Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 800 : Thời buổi loạn lạc

Ngày đăng: 17:52 30/04/20


Binh bộ, Đại học sĩ trị phòng (nơi chờ hoàng đế triệu kiến).



Thẩm Mặc khuôn mặt tươi cười nhìn hai vị quan viên tam phẩm trạc tuổi mình ngồi ở bên phải, chính là hai Binh Bộ Thị Lang tân nhiệm, Đàm Luân và Ngô Đoái.



Đàm Luân còn tốt, Ngô Đoái thì vẻ mặt kích động, lần này một hơi tăng qua tứ phẩm, từ ngũ phẩm lên hẳn tam phẩm, khiến cho tâm tình của hắn thật lâu rồi mà vẫn cứ lâng lâng.



- Hai vị đều là tri kỉ của ta.

Thẩm Mặc thản nhiên cười:

- Những lời khách sáo không nói nhiều nữa.

Nói rồi khuôn mặt nghiêm túc trở lại nói:

- Quan hệ của hai vị với ta trong triều ai cũng biết, nếu bị chụp cho cái tội nhiệm nhân duy thân là không xong đâu... Tử Lý huynh thì không nói, huynh vốn là quan tam phẩm, điều về làm Binh bộ thị lang thì không ai nói gì...

(nhiệm nhân duy thân: dùng người không khách quan)

Thoáng dừng lại nhìn sang Ngô Đoái, lại nói:

- Quân Trạch huynh thì không giống vậy, lẽ ra huynh nên đi lên từ binh bị một tỉnh, rồi sau đó mới làm chức thị lang này.



Vẻ mặt Ngô Đoái trở nên nghiêm túc, gật đầu nói::

- Lẽ ra nên như vậy.



- Nhưng chỉ có huynh làm hữu thị lang ta mới yên tâm.

Thẩm Mặc khẽ than một tiếng:

- Không biết là ta đang giúp huynh hay hại huynh.



- Đại nhân không nên nói vậy.

Ngô Đoái trầm giọng nói:

- Việc đại nhân làm, thuộc hạ ghi tạc trong lòng.



Nghe xong lời này, Đàm Luân không nhịn được liếc mắt sang, thầm nghĩ: "Xem ra không chỉ có dựa vào quan hệ, chí ít hào khí này cũng ít người có được".



- Xem ra là ta lo lắng quá.

Thẩm Mặc sờ sờ mũi, cười nói:

- Được, chúng ta thống nhất lần cuối, Vương Quốc Quang có lẽ sẽ không trở về.



Lần này vẻ mặt Ngô Đoái không có gì thay đổi, đối với việc Vương Quốc Quang không về Binh bộ hắn cũng không cảm thấy lạ. Nhưng trên mặt Đàm Luân lại lộ ra vẻ vui mừng, Thẩm Mặc có lẽ sẽ không tự rước lấy phiền toái, tám phần mười sẽ để Đàm Luân hắn tự mình kiêm nhiệm Bộ binh, cơ hội để phát huy năng lực cuối cùng cũng đến.



- Có người nói ta chuyên quyền độc đoán ở Binh bộ.

Thẩm Mặc thản nhiên nói:

- Bao nhiêu ánh mắt nhìn chằm chằm vào ta, rình chúng ta làm hỏng việc, xảy ra chuyện... Hắc hắc, người của thiên binh khoa (kiểu tòa án binh) đã ra tay trước, mắng chửi Thích Nguyên Kính thậm tệ, ha ha...



Hai vị thị lang biết Thẩm đại nhân đang vì việc Thích Kế Quang bị hạch tội mà căm tức, Ngôn quan cho rằng để một binh lính nắm giữ quyền lực lớn như vậy thật sự là quá nguy hiểm; hắn còn muốn điều binh phía nam lên phương bắc, chẳng may hắn có dã tâm thì khống chế làm sao?



Người lo ngại không chỉ có một hai người, Thẩm Mặc hàng ngày đều phải giải thích với họ, ngăn trở minh thương ám tiễn từ bốn phương tám hướng đánh tới.



- Thuộc hạ sẽ cẩn thận, cố gắng không gây thêm phiền phức cho đại nhân.

Hai người cam đoan nói.



- Nếu như vì giảm phiền phức mà bị vướng tay vướng chân...

Thẩm Mặc khoát tay nói:

- Ta đây cần gì phải tiếp tục cục diện rối rắm này?

Nói rồi lông mi nhếch lên:

- Hôm nay chúng ta cùng nắm chức nắm quyền, chính là muốn làm một phen đại sự, sao phải sợ hãi một chút lời nói ra nói vào?

