Tào Tặc
Chương 185 : Lậu thất minh
Ngày đăng: 00:03 22/04/20
Ở huyện Hu Thai, Tống Quảng nổi trận lôi đình.
Khi thấy tên đại hán nằm mê man bất tỉnh trong phòng khách, hắn cảm thấy như có một luồng khí xông lên đầu, hai tay run lên. Vốn y định dạy dỗ bọn Tào Bằng một chút, vậy mà lại bị bọn Tào Bằng dạy dỗ lại.
Tống Quảng từ mười bốn tuổi đã theo Tống Hiến chinh chiến, đến nay đã mười lăm năm. Chỉ có điều bản lĩnh hắn không cao cho nên bất luận là đang là dưới trướng của Đinh Nguyên, hay dưới tay của Đổng Trác, hoặc bây giờ trong quân của Lữ Bố, Tống Quảng vẫn chưa có một lần nào được trọng dụng. Lần này hắn được bổ nhiệm làm huyện trưởng Hu Thai cũng là bổn phận phải làm. Tống Hiến đúng là lo lắng Tống Quảng gặp chuyện không may nên đã điều hắn từ trong quân ngũ tới chỗ này nhậm chức. Vậy mà mới nhậm chức thì đã gặp phải chuyện thế này.
Trong phòng khách, người Chu gia khóc lóc khiến cho Tống Quảng cảm thấy phiền phức.
-Một đám vô dụng. Nhiều người như vậy lại bị một tên trẻ con làm cho sợ không dám ra tay, còn mặt mũi ở chỗ này mà khóc lóc kể lể?
- Tống huyện lệnh, không phải là người của ta vô dụng, mà là tên tiểu tử kia quá tàn ác. Không nói hai lời thì hắn đã động thủ. Người xem Chu Kiệt đã bị đánh ra nông nỗi này? Vừa nãy tại y quán, thầy thuốc cũng đã nói, xương mặt và mũi đều bị tên tiểu tử kia đánh gãy, ngay cả hàm răng cũng bị đánh rụng. Tống huyện lệnh, ngươi phải làm chủ chuyện này. Nếu nhân nhượng tên hung đồ kia, cả tộc Chu thị làm sao còn chỗ đứng ở Hu Thai?
Da mặt Tống Quảng nhăn lại, sắc mặt u ám không gì sánh được.
- Chu Duyên, ngươi dám uy hiếp bản huyện?
-Hả?
Chu Duyên chính là cháu trai của thẩm thẩm Bộ Chất. Hắn hơn ba chục tuổi, người mập mạp. Nghe thấy một câu đầy sát khí của Tống Quảng, Chu Duyên cảm thấy sợ hãi.
-Di Thạch, người cần gì phải nóng?
Tên thanh niên ngồi bên cạnh đứng dậy. Hắn chính là con của Lữ Bố, Lữ Cát. Hắn tiến lên cười ha hả, trấn an Tống Quảng. Sau đó hắn lớn tiếng quát Chu Duyên:
-Chu Duyên, nếu ngươi không sinh sự thì Tống huyện lệnh sao phải quyết đoán, lúc nào đến phiên ngươi bình luận?
Chu Duyên vội vã cúi đầu thỉnh tội với Tống Quảng. Tống Quảng khoát tay, bỗng nhiên mở mắt ra:
-Lẽ nào để mặc hắn bỏ đi?
"Hắn" đương nhiên là Tào Bằng. Lữ Cát thở dài, nhẹ giọng nói:
-Không cho hắn đi, chẳng lẽ còn mời hắn uống rượu à?
-Tử Thiện, ngươi hắn là hiểu rõ ý ta.
-Ta đương nhiên hiểu rõ, nhưng vấn đề hiện tại là chúng ta không làm gì được bọn chúng.
Tống Quảng nhíu mày:
-Xin chỉ giáo?
-Ngươi không nghe vừa rồi tên Chu Duyên nói, người đi theo tên tặc nhân là tôn nhi của Trần Phiền. Di Thạch lão huynh, ngươi cũng nghe rõ, đó là Trần Phiền.
-Trần Phiền thì thế nào?
Tống Quảng và Lữ Cát không giống nhau. Lữ Cát giỏi về tâm kế tính toán. Khi ở Sung Châu rất chú ý ngoại giao bên ngoài. Sau khi tới Hạ Bì, hắn càng tỏ ra sốt sắng nghênh phụng Trần Cung, kết giao cùng những gia tộc quyền thế ở địa phương. Cho nên tầm nhìn của hắn không hề tầm thường.
Còn Tống Quảng thì lại khác. Hắn là là một võ nhân, nhưng chỉ là loại vũ phu. Đầu óc hắn đơn giản, hơn nữa không có sự ham học, căn bản là không biết Trần Phiền cuối cùng là ai, cũng không biết là ở thời đại này có tồn tại một danh hào như thế.
Vì thế khi Lữ Cát nói xong, Tống Quảng hơi ngơ ngác hỏi lại Lữ Cát.
-Trần Phiền là ai?
-Đó là danh sĩ vô cùng nổi danh trước kia.
-Thì có làm sao?
-Ngươi có biết Trần Phiền có thanh danh rất lớn không. Nếu ngươi đụng đến con của hắn, ngay cả thúc thúc ngươi cũng khó mà bảo đảm cho ngươi.
Sứ giả Hứa đô?
Trần Đăng lập tức hiểu được rằng có lẽ không bao lâu Tào Tháo nhất định sẽ có hành động lớn.
