Tào Tặc
Chương 102 : Tử Liêm không liêm chính
Ngày đăng: 00:02 22/04/20
Phía Tây hoàng thành có một cái đài Dục Tú là nơi mà sau khi Hán Đế dời đô tế trời đất ở đây.
Lầu Dục Tú nằm ở bên ngoài cửa Tây của Hoàng thành, nơi đây cũng gần với Tú Xuân môn và Tây Lý nhai. Do gần Tây Lý nhai nên mọi người qua lại tấp nập. Còn Tú Xuan môn thì lại gần khu người giàu của Hứa Đô, nếu mỗi ngày người qua đây phần lớn là những người có tiền.
Chính vì vậy mà lợi nhuận của lầu Dục Tú rất cao.
Nếu không phải quan to hay người giàu có thì đừng mong bước chân vào đây. Ngôi lầu phân làm ba tầng. Tầng một có màu trắng, phần lớn là một số phú hào, thương gia lớn. Tầng hai là một số quan lại trong triều nhận bổng lộc từ sáu trăm tới một ngàn thạch. Còn tầng ba thì có thể nhìn ngắm Hứa Đô. Nếu ngồi bên cửa sổ còn có thể thấy được đài Dục Tú nguy nga.
Cái tên lầu Dục Tú cũng vì vậy mà có.
Có điều, tầng ba nơi đây không phải chỗ mà người bình thường có thể đặt chân.
Nếu không phải là người của dòng họ danh giá, hoặc là hoàng thân quốc thích, hay ít nhất quan lại nhận bổng lộc từ hai ngàn thạch trở lên thì đừng mong ngồi ở đây ăn cơm.
Người bình thường có vào lầu Dục Tú, cho dù ở tầng một dùng cơm mà không mất hai, ba quan tiền thì đừng mong bước ra.
Khi trời vào lúc chạng vạng, đoàn người Tào Bằng cũng tới trước cửa của lầu Dục Tú.
Mấy tên tiểu nhị vội vàng chào đón, nhận lấy dây cương.
- Công tử muốn dùng cơm?
- Nói nhiều. Lầu Dục Tú các ngươi không phải để tới ăn cơm thì tới đây làm gì? - Hứa Nghi xoay người xuống ngựa nói với giọng tức giận:
- Tào Tử Đan hẹn chúng ta tới đây, nói tại Vọng Thiên các... Mau đi trước dẫn đường, đừng có dài dòng...
Tên tiểu nhị nghe thấy vậy liền vội vàng cười giả lả và liên tục nói xin lỗi.
Có thể thấy được viên chưởng quầy của lầu Dục Tú ít nhất hiểu được đạo lý.
Nhưng nghĩ đến những người tới nơi này không phú thì quý, làm sao mà một đám tiểu nhị dám mắc tội?
Đại sảnh tầng một có rất nhiều người nhưng cũng không ồn ào huyên náo. Giữa các bàn đều có bình phong ngăn cách không ảnh hưởng tới nhau.
Đám người Tào Bằng đi vào đại sảnh rồi theo hành lang lên trên lầu.
- Có thể mở một cái tửu lâu ở đây thế này thì người đứng sau lưng chắc chắn là nhân vật lớn.
Điển Mãn nhỏ giọng nói:
- Đây là địa phương của con chó nhà Hán.
- Con chó nhà Hán?
- Ngươi quên rồi sao? Tại quán đấu khuyển, Đại Đầu đấu khuyển với một người sau đó thua mất con Hắc Long, sau đó thì ngươi phải dùng đao để thay.
- A!
Tào Bằng lập tức nhớ ra. Trong đầu hắn liền xuất hiện một bóng người cao gầy.
Lưu Quang!
Nói thật lúc trước Tào Bằng cũng không quá để ý tới Lưu Quang. Bởi vì trong sách sử và Diễn nghĩa đều không có ghi chép về nhân vật này.
Thân là dòng dõi nhà Hán, lại không được sử sách lưu danh thì nghĩ tới cũng rất bình thường.
Nếu như không được Điển Mãn nhắc thì thậm chí Tào Bằng còn quên người này. Tào Bằng quan sát lầu Dục Tú rồi nhỏ giọng nói:
- Có thể xử lý cái tửu lâu to như thế này một cách gọn gàng ngăn nắp như vậy thì người này không hề đơn giản.
- Hắn việc gì phải xử lý? Chẳng qua là mượn danh nghĩa của hắn mà thôi.
Tào Bằng cười cười, không tranh cãi với Điển Mãn.
Cho dù tửu lâu này không phải do Lưu Quang xử lý thì y có thể tìm một người làm tốt việc đó cũng đủ chứng tỏ ánh mắt không phải tầm thường.
Chỉ có điều đạo lý này Điển Mãn không hiểu. Hơn nữa, Tào Bằng cũng không muốn nói rõ với y. Cứ như vậy đoàn người đi lên trên lầu ba.