Không cần biết trong lòng thế nào, nhưng đối với thuộc hạ không thể lộ ra vẻ kinh sợ.



Thấy hai người tập trung lắng nghe, Thẩm Mặc trầm giọng nói:

- Cố gắng làm việc hết sức, đừng để người khác bắt được lỗi, chỉ cần làm được, ta đảm bảo với hai vị, ngày nào ta còn thì hai vị còn.



- Vâng!

Đối với quan viên mà nói, có thể gặp được cấp trên như vậy thật là tam sinh hữu hạnh.



-o0o-



- Chúng ta bàn luận công việc một chút.

Thẩm Mặc nhìn Đàm Luân nói:

- Tử Lý huynh, nhiệm vụ của huynh là thúc đẩy cửu biên thay đổi chiến lược.

(cửu biên: chín trọng trấn vùng biên cương, gồm: Liêu Đông, Tuyên Phủ, Đại Đồng, Du Lâm, Ninh Hạ, Cam Túc, Kế Châu, Thái Nguyên, Cố Nguyên)



Đàm Luân gật đầu, hắn hoàn toàn hiểu ý của Thẩm Mặc, năm ngoái trong chiến dịch Vạn Toàn, bọn họ từng nghiên cứu qua sách lược biên phòng của Đại Minh, cuối cùng cho rằng cần phải phân làm ba bước. Bước đầu tiên, chuyển từ phòng ngự bị động sang phòng ngự chủ động; bước thứ hai sẽ tiếp tục chuyển từ phòng ngự chủ động sang phản công chiến lược; thứ ba thực hiện áp chế toàn diện Mông Cổ. Mỗi một bước đều lập ra kế hoạch cụ thể, toàn bộ kế hoạch sẽ được thực hiện trong khoảng mười đến mười lăm năm.



- Huynh ở Tuyên Đại (Tuyên Phủ và Đại Đồng) làm rất tốt.

Thẩm Mặc tán dương:

- Giúp cho Mã Phương và Doãn Phụng có thể tiến công vào mùa xuân, khiến cho thế lực ở biên cương được mở rộng.



- Thuộc hạ không dám kể công, việc này chủ yếu là do Mã tổng binh đề nghị.

Đàm Luân khiêm tốn nói:

- Địch muốn động đến ta thì ta động trước, đánh địch ngay trong biên giới địch, những lời này Mã tổng binh đã hô hào đến hai mươi năm, thuộc hạ chỉ mượn dùng mà thôi.



- Huynh không cần khiêm tốn.

Thẩm Mặc giơ tay nói:

- Không có huynh toàn lực ủng hộ, ở giữa bày mưu tính kế, thì chiến thắng đâu dễ dàng đến vậy.



- Đại nhân quá khen.

Đàm Luân mặc dù cố gắng thận trọng, nhưng vẫn không giấu nổi một tia đắc ý. Bản thân tuy làm tổng đốc không được một năm, nhưng những sự thay đổi ở biên phòng Đại Minh, đều có nguồn gốc từ hắn mà ra.



Có thể nói, bốn mươi lăm năm Gia Tĩnh chính là bắt đầu ác mộng của Yêm Đáp Hãn. Liên tục là những chiến thắng vang dội, đập tan những chiến thắng oanh liệt của Yêm Đáp Hãn trước đây, khiến cho đám người Đàm Luân, Mã Phương lên như diều gặp gió, một bước trở thành "Biên soái võ công chi thủ". Quan trọng nhất là ba người quyền khuynh một phương ở Tuyên Đại - tổng đốc Đàm Luân, tổng binh Mã Phương, Doãn Phụng, cuối cùng cũng có đất dụng võ, thực hiện sách lược tác chiến của bọn họ, lúc trước người Mông Cổ đến Đại Minh như vào chỗ không người, Đại Minh phòng ngự bị động, nhưng cục diện một chiều này cuối cùng cũng đã nghịch chuyển.



Cái gọi là Địch muốn động đến ta thì ta động trước, đánh địch ngay trong biên giới địch đã chuyển thành tiếng lóng trong giang hồ, chính là - tiên phát chế nhân, dĩ bạo chế bạo. Năm xưa các đời biên tướng của Đại Minh ở bắc cương đều vì sợ Hồ kỵ đông đảo, cho nên trường kỳ bế quan tự thủ cầu thái bình, đã thành cố tật. Nhưng mấy người Đàm Luân cùng Mã Phương không chút do dự, đi trên con đường của kẻ mạnh, đi đầu tạo nên cuồng phong ở bắc cương.



