Tào Tặc
Chương 678 : Dâng vợ hiến con
Ngày đăng: 00:09 22/04/20
Động Đình tám trăm dặm, non sông tươi đẹp sóng xanh dập dờn.
Đây là một ngày vô cùng đẹp, ánh nắng tươi sáng, bầu trời xanh ngàn dặm không mây, cũng là một thời tiết đẹp hiếm thấy ở Kinh Nam.
Tào Bằng bước lên một con thuyền chèo tới hồ Động Đình. Trên bờ hồ, đám người Pháp Chính lo lắng nhưng rồi lại không thể ngăn cản Tào Bằng.
Tào Bằng chỉ dẫn theo Vương Song đi dự buổi yến tiệc này.
Quyết định kinh người như thế khiến cho đám người Pháp Chính hết hồn.
- Sao Đại đô đốc có thể đơn độc đến đó?
- Có gì mà không thể?
- Vậy nếu Thái Sử Từ kia có lòng xảo trá, chẳng phải là rất nguy hiểm sao?
Tào Bằng trả lời:
- Thái Sử Từ là người trọng nghĩa, quân tử! Nếu hắn đã đặc biệt cho mời, chắc là có chuyện muốn thảo luận. Lần này ta đi không có gì nguy hiểm, đừng lo lắng. Nếu các ngươi lo lắng, có thể lệnh cho Bá Hầu dẫn đội tàu ra trại có thể trợ giúp bất cứ lúc nào, còn một mình ta đi là đủ rồi.
Đám người Pháp Chính khuyên bảo thế nào cũng không thay đổi được quyết định của Tào Bằng.
Cứ như vậy, Tào Bằng dẫn theo Vương Song đi thẳng đến Quân Sơn. Ước chừng cách thủy trại gần tám mươi dặm thì nhìn thấy một con thuyền bỏ neo ở giữa hồ.
Trên lầu thuyền, tinh kỳ tung bay.
Trên đó có thêu bốn chữ: “Kiến Xương – Thái Sử” rất to.
Kiến Xương là chức quan của Thái Sử Từ. Nay y được phong quan làm Kiến Xương Đô Úy cho nên mọi người gọi Thái Sử Từ là Sử Kiến Xương. Lúc này, binh mã Giang Đông trên lầu thuyền cũng đã phát hiện ra Tào Bằng. Thái Sử Từ đích thân ra boong tàu để nghênh đón, tuy nhiên khi y nhìn thấy chỉ có một mình Tào Bằng thì ngẩn người ra.
- Cha, Tào Bằng kia chỉ đi một mình, đây chính là cơ hội giết...
- Câm mồm!
Thái Sử Từ giận giữ, trách cứ:
- Hôm nay ta mở tiệc chiêu đãi Tào Đô đốc, là ngưỡng mộ một kỳ nhân.
Hắn tin ta cho nên mới đơn độc đến đây, sao ta có thể bội bạc? Loại việc này, không phải là hành vi nên có của một đại trượng phu, Nguyên Phục đừng nói gì nữa.
Thiếu niên vừa nói là Sử Hanh, tự Nguyên Phục.
Gã là con trai của Thái Sử Từ, năm nay mười lăm tuổi, đang độ tuổi trẻ nhiệt huyết nhất.
Lần này Thái Sử Từ vào La huyện, Thái Sử Hanh theo quân mà đến chờ đợi sai phái. Gã được chân truyền của Thái Sử Từ, hơn nữa lại am hiểu thủy chiến, là nhân tài kiệt xuất của nhị đại đệ tử Giang Đông.
Thái Sử Hanh mặt đỏ tía tai yên lặng lui ra.
Đột nhiên Thái Sử Từ nói:
- Nguyên Phục, ngoại trừ tỳ nữa, còn tất cả mọi người lui ra khỏi thuyền hết, lui về sau ba mươi dặm cho ta.
- Hả?
