Tào Tặc
Chương 354 : Tam Tự Kinh
Ngày đăng: 00:05 22/04/20
Vào đêm, Hoàng thành Hứa Đô bị màn đen tăm tối bao phủ.
Bảo điện kim giám cao sừng sững giống như một con quái thú ở tuổi xế chiều trong bóng đêm, lẳng lặng phủ phục trong cung Vĩnh Lạc. Hữu đô hầu Ngô Ban dẫn ba trăm kiếm kích sỹ đi tuần tra trong Hoàng thành, thỉnh thoảng chặn Thái giám trong cung lại tra hỏi. Toàn bộ Hoàng thành này trực thuộc phủ Vệ tướng quân.
Trong và ngoài Hoàng thành lần lượt do Vũ Lâm quân và Kiếm kích sỹ phụ trách. Kiếm kích sỹ gần giống như đới đao thị vệ mà đời sau chúng ta đã nghe nhiều, phụ trách an ninh trong Hoàng thành. Thủ lĩnh của bọn họ là Tả Hữu đô hầu, hưởng sáu trăm thạch bổng lộc, ngoài bảo vệ an ninh của Hoàng cung ra còn phụ trách đi bắt giữ những người Hoàng đế yêu cầu. Trước kia, Tả Hữu đô hầu phải là tâm phúc của Hoàng đế, những người không có gốc rễ căn bản không thể đảm nhận nhiệm vụ này được.
Tuy nhiên từ sau khi Hán Linh Đế băng hà, hoàng quyền suy thoái, triều cương không thịnh.
Cộng thêm với sự kiện Y Đai Chiếu, Tào Tháo không chỉ thay đổi Vũ Lâm quân mà còn đổi mới cả Kiếm kích sỹ.
Tả Hữu đô bá lại càng là tâm phúc của Tào Tháo. Tả đô bá Tào Thuận có tài bắn cung vô song, bách phát bách trúng, là con cháu của Tào Tháo. Còn Hữu đô hầu Ngô Ban mới được giao nhiệm vụ gần đây. Tào Bằng đã từng đề cập tới mối quan hệ của Ngô Ban và Ngô lão phu nhân với Tào Tháo, sau đó được Tào Tháo kiểm chứng, dễ dàng làm rõ lai lịch của Ngô Ban. Đã là người trong dòng tộc Ngô lão phu nhân thì đương nhiên được chiếu cố. Vì thế cha của Ngô Ban là Ngô Khuông được đề bạt lên hỏa tuyến, nhận chức Trần Lưu lệnh, còn Ngô Ban do từng tham gia cuộc chiến ở Tiểu Đàm nên cũng được đề bạt làm Hữu đô hầu.
Ngô gia ở Trần Lưu hiện giờ rất ít người, chỉ còn lại hai chi.
Vì thế Tào Tháo tuyệt đối sẽ không để Ngô Ban ở lại Quan Độ nữa, vậy nên đã bảo hắn trở về Hứa Đô...
Khi Ngô Ban đi tuần tra cung thành, đến Trúc Uyển dưới đài Dục Tú, Hán Đế đang sốt ruột nhìn hai tiểu thái giám chữa thương cho Lãnh Phi.
Thần sắc của Lãnh Phi không tốt lắm, vết thương trên cằm nhìn thấy ghê người.
Cũng may nó đã ngừng chảy máu, tình trạng thương tích trên người cũng không đến mức nguy hiểm tới tính mạng.
Thế nhưng Lưu Hiệp vẫn cảm nhận được từng đợt quặn thắt trong lòng.
Từ khi đăng cơ tới nay, y đã trải qua quá nhiều chuyện, thế cho nên tính tình hơi cay nghiệt, thiếu tình cảm.
Nhưng đối với Lãnh Phi, Lưu Hiệp lại cực kỳ tin cậy và nể trọng. Không chỉ vì vị Lãnh Phi này là của cải cuối cùng Đổng Thái hậu để lại cho y, mà vì trong suốt quãng thời gian mười năm trước, Lãnh Phi luôn luôn đứng bên cạnh, lặng lẽ bảo vệ y. Tuy rằng Lãnh Phi là một thái giám, nhưng trong lòng Lưu Hiệp luôn coi gã như người thân. Nếu không phải vì tiền lệ của Thập Thường Thị trước kia, y thậm chí chịu gọi Lãnh Phi một tiếng là phụ thân.
-Lãnh Phi sao lại trở nên như vậy?