Nhưng Địch muốn động đến ta thì ta động trước nói thì dễ, làm mới khó. Vì để thực hiện tiên phát chế nhân, nhiều năm trước Thẩm Mặc đã sai Cẩm Y Vệ thâm nhập vào Mông Cổ. Việc hiểu rõ đối phương chính là sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai sau này, Lục Cương cùng đám người Thập tam thái bảo chắc chắn sẽ gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ.



Bọn họ ra lệnh cho thủ hạ hóa trang lẫn vào nạm dân bị quân Mông Cổ bắt đi, rồi tìm cơ hội trà trộn vào nằm vùng; đối với những tên Hán gian mà Yêm Đáp tín nhiệm cũng không tiếc trả giá mà khổ tâm xúi giục, dần dần tạo thành nhiều vị Tuyến dân (cơ sở ngầm, nội ứng); rồi tìm cách cài mật thám lẫn vào trong đó. Những người này đã được Cẩm Y Vệ lựa chọn cẩn thận, không ngừng truyền về các tin tức tình báo, vì thế đám người Đàm Luân, Mã Phương mới có thể đối đầu với bộ tộc Thát tử, đặc biệt là hoạt động của Yêm Đáp Hãn nắm rõ như lòng bàn tay.



Tướng soái Tuyên Đại không tiếc lời khen: Hồ kỵ đi đến mặc dù nhanh, nhưng khó thoát tai mắt của Cẩm Y Vệ, chính là sự biết ơn tốt nhất đối với họ.



Bằng sự thành công trong tình báo, Đàm Luân bắt đầu thực hiện mưu tính, để cho Mã Phương mạnh dạn thực hiện chiến lược Tiên phát chế nhân, mỗi khi tin tình báo Yêm Đáp Hãn xâm chiếm được truyền tới, Mã Phương sẽ phái đi Mã gia dũng sĩ của mình, tạo thành hơn mười phân đội từ ba mươi tới bốn mươi người, bí mật tiến tới biên giới giữa hai nước. Tới khi người Mông Cổ tiến hành xâm chiếm ồ ạt, toàn bộ gia binh lập tức hành động, điên cuồng đánh vào hậu phương của địch, hoặc cướp ngựa, hoặc đốt cháy bãi cỏ, hoặc tập kích quân nhu lương thảo, phối hợp với bộ đội chủ lực tiền hậu giáp kích, đập tan sự xâm lấn của người Mông Cổ.



Ngoài ra, Mã Phương cùng Doãn Phụng còn tổ chức bộ đội chủ lực, nhiều lần tập kích bộ lạc Thát tử với quy mô lớn, hai người có khi tự mình đốc chiến, có khi lại phái phó tướng, một năm có đến mấy lần ra quân, đánh cho Thát tử thiệt hại vô số, có một lần Mã Phương tự mình dẫn khinh kỵ binh thâm nhập vào trong đất địch sáu trăm dặm, liên tiếp phá huỷ hơn hai mươi bộ lạc lớn nhỏ, làm suy yếu bộ lạc có thực lực mạnh nhất của bọn chúng, cuối cùng còn diễu binh xung quanh lăng Thành Cát Tư Hãn, khiến cho các bộ lạc Mông Cổ khiếp sợ.



Đương nhiên để có được thành công thì cũng phải trả giá, đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma. Tháng sáu năm nay, Mã Phương cùng Doãn Phụng suất lĩnh chủ lực, tách ra xuất kích ghềnh Bắc Sa, thực hiện ý đồ cũ làm tiêu hao chủ lực Yêm Đáp Hãn, nhưng Yêm Đáp Hãn đa mưu túc trí, khéo léo tránh được quân tiên phong của Minh quân, lại tập kích bất ngờ Tuyên Phủ, công phá trọng trấn Long Khánh, sau đó Tuyên Đại từ tổng đốc tới tổng binh, đều bị Ngự sử buộc tội làm ngơ để địch nhân xâm nhập.



Nếu là ngày xưa thì tội danh này cũng đủ để hai tổng binh phải bãi quan về nhà, nhưng vì Thẩm Mặc sắp xếp ổn thỏa, cho nên chỉ bị triều đình khiển trách giáng xuống một cấp, các công lao trước đây đều bị bãi bỏ, lệnh cho phải lập công chuộc tội, sau đó trong một lần bất ngờ đánh Hồi Hột, với chiến công suýt nữa thiêu được vương đình của Yêm Đáp, mà tất cả đã được phục hồi nguyên chức, thậm chí còn được khen thưởng lớn.



