Thuyết Đường

Chương 19 : Rừng Sơn Hậu, Uất Trì Cung qua núi gặp chân nhân

Ngày đăng: 00:55 19/04/20


Huyện Ma Y ở Sóc Châu, thuộc về Sơn Hậu, có một anh hùng họ Uất tên Trì

Cung hiệu là Kính Đức. Uất Trì Cung cao một trượng, mặt đen như nồi

rang, mắt sáng như mắt hổ. Vợ Uất Trì Cung là Mai Thị Cung, có hai em vợ là Mai Quốc Long, Mai Quốc Hổ đều làm chức Mã khoái ở Ma Y.



Uất Trì Cung ở ngoài thành chuyên nghề làm ruộng và lò rèn. Một hôm Uất

Trì Cung đi qua núi Bảo Kê, thấy trong núi có hòn đá lớn nổ vang như

sấm. Cung nhìn xem thấy hai con dê bằng sắt, nhặt lên, nghĩ bụng “ta đem về đánh hai con dao, cái lưỡi cày”. Vừa toan quay đi, thấy một đạo nhân khăn đỏ, áo bào vàng, đi đến gọi: “Uất Trì Cung đó hử?”.



Trì Cung kinh ngạc :



- Sao ông biết tên tôi? Cả cười mà đáp :



- Việc trời đất còn biết được, huống chi cái tên ông!



Trì Cung hỏi :



- Họ tên ông là gì?



Đáp rằng :



- Ta họ Lý, tên Thái Bạch, tu trong núi ăn hoa quả rừng, uống nước suối, đọc sách dưới trăng sao.



Rồi mời Trì Cung vào hang đá. Tiểu đồng mươi tuổi, trái đào phơ phất, áo đỏ quần xanh, đi giày cỏ Trúc Sơn, Tiểu đống pha trà dâng lên, Thái

Bạch mời khách dùng trà rồi hỏi :



- Bần đạo biết ông có tướng lạ, sẽ làm nên khanh tướng.Vậy xin biếu một

bộ khôi giáp, một cây xà mâu. Hai con dê sắt này, con trắng thì tướng

quân mang về con đỏ tướng quân để lại đây bần đạo sẽ dùng giúp tướng

quân sau.



Trì Cung ngắm nhìn, đó là cây dương thiết trường mâu, một áo ô kim bảo

thiết giáp, một mũ song phượng thiết khôi. Trên mũ có hai mắt phượng

nhắm nghiền. Cung hỏi :



- Sao mắt phượng nhắm thế này?



Lại đáp rằng :



- Sau này tướng quân ra trận, hễ ai bắn một mũi tên mà mắt phượng mở ra, ấy là Chân chúa tướng quân đấy, phải nên xuống ngựa đầu hàng. Trong con dê trắng kia có đôi roi trúc tiết thần tiên. Nhưng muốn cho nó mở ra,

phải lấy giọt máu nhân nghĩa mới khai được bụng nó ra. Trên đôi roi ấy

có hai câu :



“Roi còn người sống Roi gẫy mạng vong!”



Uất Trì Cung lạy tạ, thu khôi giáp ra về. Kể chuyện cho Mai thị nghe.

Nhân đang có lò lửa đỏ, Trì Cung cho dê sắt vào nung. Ba ngày sắt cứ trơ trơ, Cung tức lắm. Một hôm vào thành gặp một người trong quán rượu,

xưng tên là Nhân Nghĩa, Trì Cung sục nhớ lời Lý chân nhân, thầm nghĩ :



- Muốn dê khai bụng hiến roi, ta phải lấy máu thằng này mới được!



Rồi bèn theo người ấy vào rừng, thừa cơ chém một nhát. Nhìn quanh thấy

xương sọ con vật to bằng cái nồi đất, bèn nhặt hứng máu Nhân Nghĩa chạy ù về tưới vào con dê sắt. Dê nổ ra một tiếng, tách đôi ra, trong đó có

cặp roi trúc tiết một thư một hùng, cây thư nặng tám chục cân, cây hùng

kém một cân. Trì Cung mừng lắm, ngắm nghía mân mê mãi bảo vật của thần

tiên.