- Tào Bằng đơn độc đến, mà bên ta lại mang theo binh mã, vậy chẳng phải là khí thế quá kém sao?
Thái Sử Hanh lo lắng nhưng cũng biết một khi Thái Sử Từ đã quyết định rồi thì khó mà thay đổi được. Rơi vào đường cùng, Thái Sử Hanh đành phải tuân lệnh, vội triệu tập quân tốt trên thuyền nhanh chóng rút lui lên thuyền nhỏ lui ra sau ba mươi dặm.
Cùng lúc đó, Tào Bằng cũng đi tới dưới lầu thuyền.
Có người hạ cầu thang đón hắn cất bước lên lầu thuyền.
Chỉ thấy trên thuyền dù tinh kỳ san sát nhưng lại không có người nào, chỉ có mấy chục mỹ tỳ cung kính đứng ở trên lầu thuyền. Lúc Tào Bằng đi lên lầu thuyền, các mỹ tỳ đều thi lễ.
Một người đàn ông thân hình cao 180cm đứng ở trên boong tàu.
Người này tuổi chừng trên dưới bốn mươi, mặt trắng như ngọc, một bộ râu tỉa gọn gẽ dưới cằm.
- Tào Đô Đốc.
- Thái Sử tướng quân?
Đây là lần đầu tiên Tào Bằng và Thái Sử Từ gặp nhau, cả hai đều giật mình.
Thái Sử Từ cảm thán Tào Bằng trẻ tuổi, nhìn ước chừng khoảng hai mươi tuổi, lúc mình vào độ tuổi này như Tào Bằng vẫn còn đi du ngoạn khắp nơi, nhưng Tào Bằng lại trở thành một danh sĩ nổi tiếng khắp thiên hạ, lại là tướng quân đốc trận một phương, quả nhiên là danh bất hư truyền.
Còn Tào Bằng thì sao, hắn cảm thán Thái Sử Từ có khí chất nho nhã.
Nhìn bề ngoài ông ta không giống như võ tướng, mà giống một nhân sĩ uyên bác hơn.
Ai có thể nghĩ, người này mười mấy năm trước đã đơn thân độc kỵ ứng chiến Tôn Sách, đại chiến dưới Thần Đình Lĩnh, uy danh từ đó truyền xa.
Thái Sử Từ và Tào Bằng cùng tán thưởng nhau.
Đặc biệt khi nhìn thấy trên thuyền không có quân tốt nào, Tào Bằng lập tức hiểu ảo diệu trong đó.
- Tào Đô Đốc, tiệc rượu đã dọn xong, xin mời ngồi.
Du thuyền trên hồ Động Đình sử dụng nguyên liệu nấu ăn cũng là đặc sản của hồ Động Đình, rất nhanh, cá tôm đã được bày ra, rượu ngon dâng lên.
Mỹ tỳ bên cạnh tấu nhạc thổi sáo.
Tiếng ca quanh quẩn trên mặt hồ...
- Tào Đô đốc, nay chiến sự Kinh Nam đã dẹp yên, ít ngày nữa Từ cũng lui về Sài Tang.
- Vậy cầu chúc Sử tướng quân tiền đồ vô hạn!
Thái Sử Từ cũng không lòng vòng, hỏi thẳng Tào Bằng:
- Hôm nay Từ mạo muội mời Tào Đô đốc tới là có hai chuyện, thứ nhất, xin thỉnh giáo Đô Đốc, Chu Thái có được thả về không?
Lúc này Chu Thái đang là tù nhân của Tào Bằng, bị tạm giam trong thành Hán Thọ.
Người này thật chẳng khác gì hòn đá trong nhà xí, vừa thối lại vừa cứng, mềm rắn không chịu phục tùng. Nhưng Tào Bằng cũng không gây khó xử đối với Chu Thái, vẫn tiếp đãi rượu thịt ngon mỗi ngày. Nhưng Chu Thái ngày nào cũng uống say, say xong lại chửi ầm lên mắng Tào Tháo, Tào Bằng.