Chính là trên dưới một lòng, mạnh mẽ cùng tấn công, mặc dù Yêm Đáp đôi khi cũng thắng trận, nhưng đối với đám người Mã Phương hắn càng ngày càng sợ hãi, không cần hắn ra lệnh, người Mông Cổ đã mang bộ lạc rời xa biên cảnh, thàn rằng bớt đi một ít mục trường, còn hơn phải sống trong cảnh ngày đêm lo lắng. Từ trong tiềm thức chỉ muốn tránh những hung thần ác sát này... Một ví dụ rõ ràng nhất, đó là những nơi Thát tử quấy nhiễu từ trước đến nay như Duyên Tuy (Du Lâm), Ninh Hạ, Cam Túc, bởi vì nhìn cái gương Tuyên Đại mà không dám động tới nữa. Tính ra từ đó đến giờ cũng chỉ có một lần bị tập kích mà thôi, nếu không phải do đám người Mã Phương sơ suất, bọn chúng cũng không thể thực hiện được.



Chính thắng lợi trên chiến trường của bọn họ làm Thẩm Mặc thêm vững tin, cũng khiến sự cản trở đối với cải cách quân sự của Thẩm Mặc được giảm bớt.



Sắp xếp xong nhiệm vụ cho Đàm Luân, Thẩm Mặc nói với Ngô Đoái:

- Nhiệm vụ của Quân Trạch huynh nhiều và phức tạp, cũng quan trọng không kém Tử Lý huynh.

Thoáng dừng lại nói:

- Sức lực con người có hạn, phải biết bỏ cái nhỏ để lấy cái lớn, Bộ vụ hằng ngày thì giao cho mấy lang trung đi làm, huynh phải tập trung làm việc của mình cho tốt. Hãy dành sức cho cửu đại công binh xưởng, hết sức truyền dạy cho các công tượng của các phân xưởng nhỏ quy trình chế tạo, chú ý đào tạo nghiêm khắc để còn cho họ lên biên cương, để bọn họ ghi nhớ từng tiêu chuẩn của toàn bộ quá trình sản xuất.



- Còn về phần "Võ chức tỉ thí", huynh phải đốc thúc thường xuyên, đưa việc này đi vào thực tế, nếu có ai làm không tốt thì lập tức thay người.

Thẩm Mặc phân phó:

- Kế hoạch trăm năm lấy giáo dục làm gốc, với quân sự cũng như vậy.



- Vâng.

Ngô Đoái gật đầu đáp ứng.



"Võ chức tỉ thí" như lời Thẩm Mặc chính là một loạt các phương án cải cách, mục đích là đề cao tố chất cùng địa vị của các võ tướng, cái này không phải cứ nói là được, bởi vì trong mắt quan văn, cái gọi là võ tướng đều là những người thô lỗ, luôn thích tranh đấu tàn nhẫn, quan văn luôn coi thường những người này.



Bản thân Thẩm Mặc rất ngưỡng mộ các võ tướng đời trước như Thích Kế Quang, Du Đại Du. Y thấy họ đứng trước mặt những quan văn mà có phẩm cấp cao hơn vẫn phải cẩn thận ăn nói, gọi dạ bảo vâng thì trong lòng khó chịu. Nhưng mà y biết, nguyên nhân khiến địa vị của võ tướng thấp đến vậy không thể hoàn toàn trách quan văn. Thực ra các đời Binh bộ thượng thư đều cố vắt hết óc, hy vọng tìm ra phương pháp cải thiện sức chiến đấu của quân đội, nhưng tố chất của võ tướng lại là một vấn đề lớn.



Các chức quan võ tướng của triều đình phần lớn là được thừa kế, các võ tướng sau này đều không có được sự vũ dũng của các bậc cha chú, lại càng không chuyên tâm đọc sách. Mặc dù cũng có Thích Kế Quang, Du Đại Du là những nhân vật kiệt xuất, nhưng không thay đổi được sự thật phần lớn võ tướng là loại dốt đặc cán mai, phế tài vô dụng... Dù hiện nay đang thực hiện thay đổi lại quân chức, tất cả đều phải vào kinh tỉ thí, nhưng quả thực không mấy người đủ tư cách, nếu như Binh bộ nghiêm ngặt khảo sát, thì trong mười người phải có đến chín người không qua nổi. Nhưng Binh bộ cũng đành chịu, vì đây là hệ quả tất yếu không thể tránh được, đừng thấy một đám mũ mão kim quan mà nhầm, thật ra chỉ được cái mã, đén khi có việc thì không thể dùng được. Do đó nếu một võ quan mà được người khác kính trọng, thì quả thực là một chuyện lạ.