Hôm sau Mai Quốc Long, Mai Quốc Hổ đến chơi thăm chị, Uất Trì Cung nói :



- Ta nghe Nguyên soái Tống Kim Cương vâng lệnh Định Dương vương đóng ở

Mã ấp tuyển một tướng tiên phong. Ta muốn đi lĩnh ấn tướng, nhưng chị ở

nhà đang thai nghén, hay ta nhờ hai em trông nom hộ. Ta có đôi roi sắt,

để lại nhà một cây thư, nếu sinh hạ con trai thì khá đặt tên là Bảo Lâm, Sau này loạn lạc khôn lường, vợ chồng cha con gặp mặt cứ lấy cây roi

làm chứng.



Nói rồi mặc khôi giáp từ biệt, mua được con ngựa, cầm roi hùng phóng về phương bắc. Đến Mã ấp, xin vào ra mắt Tống Kim Cương.



Tống nguyên soái sai mời vào, thấy Uất Trì Cung đường đường anh dũng

không khác gì pho tượng kim cương hun khói. Nguyên soái cho ra võ trường biểu diễn thập bát ban võ nghệ. Nguyên soái ngợi khen, dắt vào chầu Lưu Vũ Châu. Ngắm Trì Cung mặt beo lưng gấu, võ nghệ cao cường, Lưu Vũ Châu mừng lắm.



Đang nói chuyện về võ nghệ chiến pháp, có tin vào báo rằng :



- Ở ao Kim Long loài thủy quái lại lên đòi đồng nam đồng nữ. Xin Đại vương định đoạt.



Vũ Châu thở dài lo sợ. Trì Cung nói :



- Hạ thần xin đi trừ loàn yêu quái cho Đại vương được yên lòng.



Rồi cầm roi sắt ra bờ ao Kim Long. Sóng cuồn cuộn nổi, loàn thủy quái

đầu ngựa mình rồng, nhảy lên hét vang trời, húc vào Uất Trì Cung.



Trổ thần uy, Cung vung roi sắt giáng luôn mấy cái rồi dùng hết sức binh

sinh nắm đầu quái vật ấn bẹp xuống đất. Quái vật trước còn gầm vang trời dậy đất, sau chịu nằm phục vị, gật đầu lạy tám cái liền.



Cung nhìn kỹ, té ra con ngựa đen tuyền dài chín thước cao tám thước, vốn là loàn Ô thư mã.



Uất Trì Cung vỗ đầu ngựa ba cái rồi dắt vào chầu Vũ Châu đại vương. Vũ

Châu cả mừng sai vào kho lấy yên cương da hổ nạm vàng ban cho Trì Cung.

Rồi đó Tống Kim Cương làm Nguyên soái, Trì Cung làm tiên phong, cất mười van quân đi dẹp Tùy lấy Tràng An.



Tướng giữ Nhan môn là Vương Thiên Hóa cáo cấp Tràng An. Cao Tổ hỏi ai đi dẹp giặc.



Nhị vương là An Tề xin đi đánh. Cao Tổ cho đi.



Trong khi chưa có viên binh, Vương Thiên Hóa mở cửa đánh vơi Uất Trì

Cung. Nhưng Thiên Hóa địch sao nổi ngọn bát xà mâu của Uất Trì Cung, nên chưa đầy ba hiệp đã bi Trì Cung đâm lòi ruột.



Một trận Trì Cung đã đoạt Nhạn môn. Tống nguyên soái ngợi khen, sai Cung đi đánh ải Thiên Thai.



Lại một mũi xà mâu, tướng mặt đen họ Uất cướp luôn Thiên Thai ải. Tướng

trấn thủ là Kim Đạt bị chết ngay dưới chân ngựa ngoài thành.



