Thánh Giá Rỗng
Chương 10 :
Ngày đăng: 09:15 18/04/20
Tòa nhà cách ga Azabu Jyuban chỉ vài phút đi bộ,
không nằm trong khu vực các quán ăn san sát, xung quanh đa phần cũng là
các tòa nhà văn phòng.
Bước vào tòa nhà, Nakahara đọc tấm biển tên doanh nghiệp treo trên
tường. "Văn phòng luật sư Hirai" nằm ở tầng 4. Anh đi thang máy lên tầng 4, rồi tiến đến quầy tiếp tân của văn phòng nằm ngay trước cửa thang
máy.
Ngồi ở quầy tiếp tân là một cô gái trẻ, sau khi anh xưng tên, cô gái
mỉm cười lễ độ giơ tay phải chỉ, "Mời anh đến phòng số 3 đợi một lát."
Dọc hành lang là các phòng được đánh số thứ tự trên cửa.
Anh ngồi đợi ở phòng số 3 theo chỉ dẫn của cô gái kia. Đó là một căn
phòng rộng khoảng 5m², có một cái bàn đặt giữa phòng và ghế được xếp
xung quanh. Trong phòng ngoài bàn ghế ra không có nội thất nào khác.
Đây là lần đầu tiên anh đến những chỗ như thế này. Không ngờ ở những tòa nhà thế này cũng có văn phòng luật sư.
Sau khi biết Sayoko đã tìm đến chỗ luật sư Hirai để nói chuyện, anh
như hiểu rõ thêm về những chuyện đã diễn ra. Bởi từ trước đến giờ, chưa
một lần nào anh nghĩ đến chuyện gặp luật sư của đối phương. Đối với anh
mà nói, Hirai Hajime mãi mãi là một kẻ thù đáng căm hận, suy nghĩ này
không hề thay đổi dù sau đó tòa đã tuyên án tử. Thậm chí anh nhớ mình
còn căm ghét vị luật sư này hơn sau khi biết chính anh ta đã đệ đơn
kháng cáo lên tòa án tối cao.
Nhưng Sayoko không phải anh. Cô muốn biết đối với chính cô phiên tòa
đó có ý nghĩa gì, nên cô cũng muốn biết suy nghĩ của luật sư biện hộ cho bị cáo. Nếu chỉ nhìn sự việc từ một phía, sẽ không thể hiểu rõ chân
tướng của nó. Một nguyên tắc đơn giản như vậy mà mình lại quên mất,
Nakahara tự cảm thấy hổ thẹn với bản thân.
Anh nghĩ muốn đi theo con đường mà Sayoko đã đi qua. Biết đâu trong
lúc tìm hiểu xem cô ấy nghĩ gì, đã tìm ra điều gì, bản thân anh cũng sẽ
tìm được hướng đi cho riêng mình.
Nakahara thử nghĩ rút cục Sayoko đã liên lạc với luật sư Hirai bằng
cách nào, và anh nhớ ra luật sư Yamabe. Anh thử liên lạc với Yamabe, quả nhiên đúng như suy đoán. Chính luật sư Yamabe đã giới thiệu luật sư
Hirai với Sayoko khi cô tìm đến anh ta.
"Liệu anh có thể giới thiệu tôi và anh luật sư đó không," khi Nakahara mở lời nhờ vả, Yamabe vui vẻ nói:
"Tôi cũng đã nghĩ anh Nakahara sẽ muốn gặp luật sư kia sau khi đọc
tập bản thảo của chị Sayoko. Tôi hiểu rồi, tôi sẽ thử liên lạc với anh
ta xem sao."
Không lâu sau đó Yamabe đã liên lạc lại, nói rằng chính luật sư Hirai cũng muốn được gặp anh. Vì thế, hôm nay Nakahara tìm đến văn phòng luật sư của Hirai.
Một tiếng gõ cửa vang lên, sau tiếng đáp "Mời vào" thì cửa được mở
ra, Hirai mặc một bộ vest màu xám tro bước vào. Mái tóc chẻ ngôi giữa
vẫn giống như ngày đó, nhưng số sợi bạc đã nhiều hơn. Ánh mắt luôn liếc
sang một bên vẫn không hề thay đổi.
"Xin lỗi đã để anh chờ lâu," Hirai vừa nói vừa ngồi xuống ghế đối
diện. "Cũng quá lâu rồi nhỉ," anh ta mở lời bằng câu chào vô thưởng vô
phạt.
"Xin lỗi vì lần này tôi đường đột tìm đến anh như thế này." Nakahara hơi cúi đầu.