Nhưng chế độ thừa kế võ chức đã tồn tại từ thời khai quốc đến nay, không phải ai có thế lực muốn đổi là đổi được. Muốn nâng cao tố chất của võ tướng thì phải bắt đầu nâng cao tố chất của những thanh niên chưa được thừa kế. Sau khi Thẩm Mặc hiểu được cách làm của Từ Giai thì lấy danh nghĩa của hoàng đế hạ chỉ, sau đó chuyển cho binh bộ phát đi công văn nói: "Mỗi phủ án (gọi chung tuần phủ và tuần án), đốc học, ngự sử đều phải mang gia môn đệ tử, tuổi ngoài mười lăm, có tư chất để đưa đi bồi dưỡng, luyện tập. Đến năm hai mươi tuổi sẽ tổ chức thi tài, học sinh sẽ thi binh thư và võ kỹ, tất cả đều do phủ án xét duyệt. Binh thư quán thông mà võ kỹ thành thạo xếp loại tốt nhất, binh thư chưa thông mà võ kỹ thông xếp loại thứ hai, nếu cả binh thư và võ kỹ đều không thông thì xếp loại cuối cùng. Sau đó học sinh được chuyển sang các bộ phận, loại tốt nhất thì bổ khuyết làm quản sự, thứ hai bổng lộc kém một chút, loại cuối cùng bổng lộc chỉ còn một nửa, sau hai năm lại sát hạch thêm lần nữa. Lần thứ hai thứ hạng vẫn không thay đổi thì vẫn chỉ được trả nửa bổng lộc; nếu ba lần không đạt thì cho ra quân, tuyển chọn người khác".



Với điều kiện hiện tại, Thẩm Mặc chỉ có thể nghĩ đến những phương pháp hiện thực nhất, trực tiếp nhất để thực hiện. Đầu tiên đối với quân đội mà nói, với những quan quân trung cấp trở lên đều phải thông cả văn lẫn võ, biết được binh thư thao lược; quan quân hạ cấp phải thành thạo võ kỹ, từ đó mới có thể đảm bảo tố chất của quan quân được.



Thứ hai, đối với triều đình mà nói, đây cũng chính là một tin mừng. Phải biết rằng đại đa số gia đình võ tướng chỉ có thể duy trì cơm áo, số gia đình có thể cho con cái đến trường cũng chỉ có ít mà thôi. Hiện giờ triều đình tạo cơ hội, để cho con cái họ thành tài, họ đương nhiên nguyện ý... Về phần con cái, nếu như họ thi ba lần không đạt, cũng sẽ không tước đoạt tập chức (chức quan thừa kế) của họ, chỉ phải đổi người khác mà thôi. Như vậy ngoại trừ con trai cả ra, tất cả thành viên khác trong gia đình đều được hoan nghênh, cho nên cũng không là vấn đề.



Cuối cùng, đối với các tỉnh còn nghèo thì kinh phí vấn đề lớn, nhưng Binh bộ sẽ có một khoản riêng, thậm chí đối với những tỉnh có thành tích đứng đầu Binh bộ còn gánh vác toàn bộ chi phí; hơn nữa việc này cũng coi như thành tích tính cho mỗi đốc phủ (tổng đốc và tuần phủ). Cho nên tính ra vấn đề cũng không phải là lớn.
Mạnh Xung ở phía sau hỏi với theo.



- Cho ngươi chùi đít...

Bóng hình Đằng Tường đã biến mất.



- Còn không phải là ngươi muốn trị hắn à.

Mạnh Xung bĩu môi, cũng đi theo xuống lầu.

- Sao giờ đổ hết cho ta vậy.





Đằng Tường vội vã chạy tới cổng thành, không để ý đụng phải hai quan văn trẻ tuổi ngã lăn ra, trong đó có một người đang bưng gì đó bị rơi ra, vừa lúc đập trúng gáy hắn.



- Không có mắt à.

Thái giám tuỳ tùng của Đằng Tường lúc này mới chạy tới, thấy vậy chửi ầm lên.



Đằng Tường ngửi thấy có mùi mặn mặn, không nhịn được mà thè lưỡi liếm một cái, đúng là nước tương thái (dưa góp) Lục Tất Cư mà hắn rất thích. Nhưng khi hắn cảm nhận được nước chảy theo cổ xuống bụng thì nhất thời hóa đá tại chỗ.