Ân, Tề vương mới tới ải Bạch Bích đã nghe tin hai thành trên mất cả rồi, sợ quá trèo lên cửa ải nhìn xuống thấy Uất Trì Cung mặt đen như mực,

mắt sáng nhưsao, uy dũng như thiên tướng, có ý kinh hãi. Hai người sai

thợ vẽ luôn hình Uất Trì Cung rồi đem binh ra đánh.



Mười thượng tướng của Tùy bị một mũi xà mâu giết sạch. Hai vương thu tàn binh ôm đầu lủi chạy Trì Cung lại chiếm luôn Bach Bích. Chiếm xong lại

đuổi hai vương, đến nỗi Ân, Tề không biết mọc cánh, hay rạch đất rẽ sông mà trốn.



May cho hai vương, Uất Trì Cung đang toan bắt sống thì có lệnh Tống Kim

Cương sai đi lấy Thái Nguyên trước đã. Trì Cung bỏ hai vương quay ngựa

lại. An, Tê vương giáp long, trụ gãy, chạy về xin chiu tội, kể :



- Tướng ấy mặt mũi như Kim Cương, La Hán, tiểu tuớng không sao địch nổi. Hắn xử ngọn bát xà mâu, một đêm cướp ba thành mười tám trại. Hiện tiểu

tướng sai vẽ hình người ấy xin dâng ngự lãm. Nói rồi dâng bức tranh lên, Cao Tổ trông thấy Trì Cung tướng mặt dị kỳ đều cả sợ Cao Tổ nói :



- Giặc hùng mạnh như thế, làm thế nào được.



Mậu Công nói :



- Trừ Tần vương, không ai thu phục được.



Cao tổ cho Tần vương đi. Ra khỏi ngọn ngọ môn, Tần vương nói nhỏ vơi Mậu Công :



- Ta nghe nói Ngũ hổ ở Kim Dung trước, Bá Dương đã chết vì trung nghĩa,

Đơn Hùng Tín ở Lạc Dương. Còn Thúc Bảo, La Thành, Giảo Kim hiện ở đâu,

sao quân sư không mời về phò tá nhà Đường cho hưng vượng?



Mậu Công đáp :



- Tôi xem thiên văn biết rằng sao Bạch hổ bị mờ, ứng vào La Thành bị ốm, ngôi sao ấy chiếu xuống đất Lạc Dương, vậy tôi xin đi tìm, hễ triệu

được người ấy, tất triệu được những nguội kia. Khi đó chúa công cứ ra

trạn là đoạt thành, chiếm ải, không lo gì nữa.



Tần vương mừng rỡ kéo quân đi trước, Mậu Công giả làm sư đến Lạc Dương.

Ba ngày đến cửa thành Lạc Dương. Mậu Công gõ mõ niệm kinh, quân sĩ và

dân chúng xúm lại xem. bỗng có Trình Giảo Kim phóng ngựa qua như gió.

Mọi người xua nhau chạy. Kim cơ chừng đang say rượu quay ngựa ba vòng,

khiến già trẻ ngã lăn ra. Nhân lúc nhốn nháo, Mậu Công lẻn luôn qua cửa

vào thành đi một mạch về phía nam.



Còn đang ngơ ngác, may sao gap Tần An, Tần An mừng lắm, đưa về ra mắt Tần Thúc Bảo. Mậu Công không thấy La Thành vội hỏi :



- La công tủ đi đâu vắng?



Thúc Bảo thở dài :



- Em tôi chẳng may bi ốm, nắm ở trong giường.



Rồi dẫn Mậu Công vào. Mậu Công nắm tay La Thành xem mạch nói :



- Không hề chi, ba hôm nữa bệnh tiêu tan hết.



Vừa lúc đó Giảo Kim ở đâu chạy sồng sộc vào, thấy Mậu Công ăn mặc như nhà sư thì ngạc nhiên hết sức nói.



- Ông đã đi làm quân sư cho vua Đường sao còn dùng những thứ này?