"Không sao," Hirai xua xua tay. "Tôi cũng tò mò muốn biết bây giờ anh ra sao. Đến người vợ đã ly hôn cũng bị giết hại như vậy, không biết anh chống đỡ với cú sốc này như thế nào."
"Anh cũng biết chuyện Sayoko bị giết hại à?"
"Cảnh sát điều tra bên Cảnh sát Tokyo cũng tìm đến chỗ tôi. Họ muốn
biết liệu giữa nghi phạm và chị Hamaoka Sayoko có mối liên hệ nào không. Họ cho tôi xem ảnh nghi phạm nhưng tôi đã trả lời rằng tôi không hề
biết người đàn ông đó."
"Theo tôi biết thì vụ án này chỉ đơn giản là cướp của giết người trên đường."
Hirai hơi gật đầu, nét mặt vẫn không hề thay đổi. Đôi mắt hơi lé đang nhìn về hướng nào không ai biết, ánh mắt ấy gây ác cảm cho anh trong
suốt quá trình diễn ra xét xử, nhưng lúc này anh lại cảm nhận được trong đó sự thận trọng và nghiêm túc.
"Chắc anh cũng bận, nên tôi sẽ nói thẳng luôn." Nakahara mở lời.
"Sayoko vốn định xuất bản một quyển sách, nội dung là phản đối luận điểm cho rằng nên xóa bỏ án tử hình. Tôi được biết cô ấy cũng có nói chuyện
với anh, tôi muốn biết anh và cô ấy đã trao đổi những gì."
Sau đó, Nakahara nói lại nội dung cuộc nói chuyện được ghi lại trên bản thảo.
"Đúng là tôi đã nói như vậy. Một vụ án có rất nhiều ẩn tình trong đó. Mỗi vụ án lại có những ẩn tình khác nhau. Vậy mà cái kết lại chỉ có
một, tử hình kẻ thủ ác. Liệu như vậy có tốt hay không? Tôi nghĩ cái kết
Người cháu gái là con của em gái ông A. Sự việc xảy ra khi bà khoảng
20 tuổi nên bà vẫn nhớ rõ. Nhưng bà không nhớ gì về diễn biến phiên tòa
xét xử. Ba mẹ bà cho bà biết về bản án cũng như nguyên nhân dẫn đến bản
án đó, nhưng chính họ cũng không biết rõ ngọn nguồn, mọi chuyện sau này
cũng là bà nghe người khác kể lại.
Sayoko viết như thế này:
"Kẻ giết hại vợ chồng ông A bị trừng trị bằng hình phạt như thế nào,
thân nhân nạn nhân không một ai biết rõ. Không nói đến họ hàng, ngay cả
người con trai duy nhất của ông bà A cũng không được biết.
Người con trai và họ hàng của nạn nhân muốn hung thủ phải bị tử hình. Họ đã tin tưởng bản án đó sẽ được phán quyết và thực thi. Thế nhưng, án tử lại không xảy ra. Rất lâu sau khi tòa ra phán quyết, thân nhân nạn
nhân mới được biết tội giết người đã được bào chữa thành tội hành hung
ngộ sát.
Phóng viên đã yêu cầu người con trai của ông bà A cho ý kiến, ông ấy
đã nói rằng, "Tôi mong hung thủ sẽ thành tâm hối cải trong tù, không
bước vào con đường tội lỗi một lần nữa."
Thời điểm đó, Hirukawa chưa hề viết một lá thư xin lỗi nào hướng đến gia đình nạn nhân. Sau đó cũng không có lá thư nào."
Có vẻ Sayoko đã tìm hiểu về thái độ của Hirukawa khi thụ án tại trại
giam Chiba. Nhưng một cây viết không tên tuổi không quan hệ như cô khó
có thể tìm hiểu sâu được. Cô viết, "Tôi đã thử liên lạc với giám thị
trại giam, nhưng không thu được thông tin gì".
Thay vào đó, cô tìm hiểu xem phạm nhân tù vô thời hạn như thế nào thì có thể được hưởng tạm tha. Điều 28 bộ luật hình sự quy định, "(...)
Trong trường hợp phạm nhân có biểu hiện hối cải, (...), phạm nhân chịu
án tù vô thời hạn sau khi đã thụ án 10 năm, (...), có thể xin được tạm
tha". "Biểu hiện hối cải" ở đây mang ý nghĩ hối hận về tội ác mình gây
ra, không tiềm tàng nguy cơ tái phạm tội. Cô muốn biết, người ta dựa
trên cái gì để đánh giá biểu hiện hối cải này.