(Lục Tất Cư: tên một cửa hàng thời Minh)



- Ai ô, đây chẳng phải là Đằng công công sao? Thực sự xin lỗi, xin lỗi.

Hai quan viên vừa xin lỗi vừa lau cho hắn, chỉ là càng lau càng lem nhem, đến nỗi hắn không dám gặp người khác nữa.

- Các lão làm việc đến giờ vẫn còn chưa ăn điểm tâm, chúng tôi xuống phòng ăn của lục khoa lang mang một ít tương thái để cho ông ấy dùng.



Đằng Tường vừa nhìn thấy hai người liền nhận ra, đều là người thỉnh thoảng lui tới nội các Ti trực lang của ti Lễ giám, một người gọi là Thân Thì Hành, một người là Dư Hữu Đinh, đều là người rất có tiền đồ, không nên tùy tiện đắc tội.



Đằng Tường ngơ ngác đứng đó mà không giận nổi, dù sao cũng là hắn đụng vào người ta, cởi chiếc mũ đang chảy nước xuống phiền muộn nói:

- Quên đi.

Trong lòng tự thấy mình xúi quẩy.



Nhưng hai người lại kéo hắn đi về phía cực môn:

- Công công mau tới Văn Uyên các tắm rửa đi.



- Không cần phiền như vậy.

Đằng Tường nhìn phía xa đã không thấy hình dáng Thẩm Mặc, bèn nói:

- Ta về ti Lễ giám tắm rửa là được rồi.



- Vậy sao có thể được chứ.

Hai người nhiệt tình nói:

- Các lão mà biết thì sẽ trách tội chúng tôi mất.



- Ta đang có việc gấp.

Đằng Tường muốn giằng thoát ra, lại bị hai người kéo lấy. Cuối cùng tức giận thét lên:

- Ta thật đang có việc gấp, các ngươi đừng làm phiền nữa.

Vẻ mặt lúc này quả thật như nước tương thái, không còn nể nang gì nữa.



Hai người lúc này mới ngượng ngùng buông tay ra, áy náy nói:

- Ngài sẽ không giận chúng tôi chứ?



- Sẽ không.

Đằng Tường chỉnh lại cái mũ ô sa bị lệch, thét lớn:

- Đừng tới đây.

Sau đó được thái giám tuỳ tùng dìu đỡ cùng với Mạnh Xung chạy đi, giống như một lũ đang chạy trốn vậy.



Nhìn bóng lưng bọn chúng, Thân Thì Hành cùng Dư Hữu Đinh nhìn nhau cười, cảm giác thật là sung sướng.



Sau khi bị hai người cản lại, Đằng Tường cuối cùng cũng không đuổi được Thẩm Mặc, mà với hình dạng này cũng không đi được Càn Thanh cung, đành phải gọi Mạnh Xung vội vàng đi tìm Phùng Bảo nghĩ cách.



Mạnh Xung tới tìm nhưng không gặp Phùng Bảo, hỏi ra mới biết hắn đang hầu hạ trong cung. Mạnh Xung trong lòng nóng như lửa đốt, luôn mồm lẩm bẩm phải làm sao bây giờ?



Trong đại điện, Long Khánh hoàng đế thấy Thẩm Mặc đến thì vô cùng vui thích, đến nỗi tự mình đứng dậy nói:

- Hôm nay thế nào mà lại rảnh rỗi đến đây, mau bồi trẫm chơi cờ.

Phùng Bảo liền vội vàng đi chuẩn bàn cờ.



Thẩm Mặc mặc kệ Phùng Bảo đi, vẻ mặt lo lắng nói với hoàng đế:

- Bệ hạ, ngoài ngọ môn đang đình trượng đại thần, bệ hạ có biết không?



Quả nhiên không ngoài dự đoán, Long Khánh ngơ ngác quay sang nhìn Phùng Bảo hỏi:

- Đình trượng cái gì?



Phùng Bảo nghe xong liền biết chuyện này đến tám phần mười là có liên quan đến hai tên phế vật kia, nhưng lúc này sao lại đi rước họa vào thân, bèn cẩn thận cười nói:

- Nô tài cũng không biết, để nô tài cho người đi hỏi.



Thừa dịp này Thẩm Mặc mang chuyện vừa thấy nói cho Long Khánh nghe, vẻ mặt lo lắng nói:

- Ngôn quan nói không sai, nếu như thánh thượng giết gián thần thì tội danh này sẽ được lưu lại trong sử sách.