Nói rồi cầm mõ đập tan ra. Bỗng thấy một bức hình trong tay áo Mậu Công

rơi xuống đất. Giảo Kim nhặt mở ra xem, ngắm mãi hình tướng mặt đen nói :



- Thằng cha này coi bộ anh hùng lắm nhỉ. Có phải nó đánh lại vua Đường đó chăng?



Mậu Công gật đầu.



Giảo Kim bỗng reo lên :



- À bữa nọ Đơn Hùng Tín Phò mã cho biết rằng Lưu Vũ Châu mới có một

tướng mặt đen mình lớn tên gọi Uất Trì Cung, phá ải cướp trại, giết

tướng nhu chơi. Vì thế mà vua Đương hoảng sợ nhờ ông đi vời bọn chúng

tôi đến đánh nó chứ chi?



Mậu Công lại gật đầu. Giảo Kim nóng nảy.



- Thế thì ta cũng nên đi thôi, Tần đại ca ơi, nằm mãi ở cái thành nhỏ bé này, ta thấy ngứa tay lắm rồi. Búa ta lâu không dùng đến rỉ ra rồi đây.



Thúc Bảo nói :



- Đi sao được, La hiền đệ đang đau yếu. Ta nỡ nào bỏ đi?



La Thành nói :



- Anh đừng vì bệnh tật của em mà bỏ lỡ dịp lập công. Tuổi anh đã cao rồi chớ nên dùng dằng nữa, không nên bỏ cơhội tốt này.



Thúc Bảo nói :



- Ta đi e rằng Đơn Hùng Tín nghĩ thù cũ mà ám hại em. Lòng ta không yên được.



La Thành nói :



- Anh cứ đi. Giết em đâu có dễ. Em có cách để tự bảo vệ rồi.



Thúc Bảo đành thu xếp hành lý, nắm tay La Thành từ biệt dặn khi nào khỏi sẽ gặp nhau ở triều Đường. Lại lấy hai cỗ xe cho gia quyến, và sai Tần

An cùng Mậu Công đi trước đón ở ngoài thành phía Bắc. Thúc Bảo lại sai

gia nhân viết thư báo cho Đơn Hùng Tín biết việc mình ra đi. Hùng Tín

được tin phi ngựa ra ngoài cổng thành đón.



Thấy Thúc Bảo phò hai xe gia quyến, Tín nhảy xuống ngựa nắm tay Thúc Bảo mà ngậm ngùi nói :



- Tần đại ca ra đi sao không rẽ qua nhà tiểu đệ để có chén rượu tiễn đưa nhau, can chi phải vội vã thế này? Đại ca đi đâu?



Thúc Bảo nói :



- Tiểu đệ ở mãi đây buồn lắm, có ý đem vợ con đi ngao du một chuyến.



Tín nói :



- Tần đại ca đi sang Đường cầu phú quý đó thôi, giấu nhau làm chi nữa.



Giảo Kim nói :



- Đúng đó, ngươi nói đúng. Còn La thành ốm nằm kia ta giao phó cho ngươi đấy. Khi nào La Thành khỏi thì bảo hắn sang Đường phò minh chúa, hắn mà có thác thì ngươi cũng giữ cho ta một mảnh xương, ta sẽ quay về lấy.



Thúc Bảo cau mày gắt :



- Đại huynh ăn nói càn rỡ thế sao nên.



Rồi ngoảnh lại nói với Tín :



- Đơn đại huynh chớ nên để bụng.



Đoạn vái lạy nhau mà đi. Kẻ ra muôn dặm, người trở vào thành.



Tín không đi thẳng, trèo lên cổng thành nhìn xuống, thấy Từ Mậu Công ở bụi cây chạy ra nhập bọn với Tần Thúc Bảo. Tín cả giận :



- Thằng quân sư mũi trâu kia nó đến quyến rũ hai người này.



Thằng La Thành kia giá mà không ốm nó cũng đi theo nốt, chi bằng ta hạ thủ nó cho xong.



Nghĩ rồi cầm giáo xăm xăm cưỡi ngựa đến chỗ ở của La Thành.