Sayoko tìm gặp một nhà sư. Người này là giảng sư tại trại giam Chiba. Công việc của ông là cùng với phạm nhân làm lễ cầu siêu cho linh hồn
những nạn nhân bị giết hại trong tháng, buổi lễ được tổ chức một tháng
một lần. Phòng sám hối là một căn phòng nhỏ trải chiếu, chỉ có thể chứa
khoảng 30 người, lúc nào cũng đầy kín.
Theo lời nhà sư, hầu hết phạm nhân tỏ ra thành khẩn, nhưng ông cũng
không thể nói chắc chắn trong số đó không có phạm nhân nào tham gia vì
mục đích xin tạm tha.
Sau đó, Sayoko cũng tìm đến một người vốn là nhân viên làm việc trong trại giam Chiba để hỏi. Người này không có ký ức gì về Hirukawa, nhưng
có nói rằng, "Phạm nhân được tạm tha có nghĩa là trong quá trình thụ án, phạm nhân tỏ ra ăn năn hối cải. Đơn xin tạm tha có được chấp nhận hay
không dựa trên quyết định của cán bộ Ủy ban bảo trợ người tái hòa nhập
cộng đồng địa phương, có lẽ cán bộ ủy ban nhìn thấy sự hối cải trong
biểu hiện của phạm nhân đó."
Sayoko cũng định tìm gặp cán bộ Ủy ban bảo trợ người tái hòa nhập
cộng đồng địa phương, cô muốn biết cán bộ ủy ban dựa trên những tiêu chí nào để quyết định đồng ý tạm tha. Tuy nhiên, cô không thể hoàn thành ý
định này. Khi vừa giải thích mục đích cho cán bộ, phía ủy ban đã từ chối yêu cầu phỏng vấn của cô. Cô cũng đã gửi thư đến ủy ban nhưng không hề
nhận được hồi đáp.
Đến đây, Sayoko thể hiện rõ nỗi bất bình của cô.
"Tại phiên tòa xét xử vụ án giết hại con gái tôi, Hirukawa đã nói lời xin lỗi và tỏ ra ăn năn. Không chỉ chúng tôi, mà những người có mặt tại phiên tòa lúc bấy giờ đều hiểu rõ, đó chỉ là những lời sáo rỗng. Diễn
xuất của hắn thực sự rất kém. Có thể trong thời gian thụ án ở trại giam, Hirukawa không gây chuyện, cũng đều đặn tham gia học đạo đức, nhưng chỉ cần quan sát kĩ một chút, chắc chắn giám thị trại giam có thể nhận ra
hắn chỉ giả vờ. Ấy vậy mà hắn lại được phóng thích khỏi nhà tù, chỉ có
thể nói đánh giá của cán bộ Ủy ban bảo trợ người tái hòa nhập cộng đồng
địa phương có sai sót. Tạm tha chính là hành vi vô trách nhiệm, được đưa vào thực hiện bởi nhà tù đã quá tải không còn chỗ.
Nếu Hirukawa bị tử hình bởi tội ác đầu tiên, con gái chúng tôi sẽ
không bị giết hại. Người giết chết con gái tôi chính là Hirukawa, nhưng
kẻ để cho hắn sống, đưa hắn trở về xã hội chính là luật pháp đất nước
này. Có thể nói con gái chúng tôi đã bị chính quốc gia này giết chết. Kẻ giết người, dù là bột phát hay có tính toán, sẽ lại tiếp tục giết
người. Vậy mà ở trên quốc gia này, không ít kẻ chỉ phải chịu án tù có
thời hạn. Ai là người có thể khẳng định chắc chắn, "chỉ cần giam giữ kẻ
giết người này từng này năm thì hắn sẽ hoàn lương". Trừng phạt kẻ giết
người bằng cách treo hắn lên một cái thánh giá rỗng như vậy, liệu có thể có ý nghĩa gì đây?
Chúng ta có thể thấy rõ hiệu quả ít ỏi của việc giam giữ thông qua tỉ lệ tái phạm tội cao. Không có biện pháp hoàn hảo nào có thể khẳng định
phạm nhân có hoàn lương hay không, vì thế chúng ta cần đánh giá tội ác
với tiêu chí đầu tiên là phạm nhân sẽ không hoàn lương."
Trên bản thảo, chương này được kết thúc bằng một câu chốt:
"Giết người sẽ bị tử hình - cái lợi lớn nhất của nguyên tắc này chính là, kẻ giết người sẽ không thể giết thêm ai được nữa."