Trên mặt Long Khánh âm trầm như nước, hắn cuối cùng cũng nhớ ra được là chuyện gì.



Chẳng mấy chốc, tiểu thái giám dẫn theo Mạnh Xung đi vào, hoàng đế hỏi hắn mấy câu, Mạnh Xung theo lời Đằng Tường quỳ xuống đáp:

- Bọn họ vốn cũng chỉ theo lời thánh thượng muốn hù dọa hắn, nào ngờ tên Thạch Tinh nói lời xằng bậy, nhục mạ thánh thượng. Bọn Vương Bản nhất thời xúc động nên mới dạy hắn một bài học.



Sắc mặt Long Khánh có vẻ bớt giận, nhưng khẩu khí vẫn gượng gạo nói:

- Không phải đã dặn các ngươi, không được làm hại tính mệnh hắn sao?



- Bệ hạ thứ tội, chúng nô tài cũng chỉ là trung tâm hộ chủ, nghe lời nhục mạ hoàng thượng của hắn mà không chịu nổi.

Mạnh Xung vừa nói vừa khóc nức nở.



- Trước tiên mau lăn đi, ta sẽ giáo huấn ngươi sau.

Long Khánh không nhịn được quát một câu, nhưng kẻ ngu cũng nhìn ra là hắn đang bao che cho bọn chúng.



Thẩm Mặc âm trầm nhìn Mạnh Xung lui ra, cũng không nói thêm gì.



Sau khi sai Phùng Bảo đi thả Thạch Tinh, Long Khánh kéo Thẩm Mặc đến cạnh bàn cờ nói:

- Hôm nay tới đây không chiến ba trăm hiệp thì đừng mong trở về.



Thẩm Mặc cười khổ ngồi xuống, Long Khánh mặc dù cũng biết một chút cờ vây, nhưng lại thích cờ tướng hơn, Thẩm Mặc cũng chỉ có thể phụng bồi. Hai người bày trận trên bàn cờ đấu nhau qua lại, thế cờ lúc nhanh lúc chậm, biến hóa vô cùng, mỗi người đã thắng một ván, đánh đến nỗi Long Khánh sung sướng lâm ly mà hô to lên.



Thấy trời thoáng cái đã đến trưa, mà buổi chiều Thẩm Mặc còn phải tới Binh bộ, cho nên hai người bèn hẹn nhau trận thứ ba này quyết phân thắng bại. Vì thế ván thứ ba này tốc độ chậm lại, hai bên đều đi quân rất cẩn thận. Cứ thế đến khi tàn cục, Thẩm Mặc bị Long Khánh dùng xe dọa bắt một lúc cả pháo lẫn sĩ, tình thế lúc này đương nhiên là sẽ phải mất một quân. Theo lẽ thường thì sĩ sẽ là quân bị vứt bỏ.



Nhưng sau một hồi suy nghĩ, Thẩm Mặc đã đánh một nước ngoài ý muốn của Long Khánh là bỏ pháo giữ sĩ... Hại Long Khánh suy tư hồi lâu, sợ rằng còn có âm mưu nào đó, cuối cùng nghĩ trước nghĩ sau, nghĩ đi nghĩ lại mới ăn con pháo trong lo sợ. Kết quả vốn thế cờ đang ngang nhau, nhưng Thẩm Mặc sau nước cờ dở này mà bị lâm vào bị động, mặc dù cố gắng chống đỡ khổ sở nhưng kết quả vẫn bị thất bại.



Ba thắng hai, Long Khánh hoàng đế cuối cùng cũng giành được thắng lợi, nhưng hưng phấn chưa hết, hắn còn yêu cầu phải phục bàn. Thẩm Mặc vẻ mặt ảo não đành phải đi quân lại lần nữa, còn phải chịu đựng Long Khánh luôn mồm tự khen.

(phục bàn: thuật ngữ cờ tướng, ghi lại các nước đã đánh trong ván cờ để làm lưu giữ)



Lúc phục bàn đến chỗ bỏ pháo giữ sĩ kia, Long Khánh hiếu kỳ hỏi:

- Rốt cuộc là ngươi mưu tính gì?



- Ôi, vi thần phạm vào sai lầm nhiệm nhân duy thân.

Thẩm Mặc thở dài nói:

- Vì cảm thấy quân sĩ là cận thần, so với pháo thì sẽ đắc lực hơn, nhưng kết quả cho thấy thần đã sai rồi, quân sĩ chưa từng ra khỏi soái doanh, nên không có tác dụng gì lớn.