Đây nói, Thúc Bảo và Giảo Kim đi rồi, La Thành gọi La Xuân vào dặn nhỏ :



- Hễ nhìn thấy Đơn Hùng Tín đến thì ho một tiếng cho ta biết.




- Ta sẽ đem đầu Lưu Vũ Châu đội mu kê quan đến mi coi.



Rồi về, thuật chuyện cho Tần vương nghe. Tần vương khẽ thở dài :



- Dụ được Uất Trì Cung khó quá. Ta biết dùng kế gì khác được?



Mậu Công ngẫm nghĩ rồi vỗ án nói :



- Có thủ cấp Lưu Vũ Châu rồi! Hiện dưới trướng Lưu Vũ Châu có một người

tên gọi Lưu Vũ Tĩnh làm quan Binh bộ Thượng thư, vẫn muốn về với chúa

công, ngặt vì không có dịp. Nay hạ thần viết một phong thư cho hắn chỉ

vài ngày hắn sẽ đem thủ cấp Vũ Châu đến đây nộp chúa công.



Nói rồi viết thư ngay trao cho Công Sơn, dặn đem năm ngàn quân kéo cờ Uất Trì Cung, cứ theo mưu kế mà làm.



Công Sơn lĩnh mệnh đi liền.



Sau đó, Mậu Công sai Thúc Bảo đem một nghìn quân lại phục ở phía nam Bạch Bích trong khu rừng Dạ Thụ, dặn rằng :



- Vũ Châu sẽ qua đó; chớ để hắn chạy thoát thân, phải lấy cho được thủ cấp về đây.



Thúc Bảo kéo quân đi.



Mậu Công lại gọi Giảo Kim truyền đem một nghìn binh mã đón đánh Lưu Vũ Châu. Mà phải đánh lấy được sai lệnh sẽ chém đầu.



Giảo Kim lo ngại :



- Tiểu tướng đang bị cảm thương hàn đau bụng lắm, một mình e không bại được Vũ Châu.



Mậu Công nói :



- Ta sẽ cho quân đi tiếp ứng. Không phải nói lôi thôi nữa.



Giảo Kim nhăn nhó :



- Quân sư nghĩ lại cho. Thật tình tôi ốm lắm.



Mậu Công nghiêm mặt :



- Đã có quân lệnh. Ngươi mau kéo quân đi.



Giảo Kim lầu nhầu ra khỏi dinh, leo mãi không lên được ngựa.



Quân sĩ thương hại phải bế lên. Theo lời quân sư dặn, Giảo Kim tay ôm

búa cho ngựa đi từng bước, miệng rên ầm ầm vì sốt rét và đau ruột.



Đây nói Kiều Công Sơn kéo cờ Uất Trì Cung đến gần Mã ấp thấy Lưu Vũ Châu đóng tại dinh ở phía Nam.



Nguyên do Vũ Châu nghe tin bên Đường lấy lại được ba thành giết Tống Kim Cương, vây ải Giới Hưu chỉ còn có một Uất Trì Cung e bị nguy mà tử trận nên đem đại binh mà cứu viện. Hôm ấy đang đi thấy trời tuyết xuống

nhiều nên cho hạ trại tạm nghỉ cho quân sĩ thổi cơm ăn.



Bỗng nghe tin có người của tiên phong Uất Trì Cung đến cầu cứu binh kẻo Giới Hưu bị khốn.



Vũ Châu vội vời vào. Công Sơn vào sụp lạy dâng thư.



Vũ Châu xem xong nói :



- Ta cũng biết Uất Trì Cung bị khốn nên đem quân đến giải vây đây.



Công Sơn nói :



- Hôm nay ngày hoàng đạo, Đại vương nên cất quân ngay. Đêm nay có tuyết, thế nào quân Đường cũng phá ải, Uất Trì tướng quân khó mà thoát được Vũ Châu bằng lòng truyền cất quân ngay. Kiều Công Sơn cáo từ xin đem quân

đến Mã ấp tải lương vì trong thành Giới Hưu lương đã cạn.