Ngay từ đầu Tào Bằng cũng muốn mời chào người này.
Nhưng thấy như vậy đã biết là không dễ dàng.
Vì thế, Tào Bằng đơn giản không để ý tới Chu Thái nữa. Dù sao đến cuối cùng giết hay thả, đều là do Tào Tháo quyết định, Tào Bằng không thể làm chủ.
- Chu Ấu Bình ở Hán Thọ không bị thiệt thòi gì.
Nhưng thật ra chính ta và Tuân Thị Trung bị hắn mắng chửi mới thảm, còn về phần có thả không, thứ cho ta không thể quyết định. Chuyện này phải do Thừa tướng làm chủ, mà nay sứ đoàn Ngô Hầu đã đến Tây Lăng, nói vậy chắc sẽ thảo luận chuyện này với Thừa tướng, nếu thừa tướng đồng ý thả người, ta sẽ không nói hai lời, tuyệt đối không ngăn trở. Nhưng nếu Thừa tướng không đồng ý, ta cũng không còn cách nào khác. Ta chỉ có thể cam đoan, tuyệt đối không để Chu Ấu Bình chịu chút thiệt thòi gì, nhưng kết quả cuối cùng, vẫn còn phải xem kết quả thảo luận giữa Trưởng Sử và Thừa tướng nhà ta, xin Tử Nghĩa khoan thứ.
Thái Sử Từ trầm mặc!
Tào Bằng nói hợp tình hợp lý, không có chút ý xấu.
Đúng vậy, năm đó Tào Bằng từng tự ý thả người nhà Lã Bố, là bởi vì người nhà Lã Bố có ân với hắn.
Nhưng Chu Thái và Tào Bằng không có chút quan hệ nào, hơn nữa lại là quan hệ đối địch, loại chuyện này quả thật Tào Bằng không thể làm chủ, chứ không phải hắn lựa lời chối từ.
- Thừa tướng muốn lấy Giang Đông sao?
- Hả?
Tào Bằng ngẩn ra, ngạc nhiên ngẩng đầu lên, nhìn Thái Sử Từ.
Thái Sử Từ khẽ mỉm cười:
- Nay mặc dù Thừa tướng và Ngô Hầu thân thiện, nhưng một trận chiến này khó mà tránh được.
Kết quả này ngươi hiểu rõ mà, ta cũng hiểu rõ, tất cả mọi người cũng hiểu. Mà nay Tào Thừa tướng chậm chạp chưa xuất binh là bởi vì thủy quân vẫn chưa được trọng dụng, mà Ngô Hầu chậm chạp không chịu qua sông chiến đấu cũng bởi vì không thể ngăn được bộ quân của Tào thừa tướng ở Lục Thượng. Thừa tướng cũng vậy, Ngô Hầu cũng thế, sớm muộn gì cũng phải có một cuộc chiến. Một núi không thể có hai hổ, giang sơn cho tới bây giờ đều thuộc về một người, đến lúc đó, chắc chắn có một cuộc ác chiến.
Tào Bằng mỉm cười!
Ánh mắt hắn sáng quắc nhìn Thái Sử Từ, sau một lúc lâu đột nhiên nói:
- Tử Nghĩa muốn trừ ta rồi sau đó quay về?
Tào Bằng sai người lấy địa thế nơi đó xây dựng cải tạo thành trấn Ngũ Khê Man để người Ngũ Khê Man ở đó.
Lão Man Vương Ngũ Khê Man lôi kéo tay Tào Bằng:
- Nếu không có đô đốc, người Sơn Man chúng ta sao có thể tắm rửa dưới ân trạch thiên triều. Lần này đô đốc rời đi, tiểu vương thật không nỡ xa. Đô đốc có ơn cứu mạng Sa Sa, hãy để Sa Sa đi theo đô đốc, dẫn ngựa khêu đèn để tỏ lòng cảm kích.
