Tống Thì Hành
Chương 112 : Công báo (Hạ)
Ngày đăng: 01:47 20/04/20
Cái gọi là công báo còn gọi là Để Sao, khởi nguyên từ thời kỳ Tây Hán có nhiều tên gọi khác nhau như Triều báo, điều báo, là sao chép công văn triều đình để truyền đạt tin tức triều chính. Quận quốc Đại Hán và Phiên Trấn Đại Đương đều từng thiết lập Để tại kinh sư, có tác dụng tương đương với cơ cấu tin tức trú tại thủ đô đời sau. Lúc ban đầu, công báo này chỉ dùng trong nội bộ triều đình, sau đó dán ở cửa cung để người ta sao chép, cho nên có người gọi là “Viên môn sao” hoặc là “Cung Môn sao”, là phương thức truyền đạt tin tức thời cổ.
Tuy nhiên tới thời Tống thì xuất hiện sao chép công báo để thương nhân kiếm lời.
Mà các quan viên vì được giảm bớt việc nên cũng rất vui vẻ mà bỏ tiền ra mua...
Tờ giấy nhỏ trong tay Ngọc Doãn ước chừng mười sáu mục lớn nhỏ, trên đó sao chép đủ loại nội dung, chữ được sắp xếp không quy phạm, nên đọc vô cùng vất vả. Tuy nhiên có chữ lớn chữ nhỏ cũng phản ánh mức độ quan trọng của tin tức.
Như hôm nay có mười hai thể tự rất lớn là đầu đề tin tức của hôm nay.
Hương Yến bị trục xuất, Thiếu Phủ Giám Chủ Bộ kế thừa Phủ Doãn.
Mười hai chữ phản ánh rất nhiều chuyện. Đầu tiên Yến Anh bị bãi truất chức vụ Phủ Doãn Khai Phong, tiếp đó, Phủ Doãn Khai Phong đã có chọn người; thứ ba Phủ Doãn Khai Phong mới nhậm chức là Thiếu Phủ Giám Chủ Bộ rất nhanh sẽ tiếp quản Phủ Khai Phong.
Chỉ là những nội dung này chỉ có những người biết rõ việc triều đình mới hiểu được.
Ít nhất đối với Ngọc Doãn mà nói hắn không biết vị Thiếu Phủ Giám Chủ bộ này rốt cuộc là ai?
- Không ngờ, không ngờ là Thái Mậu tiếp chưởng phủ Khai Phong. Vậy thì phủ Khai Phong lại có thêm phiền toái rồi.
- Thái Mậu là ai?
- Chính là nguyên Thiếu Phủ Giám Chủ Bộ kia đó.
“Ngươi không giải thích thì ta sao biết Thiếu Chủ Giám Chủ bộ là ai chứ, nếu biết thì còn phải hỏi ngươi sao?”
Lý Dật Phong hiểu, liền nói khẽ bên tai Ngọc Doãn:
- Là chó săn Lục tặc.
Nói vậy là hắn hiểu ngay, đó chắc chắn là một gian tặc.
Nhưng Ngọc Doãn vẫn không hiểu rõ về Thái Mậu, chỉ duy nhất có thể khẳng định phủ Khai phong sẽ có hỗn loạn.
Trong đầu hắn đột nhiên hiện lên một ý nghĩa, hắn cầm lấy tiểu báo hứng thú đọc, không quan tâm đến những bàn luận của đám người Ngô Cách.
Hắn nghĩ tới một phương pháp phát tài nhưng có chút do dự, không biết có nên nói ra không.
- Tiểu Ất đang nghĩ gì đó?
- Ta đang nghĩ...
Ngọc Doãn ngẩng lên cười cười nói:
- Tiểu báo này mặc dù cũng tốt nhưng nhìn thế nào thì khó quá, thật sự là không có hiệu quả mấy. Nếu có thể đem tiểu báo này trở thành một tờ báo chuyên nghiệp, không biết sẽ thế nào?
***
Năm người tụ lại tỉ mỉ thảo luận kế hoạch gây dựng tòa báo, bất giác đã qua giờ Dậu.
Ngô Cách vì phải rời khỏi Khai Phong nên cáo từ về nhà, thu dọn hành lý.
