở đây đi.



Thẩm Mặc nhìn sư phụ, đột nhiên ý thức được, trên đời này sẽ không còn người nào dốc hết lòng hết dạ ủng hộ mình như thế nữa, nước mắt không kìm được chảy ra, vén vạt áo, quỳ thẳng xuống đất, giọng nghèn nghẹn:

- Học sinh bái biệt sư phụ.

Rồi quỳ trên đất tuyết dập đầu ba cái, Thẩm Cổn vội vàng đỡ y lên, Thẩm Mặc cứ quyến luyến quay đầu mãi mới chịu đi.



Khi quay lại dịch quán, vẻ "trẻ nhỏ dễ dạy" trên mặt Thẩm Mặc đã hoàn toàn tan biến, thay vào đó là khí độ ung cần phải có của một vị khâm sai đại nhân, liền thấy Trần Phi Đức vội vàng lên đón, khom người nói:

- Đại nhân, thế là ngài đã về, kinh thành có người tới, tìm khắp thành không thấy ngài đâu.



- Ai thế?

Thẩm Mặc hỏi nhỏ.



- Là Mã công công...

Trần Phi Đức còn chưa nói hết câu thì nghe thấy một giọng nói chói tai mà kéo dài:

- Chu choa, Thẩm đại nhân, cuối cùng ngài đã lộ diện rồi.



Thẩm Mặc ngẩng đầu lên nhìn, quả nhiên thấy Mã Toàn sắc mặt mỏi mệt đang đứng ở cửa đại sảnh cười với mình.



Thẩm Mặc đáp lễ:

- Cơn gió nào thổi công công tới đây thế?