*****
Đông Lăng đình, vốn tên là Đông Nguyên, cỏ xanh. Nữ kiệt Đỗ Khương đã chống trả hải tặc và cũng được chôn cất ở đây. Hán Minh đế năm thứ năm, người dân bản xứ đã xây một lăng mộ cho Đỗ Khương ở phía Đông, gần sông Trường Giang, vì vậy mới có cái tên Đông Lăng. Sau đó người ta dựng một ngôi đình ở đây, rồi có cái tên Đông Lăng đình, về sau chính là chính là trấn Nghi Lăng ở Dương Châu thời hậu thế.
Tào Bằng bị phái đến trú ở Đông Lăng đình, ngược lại không có gì oán hận. Từ lúc ở Hải Tây, hắn đã biết là muốn có chỗ đứng ở Quảng Lăng không phải là một chuyện dễ dàng. Vì thế khi vừa đến Quảng Lăng mà nghe thấy những tin đồn kia, thì Tào Bằng đã chuẩn bị tâm lý. Trước đây, Quảng Lăng đối với hắn rất mơ hồ. Đến khi đặt chân đến Quảng Lăng, thấy hoa quỳnh đua nở trong mưa bụi thì Tào Bằng mới biết là huyện Quảng Lăng cũng chính là Dương Châu.
Hoa quỳnh Dương Châu…
Sau khi tới Đông Lăng đình, tâm tình của Tào Bằng ngược lại trở nên rất hòa nhã. Mục đích có Đông Lăng đình chính là để phòng ngừa hải tặc và thủy tặc ở Quảng Lăng. Vì Đông Lăng đình ở chỗ sông chảy vào cửa biển. Từ đường biển hay đường sông thì thủy tặc, hải tặc đều có thể dễ dàng nhanh chóng rút lui sau khi tập kích ở địa phương, rất khó bắt được. Vì vậy, khi Tào Bằng được phái đến Đông Lăng đình thì cũng không cảm thấy có gì là mới.
Trên thực tế, Tào Bằng cho rằng sự tồn tại của Đông Lăng đình có một ý nghĩa rất quan trọng với Quảng Lăng. Hắn cũng nói như vậy với Hạ Hầu Lan, Vương Mãi và Hác Chiêu.
Vốn trước kia, trong lòng ba người bọn họ vẫn còn có một chút oán hận. Nhưng khi họ nghe Tào Bằng nói như vậy thì đã không còn chút hoài nghi nào.
Tào Bằng bảo Hạ Hầu Lan và Vương Mãi dẫn một đội binh mã, chia ra đóng binh tại Đông Lăng đình. Còn Hác Chiêu thì dẫn một đội đóng quân ở bờ sông.
Tào Bằng tự mình dựng một cái phòng đơn giản ở gần bờ sông để làm chỗ ở tạm thời. Một gian phòng chính, hai sương phòng hai bên. Hậu viện liền sát bờ sông. Toàn bộ nhà cửa sân vườn có bốn người ở.
Ngoại trừ Tào Bằng ra, Bộ Chất cũng ở chỗ này. Đồng thời Bộ Loan và Quách Hoàn với tư cách là nữ tỳ ở trong sương phòng bên cạnh, có trách nhiệm chăm sóc việc ăn uống và cuộc sống hàng ngày của Tào Bằng.
Thẩm thẩm của Bộ Chất sau khi tới huyện Quảng Lăng, đã được Tào Bằng giao phó cho Trần Quần, phái người đưa đi Hải Tây. Trước khi lão thái thái đi đã kiên quyết yêu cầu Bộ Loan lưu lại. Lý do của bà rất trọn vẹn:
-Ta chịu đại ân của Tào công tử, làm sao có thể không báo đáp? Ta chỉ là một bà lão, mắt còn bị mù nên không có cách nào đền ơn được. Để Bộ Loan ở lại bên cạnh công tử, tuy rằng tay chân nó thô kệch nhưng cũng có thể chăm sóc cuộc sống hàng ngày của công tử.
Trước sau Tào Bằng đã giúp lão thái thái rất nhiều tiền nữa. Đối với việc này, Bộ Chất không có ý kiến, mà thái độ của lão thái thái cũng hết sức kiên quyết.
Ban đầu, Tào Bằng cũng không muốn Quách Hoàn ở lại. Nhưng nói ngược lại, có hai tỳ nữ ở bên cạnh cũng cảm thấy quả là không tệ. Phải nói rằng cái cảm giác có người hầu hạ thật tuyệt!
Bộ Loan thừa hưởng sự dịu dàng lương thục của con gái Chiết Giang, khéo tay nấu nướng. Còn tính tình của Quách Hoàn lanh lợi, có tầm nhìn tốt, rất hòa hợp cùng Bộ Loan. Giữ hai người này ở bên cạnh khiến Tào Bằng cảm thấy tránh được rất nhiều phiền phức.
Thường xuyên qua lại với nhau nên Tào Bằng cũng dần dần có thói quen có người hầu hạ.
----------------------
(1) Lậu Thất Minh: Bài minh về căn nhà chật hẹp quê mùa.
Núi dẫu không cao, có tiên nên danh
Sông dẫu không sâu, có rồng nên linh
Căn nhà thô lậu, đức ta tỏa ngời
Rêu phủ giăng thềm biếc, sắc cỏ chiếu rèm xanh
Nói cười chỉ nho gia, qua lại chẳng kẻ phàm
Lại gảy mấy điệu đàn, đọc thánh kinh
Không âm thanh chi phiền tai, chẳng đơn từ gì nhọc mình
Nam Dương lều Gia Cát, Tây Thục Tử Vân đình
Khổng Tử rằng: "Quê mùa chỗ nào?"