Để Sa Ma Kha đi theo ta?
Tào Bằng cũng vô cùng bất ngờ.
Đã thấy Sa Ma Kha vọt tới, đẩy Kim Sơn, đổ Ngọc Trụ, phủ phục trước Tào Bằng:
- Xin Đại đô đốc thu nhận và giúp đỡ.
Sa Ma Kha tính tình ngạo mạn.
Mà nay có thể bỏ mặt mũi, thần phục Tào Bằng, chắc là đã trải qua đấu tranh tư tưởng.
Tào Bằng nhìn về phía đám người Pháp Chính, thấy ba người Pháp Chính, Trương Tùng, Tưởng Uyển cùng gật đầu, ra hiệu Tào Bằng đồng ý chuyện này.
- Nếu Lão Vương đã nói như vậy, thì hãy để Sa Sa đi theo ta.
Không cần Sa Sa dẫn ngựa khêu đen, nhưng có Tào Bằng ở đây sẽ không để Sa Sa chịu thiệt thòi. Ngày nào đó, ta sẽ để Sa Sa áo gấm về nhà.
Lão Vương nghe vậy mừng rỡ!
Đây chẳng phải là kết quả mà lão từng hy vọng sao?
Đưa Ngũ Khê Man ra khỏi Hồ Đầu Sơn, từ nay về sau được sống chung với người nhà Hán.
Nếu sau lưng không có chỗ dựa vững chắc, chỉ sợ cũng sẽ bị người khác ức hiếp.
Nhưng nếu đã có Tào Bằng ủng hộ, người Ngũ Khê Man đã có thể tránh được phiền toái. Nói không chừng, còn nhận được nhiều chiếu cố.
Việc này còn lớn gấp trăm ngàn lần nếu đi theo Lưu Bị.
Tuy Lưu Bị kia cho Ngũ Khê Man không ít vàng bạc, nhưng lại không cho được người Ngũ Khê Man cuộc sống, đây thật sự khác nhau rất nhiều. Ngược lại ngay từ đầu Tào Bằng là kẻ địch, nhưng thời gian nửa năm ở Kinh Nam đã mở chợ, cải thiện cuộc sống của Sơn Man. Điều lệ chế độ này cũng khiến cho Sơn Man an tâm rất nhiều. Hiện tại Tào Bằng phải đi, nhưng uy vọng của hắn ở Kinh Nam không hề giảm bớt.
***
Sau khi từ biệt đám người Lão Vương Ngũ Khê Man, Tào Bằng dẫn theo đám người Pháp Chính cùng Sa ma Kha, lĩnh ba trăm Phi đà binh tiến thẳng đến huyện Tây Lăng.
Dọc đường đi,màn trời chiếu đất, ngày đi đêm nghỉ.
Mấy ngày sau, Tào Bằng phong trần mệt mỏi đến bên ngoài trấn Tây Lăng.
Nhưng không ngờ Tào Tháo đã rời khỏi Tây Lăng, dẫn theo đám người Tuân Úc lên thuyền đi về Vân Mộng Trạch, tuần tra Kinh Nam.
- Chúc mừng a Phúc, chúc mừng a Phúc!
Ở Tây Lăng, phụ trách tiếp đãi Tào Bằng là Quách Gia.
Tào Bằng ngạc nhiên hỏi:
- Niềm vui có từ đâu?
- Ha hả, thừa tướng hạ lệnh thăng a Phúc làm Hậu tướng quân, mở phủ Nghi đồng Tam Ti, chẳng lẽ không phải vui sao?
Tào Bằng giật mình cả người lạnh toát, lập tức cảnh giác nhìn Quách Gia:
- Phụng Hiếu đại ca, vô duyên vô cớ cho ta đãi ngộ như vậy, có phải là có mục đích riêng hay không?