Lãnh Phi cười khổ nói:
-Bệ hạ, là nô tài sơ sẩy.
Nô tài vốn tưởng rằng tên Tào Bằng kia có tiếng không có miếng, cho nên quyết định ám sát hắn để giải tỏa nỗi tức giận trong lòng Hoàng hậu. Đâu ngờ, tên Tào Bằng này có võ nghệ cao cường, tuổi còn nhỏ nhưng hình như đã có dũng khí bá vương. Nếu trên chiến trường, nói không chừng lão nô đã bị hắn giết chết rồi. Nhưng lão nô dù bị thương, tên tiểu tử Tào gia kia cũng không được sống yên. Lão nô dùng âm thủ xà hình đánh hắn bị thương, không qua một năm rưỡi thì hắn đừng mơ tưởng tới việc khôi phục nguyên khí.
Đợi sau khi lão nô lành vết thương, lại nghĩ cách ám sát hắn, tuyệt sẽ không sẩy tay nữa.
Phục Hoàng Hậu ở bên cạnh, nhìn sắc mặt trắng bệch như người chết của Lãnh Phi mà không khỏi áy náy trong lòng.
Nàng biết, Lãnh Phi là do nàng cắt cử nên mới đi ám sát Tào Bằng. Với tình hình hiện giờ của hắn, hành động của Lãnh Phi có thể nói là trung thành và tận tâm.
Nàng muốn cất lời, nhưng lại không biết nói thế nào.
Hán Đế hạ giọng nói:
-Lãnh Phi, ngươi hãy chịu khó dưỡng thương, gần đây đừng ra khỏi cung, chỉ ở Trúc Uyển dưỡng thương là được.
Trẫm sẽ tạm thời miễn chức Trung Thường Thị của ngươi để tránh bị người ngoài nghi ngờ, tuy nhiên, chuyện về tên Tào gia tử, ngươi đừng có quản nữa.
-Bệ hạ, thế là sao??
Phục Hoàng hậu muốn hỏi thêm nhưng lại có phần sợ hãi.
Vẫn là Lãnh Phi mở miệng trước, cũng tránh được phiền toái cho nàng...
-Tuân Úc đã phái người đến phủ của Lâm Nghi Hầu thông báo cho hắn ta.
Nếu Tào Bằng tầm ba mươi, bốn mươi tuổi thì có thể cũng sẽ không ai nói linh tinh.
Nhưng hắn chỉ mới mười bảy tuổi, còn người được dạy lại là Ngũ công tử mà Tào Tháo thương yêu nhất. Khi đó, nhất cử nhất động của hắn đều sẽ bị phóng đại lên rất nhiều. Nếu không dùng chút bản lãnh thật sự, e rằng không được vài ngày hắn sẽ bị người ta buộc tội làm mê muội thế hệ vãn bối.
Nhưng muốn thể hiện bản lãnh này thật đúng là không dễ!
-Nhân chi sơ, tính bản thiện. Tính tương cận, tập tương viễn. (Trời phú cho mỗi người một cái tánh bổn thiện, ai cũng giống ai, nên gọi là gần nhau; Nhưng khi lớn lên, do nhiễm thói đời hư xấu nên cái tánh trở nên xa nhau.)
Cẩu bất giáo, tính nãi thiên. Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên. Tích mạnh mẫu, trạch lân xử, tử bất học, đoạn cơ trữ. Đậu yến sơn, hữu nghĩa phương... (Nếu không được giáo dục, bản tính sẽ thay đổi. Đường lối để giáo dục, quý ở sự chuyên cần. Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử phải chọn láng giềng để làm nơi ở. Khi thấy con lười học liền chặt khung cửi để làm một bài học cho con. Đậu Vũ Quân ở Yến Sơn là người nhân nghĩa, lấy điều đạo nghĩa dạy năm con, sau này năm người con của ông đều làm quan, danh vọng hiển hách)
-Công tử, Đậu Yến Sơn là ai?
Bộ Loan đột nhiên tò mò hỏi.
Nàng thuở nhỏ mất cha, theo mẫu thân cùng sống cuộc sống nghèo khổ. Nhưng Bộ Thị dù sao vẫn là đại tộc ở Hoài Âm, mẫu thân của Bộ Loan là người có học thức, cho nên Bộ Loan từ nhỏ đã được giáo dục tốt. Về điểm này, Quách Hoàn còn xa mới so sánh được với Bộ Loan.
Đúng vậy, Đậu Yến Sơn hình như là người ở thời kỳ Ngũ Đại.
