Thiết Huyết Đại Minh
Chương 183 : Tần hoài diễm kỹ giỏi ca vũ (2)
Ngày đăng: 19:33 19/04/20
Những món này đều là món ăn Đông Bắc, tiểu nhị biết thì quá tài, bởi vì những món ăn đông bắc được ra đời rất muộn, mãi cho tới cuối thời Thanh lượng lớn người Sơn Đông đi Quan Đông tiến nhập Liêu Đông mới bắt đầu hình thành, món ăn mang đậm phong vị của vùng đông bắc, mà lúc này mới là cuối thời Minh, tiểu nhị sao có thể biết được món ăn sau đó 200 năm được?
Vương Phác nói:
- Cho nên, nói phét cũng đừng nên nói quá lớn.
Tiểu nhị cung kính khen tặng:
- Đó là công tử học nhiều hiểu rộng rồi ạ.
Vương Phác lại nói:
- Tiêu Dao tửu lầu của các ngươi hình như làm ăn không được tốt lắm.
- Đừng nói nữa.
Tiểu nhị tức giận nói:
- Đều là do đám hủ nho hủ lậu của Phục xã đấy.
- Hủ nho hủ lậu của Phục Xã?
Vương Phác vừa nghe bỗng tỉnh người lại hỏi:
- Đó là chuyện gì?
Tiểu nhị nói:
- Công tử ngài không biết, trước đây Tiêu Dao tửu lầu chúng tôi làm ăn rất tốt, khi đó thực sự trật kín không còn chỗ ngồi, chỉ tiếc là 4 năm trước đám hủ nho hủ lậu của Phục xã đã làm cái gì “Lưu đô phòng loạn công yết”, khắp nơi công kích ông chủ chúng tôi, khiến cho tên tuổi của ông chủ chúng tôi bị ép xuống, việc làm ăn của tửu lầu cũng không lớn như trước nữa, ông chủ đã nhiều lần muốn bán tửu lầu đi, nhưng không ai dám mua, ôi ….
- Lưu đô phòng loạn công yết?
Đó chẳng phải là một đám nho sinh Phục xã Ngô Ứng Cơ, Trần Trinh Tuệ, Hầu Phương Vực, Mạo Tích Cương kẻ ăn không ngồi rồi này muốn tìm việc để làm đó sao, đồng thời cùng gây sự chú ý của triều đình, lúc này mới liên danh viết bài văn công kích hoạn đảng dư nghiệt Nguyễn Đại Thành. Bài văn này chẳng phải là “Lưu đô phòng loạn công yết” đó sao?
Lẽ nào nói ông chủ của Tiêu Dao tửu lầu này là Nguyễn Đại Thành Nguyễn Đại Hồ Tử?
Vương Phác nói:
- Tiểu nhị, ông chủ các người chính là Nguyễn Đại Thành?
Tiểu nhị hắng giọng một tiếng, đáp:
- Đúng vậy.
- Tiểu nhị, phiền ngươi đi mời ông chủ các ngươi tới đây.
Vương Phác nói.
- Bổn công tử muốn mua Tiêu Dao tửu lầu.
- Công tử ngài muốn mua Tiêu Dao tửu lầu?
Tiểu nhị ngạc nhiên nói:
- Tám ngàn lượng!
Vương Phác vẫn cười, không trả lời.
Nguyễn Đại Thành nghiến răng nói:
- Vậy thì năm ngàn lượng! Phò mã gia, không thể thấp hơn được nữa.
- Được, đồng ý!
Vương Phác tán thành nói:
- Viên Hải Công, ngày mai có thể cho người tới hành dinh Đề đốc Yên Tử Cơ lấy ngân lượng, nhưng tất cả bài trí, còn có tranh trữ trong Tiêu Dao tửu lầu này ừ này về sau sẽ đều thuộc về Bổn Phò mã.
- Đó là đương nhiên rồi.
Nguyễn Đại Thành lấy lòng nói:
- Liệu có cần tại hạ cho gọi đầu bếp, phòng kế toán tiên sinh và chưởng quỹ ra không, để họ gặp Phò mã gia?
Vương Phác nghĩ một hồi, nói:
- Gọi chưởng quỹ ra là được rồi.