Cũng chỉ có Tào Bằng sau khi được phong thưởng mới dám nói ra như vậy.
- Vị thúc phụ này ta rất hiểu, luôn luôn cho ăn ngọt rồi mới đến đánh người.
Dù ta lập được chút công lao, nhưng Hậu tướng quân, mở phủ Nghi Đồng Tam Ti...ha hả, ta sợ ta sẽ không chấp nhận nổi.
Pháp Chính đứng bên trợn mắt há hốc mồm.
Quách Gia cười tủm tỉm nói:
- Chịu đựng được, chịu đựng được!
Nếu a Phúc ngươi chịu không nổi,trong phủ Thừa tướng này ai có thể chịu đựng được?
- Im miệng, là ngươi chọn quan hệ ta và cha vợ ta.
Quách Gia cười ha ha, rồi sau đó đột nhiên dừng lại, vẻ tươi cười trên mặt biến mất, lại lộ ra vẻ nghiêm trang:
- Nói đùa đến đây thôi, chúng ta nói chuyện chính.
Nay Hứa Đô không yên ổn.
- Ồ?
Quách Gia đem tình huống đơn giản kể lại một lượt, rồi sau đó nói:
- Thừa tướng bổ nhiệm ngươi làm Đình Úy, Hậu tướng quân, tức khắc phải trở về Hứa Đô hiệp trợ Văn Hòa làm việc.
Ở đây còn có một mật hàm, trên đường đi ngươi đọc rồi hủy.
Đình Úy?
Một trong Cửu Khanh....
Tào Bằng hít một hơi khí lạnh, lập tức cảm thấy căng thẳng.
Cửu Khanh, không phải là chức vụ bình thương, mà là thân ở trung tâm quyền lực trong triều đình.
Đình úy quản lý hình ngục thiên hạ, hưởng bổng lộc hai ngàn thạch, quyền lực quá nhiều. Mà nay Tào Thào lại bổ nhiệm hắn làm Đình Úy, chỉ sợ khó tránh khỏi được một trận gió tanh mưa máu.
- Khi nào ta khởi hành?
- Đương nhiên là càng nhanh càng tốt. Tất cả ấn tín, dây đeo triện đều ở trong tay Văn Hòa.
Chờ khi ngươi tới Hứa Đô rồi thì sẽ giao ấn tín vào dây đeo triện cho ngươi. A Phúc, việc này vô cùng lớn lao, ngươi đừng khinh thường, phải cẩn thận làm việc.
Tào Bằng hít sâu một hơi, gật gật đầu.
- Vậy ta lập tức khởi hành.
Trấn Tây Lăng huyện Tây Lăng chưa kịp tiến vào, Tào Bằng đã phải tiếp tục đi.
Trên đường đi đến Tương Dương,Tào Bằng lo lắng không yên. Khi rời khỏi quận giới quận Giang Hạ, hắn đột nhiên ghìm ngựa lấy mật hàm ra.
Tào Bằng mở thư, sắc mặt chợt biến đổi lớn.
- Công tử, sao vậy?
Tào Bằng hít sâu một hơi, đem lá thư này đưa cho Pháp Chính.
Đó chỉ là một tờ giấy trắng tuyết, không có bất kỳ chữ viết nào. Đây là một tờ giấy trắng!
Sắc mặt Pháp Chính cũng thay đổi!
- Công tử...
- Ta hiểu ý của Thừa tướng, việc này phải làm sạch sẽ, không được để cá lọt lưới.
- Nhưng nếu thật sự làm như vậy, thanh danh Công tử...
Tào Bằng trầm mặc!
Sau một lúc lâu, hắn đột nhiên mỉm cười nói với Pháp Chính:
- Thừa tướng cũng không hy vọng như thế?
Pháp chính ngẩn ra rồi lập tức bừng tỉnh.
Sa Ma Kha đứng bên cạnh nghi hoặc nhìn hai người, không đoán ra được hai người đang nói chuyện gì.