(nhiệm nhân duy thân: dùng người không khách quan)



Long Khánh thoạt đầu còn cười, nhưng nghe xong sắc mặt liền ngưng trọng, hắn đương nhiên có thể hiểu, Thẩm Mặc đang mượn chuyện chơi cờ để khéo léo phê bình hắn, đã quá mức thiên vị thái giám mà không coi trọng đến các đại thần.



Thấy hoàng đế cũng hiểu ra, Thẩm Mặc lập tức nói ngay cho nóng:

- Chơi cờ và trị quốc cũng cùng một đạo lý, nên lựa chọn người tài chứ không nên chỉ lựa chọn người thân tín.

Dừng lại một chút, y nói tiếp với giọng trầm trầm:

- Một năm qua bệ hạ thiên vị nội thần, khiến cho bọn họ trong lòng sinh kiêu ngạo, khinh thường bách quan, ức hiếp bách tính, gây thị phi náo loạn kinh thành, người ngã ngựa đổ... Thậm chí bọn chúng còn vi phạm tổ huấn, ngang nhiên can dự vào lục bộ, hiện nay Hộ bộ, Công bộ, Binh bộ đều đã bị bọn chúng nhúng tay vào, đường đường là cửu khanh thượng thư, mà đâu với lũ hoạn quan nho nhỏ đều bị thua thiệt, sao không khiến cho lòng người giá lạnh?



- Cứ như thế các quan viên có lẽ sẽ không giữ vững bổn phận, mà lựa chon quy thuận thái giám, đến lúc đó không khí trong triều sẽ càng ngày càng tệ, thậm chí có thể xảy ra tình cảnh như thời Anh Tông, Võ Tông.

Thẩm Mặc thành khẩn nói:

- Hoàng thượng cũng đọc qua hai mươi mốt sử, thấy các triều đại từ thượng cổ đến nay, có hoàng đế nào dựa vào thái giám mà an bang trị quốc được chứ? Ngược lại, mỗi khi thái giám chuyên quyền, chính là thời khắc tối nguy nan của quốc gia - Triệu Cao thời Tần giả mạo chỉ dụ bức sát thái tử Đan, chỉ hươu bảo ngựa khống chế Tần nhị thế, Hán triều do Trương Nhượng cầm đầu Thập thường thị, đổi trắng thay đen, diệt trừ đối lập, bịa đặt tội danh mưu sát triều thần, khiến cho vua và bề tôi lục đục, cuối cùng làm vương triều nhà Hán độc chiếm thiên hạ năm trăm năm bị suy vong.

(Thập thường thị: chỉ mười hai tên hoạn quan làm loạn thời Đông Hán: Trương Nhượng, Triệu Trung, Hạ Uẩn, Quách Thắng, Tôn Chương, Tất Lam, Lật Tung, Đoạn Khuê, Cao Vọng, Trương Cung, Hàn Khôi, Tống Điển)



- Giai đoạn cuối Đường triều đều có hoạn quan chuyên quyền, một lũ hoạn quan bức cung thí đế, chuyên quyền hoành hành, không chuyện ác nào không làm. Từ khi Lý phụ quốc ức hiếp hoàng thượng, liền đó xuất hiện bức cung thí đế Câu Văn Trân cùng Vương Thủ Trừng, còn tên Cừu Sĩ Lương trải qua sáu đời hoàng đế, tên Điền Lệnh Tư cùng Dương Phục Cung còn tự xưng hoàng đế chi "phụ", còn đám người Lưu Quý Thuật, tất cả đều lưu rõ trong sử sách, là một đoạn huyết sử của hoàng gia Lý Đường.



- Triều Tống nếu như không phải tại tên Đồng Quán Đồng vương gia là giám quân hại nước, gây họa bốn biến, thì cũng sẽ không mất minh hữu Liêu quốc, để rồi bị Kim quốc tiêu diệt.

Thẩm Mặc kể sử một thôi một hồi, đến đương triều thì nói:

- Sau tổn thất trí mạng từ biến Thổ Mộc Bảo, đến nay Đại Minh cũng đã hồi phục phần nào. Trương Vĩnh làm rất tốt bổn phận của mình, luôn luôn đấu tranh với bè phái Lưu Cẩn, mới giữ được thân thể cho Võ Tông tiên đế, lúc này mới tạo nên cơ nghiệp thống nhất huy hoàng, nói hắn là công thần cũng không quá.