Thúy Phù Am là nơi phong nguyệt thắng địa nổi tiếng của thành Nam Kinh.
Nói tới Thúy Phù Am thì không thể không nhắc tới nhà đại văn học gia cuối thời Minh Phùng Mộng Long, trong cuốn sách thứ 34 nổi tiếng “Sơ khắc phách án kinh kỳ” của Phùng Mộng Long có miêu tả Thúy Phù Am “nhân gian sinh lòng chiến Thúy Phù Am, lặng ngắm hoàng hôn phủ sa cảng”, quả thực chính là Thúy Phù Am tại chân núi Tử Kim Sơn ngoài thành Nam Kinh, một tòa ni am chân chính.
Chơi gái vẫn luôn là đề tài mà văn nhân cổ đại đề cập tới, có một số văn nhân vô lương còn tổng kết ra ba cách chơi “hải lục không” trên nền tảng của người xưa.
Gọi là “hải” chính là chỉ thuyền nương trên sông, nhà đại văn học Chu Tự Thanh đã từng đặc biệt đề cập tới thuyền nương trên sông Tần Hoài trong “Tiếng chèo ánh đèn trên sông Tần Hoài”. Gọi là “lục” chính là chỉ lều kỹ nữ trong ngõ Yên hoa liễu, đó là cách chơi truyền thống nhất, chẳng có gì mà nói. Đặc biệt cần nói là “không”, từ “không” này không phải là chỉ bay trên trời, bởi vì thời cổ đại không có máy bay, làm chuyện đó trên trời là điều không thể nói tới, từ không này là chỉ cửa Phật, hay là nói trong không môn có ni cô đạo cô.
Mọi người đều biết, Tô Đông Pha có tiểu thiếp chính là đạo cô Diệu Linh trong Không môn. Trong tiểu thuyết Minh Thanh cũng miêu tả rất nhiều chuyện phong nguyệt của ni cô cửa Phật, có thể thấy văn nhân cổ đại có tình tiết cửa Phật rất sâu, mà trên thực tế, cửa phật cũng không phải là nơi thanh tịnh thuần túy, ẩn giấu những chuyện ô nạp cũng không phải là tin đồn vô căn cứ.
Tới cuối thời Minh, rất nhiều ni am Giang Nam đã trở thành nơi phong nguyệt bán công khai. Tuy nhiên, Thúy Phù Am ở chân núi Tử Kim Sơn, còn được bàn luận song song với Noãn Các bên bờ sông Tần Hoài, lại là vị trụ trì Diệu Linh của Thúy Phù Am _____ Ngọc Kinh Đạo Nhân, cũng chính là Biện Ngọc Kinh một trong Tần Hoài Bát diễm.
Buổi trưa hôm nay, một chiếc xe ngựa nhẹ nhàng chạy gần tới cửa sau Thúy Phù Am, Biện Ngọc Kinh ăn mặc kiểu đạo cô đã sớm chờ ngoài cổng, rèm xe nhấc lên, một thiếu phụ mặc áo tơ xanh, áo khoác màu tím xuống ngựa, Biện Ngọc Kinh liền bước lên đón, thân mật khoách tay người thiếu phụ kia, vui mừng kêu lên:
- Sư phụ, Ngọc nhi nhớ người chết đi được.
Người thiếu phụ đó đưa tay ra vuốt nhẹ mũi Biện Ngọc Kinh, cười nói:
- Ngọc nhi, coi con lông mày đào hoa, có phải là động xuân tâm rồi không?
- Sư phụ ….
Biện Ngọc Kinh lắc lắc chiếc eo nhỏ nũng nịu với thiếu phụ, tính cách tiểu nữ nhi biểu lộ rất rõ, thiếu phụ đó bật cười yêu kiều.
Hôm nay Vương Phác vào thành liên tiếp làm được ba việc, một là cho Thường Duyên Linh và Lý Tổ Thuật đi chuộc người. Hai là, dùng lương bổng một tháng 50 lượng bạc mời ông lão trong nhà tắm hơi. Ba là đã mua được Tiêu Dao tửu lầu. Bây giờ Vương Phác nên làm chính là việc thứ tư.
Việc thứ tư này chính là tìm một kỹ nữ Tần Hoài giỏi ca vũ.