Vũ Châu cho quân đội tuyết qua rừng Dạ Thụ, Thúc Bảo chờ cho quân Vũ Châu qua, rồi mới đem binh ra chặn không cho quay lại!



Vũ Châu đi được năm dặm, lại thấy binh mã Giảo Kim chặn ngang đường. Vũ Châu sai đóng dinh, truyền Vương Long ra đánh.



Vương Long cầm Nguyệt nha sản đến cửa trại Đường khiêu chiến.



Giảo Kim đang nằm trên ổ cỏ rên ầm ầm, thấy quân báo có giặc đến thách đánh nhau, Giảo kim sợ hãi, sai treo “Miễn chiến bài”.



Vương Long đập nát miễn chiến bài, rồi xông thằng vào trại đánh phá.

Quân Đường bắn tên ra như mưa. Một mặt lo báo tin cho Giảo Kim biết. Kim ôm bụng kêu ầm ĩ :



- Bảo nó chờ ta đỡ đau, ta sẽ cho nó nếm búa của ta.



Dứt lời, lại hai ba tên quân nữa vào cấp báo. Giảo Kim nghe rõ quân giặc hò nhau đốt trại, nghĩ bụng rằng :



- “Đằng nào cũng chết, âu là ta cứ ra giết mấy thằng có chết cũng cam tâm”.



Bèn mặc giáp chạy ra, nhấc búa thấy nặng khác thường, quân sĩ vực lên ngựa.



Thấy Vương Long đang hăng hái thúc phá dinh, Giảo Kim giơ búa nói rằng :



- Lão gia đang bị đau bụng, hãy để ta nghỉ một lát rồi cho ngươi biết cái tài búa ghê gớm của lão gia.



Vương Long tức giận cho là Giảo Kim đùa cợt với mình, liền đâm luôn hai

nhát, Giảo Kim tránh được, nổi giận đùng đùng giơ búa bổ bốn cái liền

khiến Vương Long suýt nguy đến tính mệnh ôm cổ ngựa chạy dài. Giảo Kim

phóng ngựa đuổi đến một khoảng rừng nhảy xuống ngồi ôm bụng sau một bụi

cây. Vương Long quay lại không thấy Giảo Kim đâu mà chỉ thấy ngựa thôi.

Long mừng lắm, loanh quanh đi tìm để giết.



Giảo Kim đang ngồi trong bụi vội luồn đến một gốc cây lớn chỗ Vương Long vừa lò dò đi tới bèn bổ một nhát như trời long đất lở, đầu Vương Long

lìa khỏi cổ bắn một quãng xa.



Kim mừng quýnh, nhặt đầu chạy ra buộc vào cổ ngựa, bụng cũng hết đau,

phóng một mạch về dinh. Quân sĩ thấy đầu Vương Long đều reo mừng ầm ĩ.



Lưu Vũ Châu được tin Vương Long chết, túc thì lên ngựa đánh báo thù.

Giảo Kim kinh hoảng, nhưng đang khi đắc thắng, liền hăng hái nhảy lên

yên vác búa ra. Vũ Châu múa đao chém như vũ bão. Giảo Kim địch sao nổi

Vũ Châu, nhưng lệnh quân sư bắt phải đánh lấy được, đành cố sức đón đỡ.

Song một lúc, mắt hoa, đầu váng đành thúc ngựa chạy về phía ải Bạch

Bích.



Vũ Châu cùng bốn đại tướng nữa đuổi theo. Vó ngựa phi rào sau lưng khiến Giảo Kim không còn hồn vía. Khi đó, may sao Tần Thúc Bảo đã đón đợi từ

bao giờ. Vũ Châu thấy kẻ thù đã giết Tống Kim Cương, nổi giận xông vào

đánh.



Bốn Tướng của Vũ Châu cũng xông vào trợ chiến vây kín Thúc Bảo vào trong. Giảo Kim liền vác búa phá vòng vây.