"Tam Tự Kinh" này được viết vào đời Tống, cách nay khoảng một nghìn năm.
Rất nhiều nội dung trong đó đều còn chưa từng xảy ra, cho nên căn bản không được sử dụng. Tào Bằng ngẫm nghĩ một chút, lấy bút mực đen tẩy sáu chữ "Đậu Yến Sơn, hữu nghĩa phương" đi, Đậu Yến Sơn này là cổ nhân ở núi Trung Dương, rất biết giáo dục trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu chưa nghe đến bao giờ thì tẩy đi vậy. Thế này, ta viết, tiểu Loan đứng cạnh xem, chỉ cần chỗ nào ngươi không hiểu hãy nói cho ta biết...
Tiểu Hoàn, ngươi sao chép lại.
Học thức của Quách Hoàn không so được với Bộ Loan.
Tuy nhiên, nàng có thể viết chữ rất đẹp…
-Dưỡng bất giáo, phụ chi quá. Giáo bất nghiêm, sư chi nọa. Tử bất học, phi sở nghi, ấu bất học, lão hà vi? (Nuôi con mà không dạy là lỗi của người cha. Dạy mà không nghiêm là do sự lười biếng của thày. Trẻ con mà không được đi học thì không phải lẽ. Lúc nhỏ không học, khi già biết làm gì?)
Ngọc bất trác, bất thành khí. Nhân bất học, bất tri nghĩa. Vi nhân tử, phương thiếu thì, học thân hữu, tập lễ nghi. Hương cửu linh, năng ôn tịch công tử. (Ngọc không được mài giũa không thành đồ dùng được, con người mà không được dạy dỗ sẽ không biết đạo nghĩa. Là con người thì lúc còn trẻ phải thân với thầy cô, bạn bè để học lễ nghi, phép tắc. Thời Đông Hán có một em bé tên là Hoài Hương, lúc lên chín tuổi, mẹ mất sớm, em vô cùng hiếu thảo với cha. Mùa hè thì để quạt cho cha mát. Mùa đông, trước giờ cha đi ngủ, em nằm trên giường ủ hơi ấm để lúc cha nằm sẽ thấy ấm áp).
-Hương cửu linh có ý nghĩa là gì?
Không đợi Tào Bằng trả lời, Hoàng Nguyệt Anh từ bên ngoài bước vào.
Vừa hay nàng nghe thấy đoạn "hương cửu linh, năng ôn tịch. Hiếu vu thân, sở đương chấp" liền cất tiếng giải thích:
-A Phúc, cái huynh nói có phải là câu chuyện của Hoàng thị tiên tổ ở Giang Hạ là Hoàng Công Hương không?
-Ồ, đúng thế.
Hoàng Nguyệt Anh cười nói:
-Ngày Hoàng Hương sinh ra, có năm con thiên phượng xuất hiện, là niềm kiêu hãnh trong dòng tộc.
Ông từng làm tới chức thái thú Ngụy quận, lúc chín tuổi mẫu thân qua đời. Ông cực kỳ hiếu kính với phụ thân, mùa hè quạt lạnh cho cha ngủ; Mùa đông ủ ấm chăn đệm mới để phụ thân ngủ yên. Khi ấy Tuy Dương Tằng Hữu, thiên hạ Vô Song, Giang Hạ Hoàng Đồng. Sau đó, Hán Chương Đế còn để ông đọc hết tàng thư ở Đông Quan. A Phúc, sao đột nhiên huynh lại nhắc tới chuyện này? Rất nhiều người không biết đâu.
Ha ha, quả nhiên là trời giúp ta!
Học thức của Hoàng Nguyệt Anh vượt xa Bộ Loan.
Hắn nhấc bút lên, viết một mạch mười hai chữ "dung tứ tuế, năng nhượng lê. Đệ vu trường, nghi tiên tri" (Điển tích Khổng Dung nhường lê. Tích kể rằng, Khổng Dung, sinh ra cuối đời Nam Hán, là cháu đời thứ 20 của Khổng Tử, đã từng giữ một chức quan rất lớn trong triều đình. Lúc Khổng Dung mới bốn tuổi đã biết nhường lại quả lê to và ngon ngọt cho các anh, còn mình thì chịu ăn quả nhỏ), sau đó đưa cho Hoàng Nguyệt Anh.
-Nguyệt Anh, ta muốn biên soạn tài liệu dạy học, mong rằng nàng có thể giúp ta!