Tầng ba có hình tròn với chừng mười gian phòng.
- Bởi vì tiểu tử cũng nghĩ tới tiền thì gần như phát điên cho nên mới mạo muội như vậy.
Nụ cười của Tào Hồng đột nhiên hé dần, sự lạnh lùng trên khuôn mặt hoàn toàn không còn. Y cười tới mức hai má nở đồng tiền, giống như hoa cúc nở vào mùa thu.
- Nói vậy chúng ta có thể hợp tác một chút.
Dứt lời, Tào Hồng đứng dậy đi tới trước chỗ Tào Bằng rồi cầm lấy tập giấy kia.
- Sử A! Cho ngươi mười ngày, chuẩn bị sáu vạn lượng vàng mang đến phủ cho ta...nếu không thì thanh Kỳ Ô kiếm này trả lại cho ta.
- A!
Tào Bằng vội vàng đứng dậy nói:
- Chúc mừng Sử đại sư.
Tào Hồng yêu tiền có thể nói là tới mức mờ mắt.
Trong nhà y vô cùng giàu có, gần như có thể nói là vắt cổ chày ra nước.
Áo giáp trên người, binh khí trong tay và chiến mã đều không phải do y bỏ tiền mua. Áo giáp là chiến lợi phẩm, binh khí là người khác đưa. Ngay cả con ngựa của y cũng là sau trận chiến Lạc Dương, y hộ tống Tào Tháo trở về Bộc Dương được Tào Tháo ban cho.
Đối với những gì Tào Bằng biết về y thì bỏ ra một đồng cũng làm cho y đau lòng. Đối với một người như vậy thì cho dù thế nào cũng không được yếu thế.
Nếu ngươi càng yếu thế thì y lại càng lấn lướt.
- Tử Đan! Ta đi về trước. Chuyện này ta cần phải về cân nhắc mới được.
Tào Hồng dứt lời, rồi đi thẳng ra ngoài.
Tào Chân nhìn theo bóng lưng của y mà chỉ biết cười khổ.
- A Phúc! Đệ thấy việc này...
- Đại ca! Huynh không phải lo. Tào đại phu chẳng phải đã đồng ý rồi hay sao?
- Nhưng người nói...
Sử A đột nhiên xen vào:
- Người như Tử Liêm luôn như vậy. Y không bao giờ cho người ta một câu khẳng định đầy thuyết phục. Nếu nói cân nhắc thì đã đồng ý rồi. Nếu không thì y cũng chẳng lấy thanh Kỳ Ô kiếm của Tào đại sư. Như thế cũng tốt, chúng ta coi như là đã thành công.
Sử A có tiền nhưng kiếm tốt lại khó kiếm. Sáu vạn lượng vàng mua lấy một thanh bảo kiếm đối với Sử A cũng không phải là chuyện khó.
Đồ tử đồ tôn của y rất nhiều, với đủ mọi loại hạng người. Nếu y muốn có dược sáu vạn lượng vàng thì cũng không phải là việc khó...
Mặc dù Tào Chân là cháu của Tào Hồng nhưng nói về việc hiểu y thì đúng là kém hơn Sử A. Gã suy nghĩ một chút mà không cười nổi.
- Cứ tưởng phải mất nhiều công sức, không ngờ lại có thể giải quyết đơn giản như vậy... A Phúc! Thoạt nhìn ngươi hiểu thúc phụ hơn ta nhiều.
"Không phải ta hiểu Tào Hồng mà là ta biết những người đó thích ý tưởng thiết thực."
Chẳng phải là Tào Hồng không thèm để ý tới Tào Bằng đó sao? Nói toạc ra y cũng chẳng biết Tào Bằng bao nhiêu tuổi. Nếu thật sự không muốn làm thì y cũng không tới đây. Sở dĩ lúc đầu còn đắn đo thực ra là muốn kiếm được một chút lợi ích từ người Tào Bằng.
Dù sao thì Tào Bằng cũng là một kẻ áo vải mà lại chiếm hai phần lợi nhuận.
Nếu Tào Hồng không có ý nghĩ đó thì đúng là lạ.
Ba người nói chuyện một lát rồi Tào Bằng nói suy nghĩ trong lòng cho Sử A.
Sử A cũng không thắc mặc mà đồng ý. Sau đó y sẽ trở về gọi con cháu của mình tới Lạc Dương. Nói chuyện một lúc, Sử A liền cáo từ.
Tào Bằng và Tào chân ngồi ở Phong Vũ đình một chút, nói chuyện với nhau.
- Chúng ta đi như vậy mà chưa quay về không chừng mấy người nhị ca đã nổi nóng lên rồi.
Tào Chân gật đầu cùng với Tào Bằng đứng dậy đi ra khỏi Phong Vũ đình. Đúng lúc này từ trong căn phòng đối diện có vài người đi ra. Trong đó có một người bất cẩn va chạm với Tào Chân.