Hai tướng Thái Thúc Nguyên và Bách Tường bị Thúc Bảo, Giảo Kim giết

chết, Vũ Châu không dám đánh nữa, quay ngựa chạy. Thúc Bảo, Giao Kim

đuổi ráo riết, đến cổng dinh, Vũ Châu gọi mấy chục tướng ra đánh. Hai

bên giao chiến một hồi lâu, Thúc Bảo và Giảo Kim lùi xa ba dặm cho quân

sĩ nghỉ.



Đây nói Kiều Công Sơn đã tìm được đến Mã ấp, tới cửa dinh Thượng thư Lưu Văn Tĩnh. Văn Tĩnh là bạn vơi Lý Tĩnh, văn võ song toàn, tài thao lược

đã vang cả vùng Thái Nguyên, không ai là không biết.



Ba hôm trước Lưu Van Tĩnh được thư của bạn đồng đạo Lý Tĩnh khuyên bỏ

ngụy chúa mà tìm cách quay về với Đại Đường, đó mới là Chân chúa. Lưu

Văn Tính đang băn khoăn suy nghĩ thì được tin báo có Kiều Công Son đến.



Công Sơn vào dâng thư của Từ Mậu Công mời Lưu Văn Tĩnh về phò Đại Đường. Ngụ ý nói rằng Uất Trì Cung chẳng bao lâu nữa củng phải theo hàng đã

cùng đường hết lối, khuyên Văn Tĩnh bỏ chỗ tối mà tìm sáng cho thuận

đạo.



Văn Tính ngẫm nghĩ cảm phục lòng thống thiết của Từ Mậu Công bèn mời Kiều Công Sơn vào phòng riêng đãi rượu.



Hôm sau Văn Tĩnh đem vợ là Mã thị, em vợ là Mã Bá Lương thẳng đến huyện Giới Hưu, vào chầu Lưu Vũ Châu :



- Hạ thần nghe tin Tống Kim Cương bị hại, quân Đường bạo nghịch, vội đi

tải lương, nhân thể trả thù đánh cho chúng một mẻ để tỏ cái uy dũng của

chúa công.



Vũ Châu mừng lắm, bày tiệc ăn mừng. Đêm ấy, Văn Tĩnh đeo kiếm vào trong

trướng Vũ Châu đang nằm nghỉ, Văn Tĩnh chém một nhát đứt đôi mình, đoạn

cắt lấy đầu đem ra ngoài dinh hô gọi ba quân theo sang hàng Đường.



Quân sĩ im phăng phắc. Một nửa tan vỡ, một nửa theo Văn Tĩnh.



Tần Thúc Bảo, Trình Giảo Kim đón Lưu Văn Tĩnh đưa về yết kiến Tần vương. Vương mừng rỡ sai đặt tiệc ân cân tiếp đón Lưu Văn Tĩnh.



Hôm sau, Lưu Văn Tĩnh về Tràng An triều yết Cao Tổ.



Lại sai Kiều Công Sơn đem thủ cấp Vũ Châu bỏ vào hộp gỗ vào thành cho

Uất Trì Cung trông thấy, Quân sĩ vào báo, Uất Trì Cung cho vào. Công Sơn tay bưng hộp gỗ, cười mà nói :



- Hiền đệ liệu có còn thất tín nữa hay không?



Nói rồi đặt hòm gỗ trước mặt Trì Cung. Cung mở nắp hòm, cầm đầu Vũ Châu lên quả là thật, bèn khóc rống lên :



- Hạ thần đã hại chúa công rồi.



Đoạn quay lại quát Kiều Công Sơn :



- Ai xui chúng mày giết chúa công ta?



Tức thì một kiếm chém Kiểu Công Sơn làm hai đoạn.



Rồi truyền ba quân tang chế, đặt hương án tế Vũ Châu. Xong đem mai táng.



Hôm sau, Uất Trì Cung kéo cờ trắng, mặc tang phục và vác xà mâu đến dinh Đường đánh trả thù.