Mà hai người Lý Nhược Hư và Từ Quỹ thì trở về Trường Thái học, chuẩn bị buổi học ngày mai. Lý Dật Phong và Ngọc Doãn ở lại trong trà lâu ăn chút điểm tâm, nhìn thời gian không còn sớm mới thong thả đứng dậy đi xuống trà lâu, chậm rãi đi về phía Thụy Thánh Viên.
Dọc đường đi, hai người còn nghiên cứu thảo luận chi tiết về tờ báo, càng nói càng hưng phấn.
Nếu không phải có chút hiếu kỳ về Lý Thanh Chiếu thì Ngọc Doãn sẽ không đi Thụy Thánh Viên mà lôi kéo Lý Dật Phong tiếp tục thảo luận chi tiết. Tuy nhiên, qua việc trao đổi này, bất kể là Ngọc Doãn hay là Lý Dật Phong đều càng có cách làm việc rõ ràng.
Thụy Thánh Viên nằm ở đường phía đông Cảnh Dương Môn, là một tòa Viên lâm Hoàng gia.
Cái tên Bắc Viên thời kỳ đầu vào năm Thái Bình Hưng quốc thứ hai đã đổi thành Hàm Phương viên. Năm Chân Tông Đại Trung Tường Phù thứ ba, tức là năm 1010 Công nguyên, thuộc Phụng An Thái Sơn Thiên Thư nội viện liền có tên là Thụy Thánh Viên. Mà năm Thiệu Thánh thứ ba, lại thiết lập Ô Trai giới ở bắc ngoại ô đường phía Tây, cho nên gọi là Vi Bắc Biểu Thành.
Bên trong Thụy Thánh Viên này có điện lang đình tạ so le chằng chịt, ao hồ nước sóng nước lăn tăn.
Trong vườn trồng những loại cây quý báo như thương tùng thúy trúc.
- Thụy Thánh viên này vào đầu thu hàng năm Quan Gia sẽ giá lâm, mở tiệc chiêu đãi đại thần, còn lại phần lớn là đóng cửa. Sở dĩ Lý nương tử có thể mở thi xã ở đây là vì Nhu Phúc Đế cơ, con gái mà Quan gia yêu quý nhất bái Lý nương tử làm thầy, do Nhu Phúc Đế Cơ cầu xin nên mới có thể sử dụng. Những người tham gia thi xã đều là người hiển quý, các vị Đế Cơ chắc chắn sẽ tham dự. Đến lúc đó Tiểu Ất nói chuyện cần phải cẩn thận để tránh gây ra tai họa.
Lý Dật Phong cẩn thận nhắc nhở ở ngoài cổng Thụy Thánh Viên.
Ngọc Doãn gật gật đầu, cười nói:
- Ta hiểu rồi, sẽ không gây chuyện đâu. Đại Lang đừng lo lắng.
Hai người đang nói chuyện thì chợt nghe có tiếng chuông reo.
Một chiếc xe ngựa từ xa tới gần, dừng ở trước cổng Thụy Thánh Viên.
Từ trên xe bước xuống hai nữ tử, một người tuổi ước chừng hai mươi, dung mạo vô cùng xinh đẹp như tiên nữ, khí chất đoan trang, dáng người thướt tha, cao quý. Mà người kia là một thiếu nữ, ước chừng mười ba mười bốn, cũng là một mỹ nhân, tuy rằng tuổi nhỏ nhưng đã hiển lộ vẻ đẹp động lòng người.
Lý Dật Phong vội vàng kéo Ngọc Doãn sang bên để né tránh, không ngờ lại bị thiếu nữ kia nhìn thấy.
- Ta nhận ra ngươi, ngươi chính là Ngọc Tiểu Ất phố Mã Hành!
Thiếu nữ chỉ vào Ngọc Doãn nói to, tiếng nói thánh thót như chuông bạc, vô cùng êm tai dễ nghe.
Tiếng la của nàng lại khiến hai người Ngọc Doãn và Lý Dật Phong ngẩn ra, nhìn nhau, cảm thấy nghi hoặc.
Cô gái này là ai mà biết mình chứ?