Tân vương dẫn ngót bốn mươi đại tương xuất trận. Vương nghiêng mình chào Cung mà rằng :



- Ta có lòng yên mến tướng quân, sao lại không biết cái tình tri ngộ của ta. Tướng quân là bậc anh hùng hào kiệt chớ nên mê muội quá.



Uất Trì Cung trông thấy tướng sĩ Đường đông quá, bèn nghĩ ra một mẹo, nói rằng :



- Ta rất sẵn lòng về hàng! Nhưng phải theo đủ ba điều.



Tần vương nói :



- Miễn là tướng quân thành thực, cho dẫu ba trăm điều ta cũng tuân theo Cung nói :



- Điều thứ nhất: Phải mai táng chúa công ta theo lễ Thiên tử. Điều thứ

hai: ngay bây giờ ngươi và Giảo Kim phải chui qua roi sắt của ta.



Điều thứ ba: khi tế chúa công ta, ngươi phải mặc hiếu phục. Giảo Kim phải chống gậy đi giật lùi mà khóc.



Tướng Đường cả giận, thét lên xin ra đánh. Tần vương gạt đi. Mậu Công nói :



- Chúa công cứ nghe lời. Hắn không hại được chúa công đâu!



Tần vương ưng thuận, đáp :



- Ta vui lòng theo điều ước muốn của tướng quân.



Uất Trì Cung mừng thầm, ngồi trên yên dang tay giữ ngọn roi sắt nói :



- Chui mau đi.



Tần vương gọi Giảo Kim. Kim run sợ toan từ chối nhưng lại nghĩ thầm :



- Chúa công còn phải chui, không tiếc tấm thân châu báu, huống chi ta,

nếu không chui là bất trung, quân sĩ lại khinh ta hèn nhát.



Sau đành tiến lên nói :



- Chúa công để hạ thần tiên phong chui trước xem thử thằng mặt đen có ý hại chúa tôi mình không đã?



Bèn khum người chui qua ngọn roi. Uất Trì Cung nghĩ bụng :



- Giết thằng ngu dốt này không bõ!



Đến lượt Tần vương chui, Uất Trì Cung giơ thẳng roi vút xuống. Bất ngờ ở đầu Tần Tương xuất hiện một con rồng vàng to lớn lạ thường, giơ nanh đỡ ngọn roi, lại toan nuốt Uất Trì Cung. Cung sợ quá, quay ngựa chạy vào

thành.



Sau đấy một lúc, Tần vương mặc tang phục, Giảo Kim chống gậy quân sĩ

khiêng quan tài trong đựng xác Vũ Châu. Ngoài quan tai bọc lụa màu Thiên tử, khiêng lên ngọn núi trông sang quan ải làm lễ tế. Tần vương làm chủ lễ, Giảo Kim phủ phục trước áo quan.



Uất Trì Cung đứng trên thành cảm động ứa nước mắt nghĩ rằng :



- Đó mới là Chân chúa. Cái lòng thành thực hiền đức kia sẽ giúp Tần

vương thu cả núi sông cùng muôn ức triệu anh hùng hào kiệt nhân dân vào

tay áo, huống chi ta là cái gì mà dám vô lễ thế này.



Nghĩ rồi, thân xuống mở cửa thành, tay không mang khí giới dẫm chân đất

chạy ra sụp lạy xin hàng, Tần vương ôm dậy. Chúa tôi cùng trở về dinh.

Tần vương hoan hỉ sai dâng rượu. Tiệc vui suốt ngày hôm ấy. Tần vương

viết biểu dâng Cao Tổ trình việc đã thu dụng được Uất Trì Cung Hôm sau

Tần vương đem quân vào thành an ủi muôn dân, tra soát lương thảo. Lại

sai người đi chiêu dụ Trương Sỹ Quý. Quý vui mừng đem lương thảo, binh

mã về hàng.



Tần vương cất quân về Tràng An phục chỉ.