Tống Thì Hành

Chương 183 : Tiểu Ất, hãy bảo trọng !

Ngày đăng: 01:48 20/04/20


- Ngọc công tử rời khỏi thành khoảng hơn một canh giờ, hình như là đi về phía núi Mưu Na. Lúc đó bọn tiểu nhân còn hỏi Ngọc công tử muốn đi đâu thì Ngọc công tử nói muốn đi ngắm trăng. Vậy nên không hỏi nhiều nữa.



Lính gác cửa thành Khả Đôn cố gắng nhớ lại.



Nhưng không chờ y nói xong, Dư Lê Yến đã giục ngựa lao ra cửa thành, chạy về hướng núi Mưu Na.



Mã Nhĩ Hốt Tư và Hốt Đồ Hắc Đài ở sau lưng nàng không dám chậm trễ, vội giục ngựa đuổi sát. Mã Nhĩ Lư Phẩn cũng là vẻ mặt lo lắng, dẫn theo năm mươi Oát Lỗ Đóa đi theo phía sau Dư Lê Yến. Một đám người gấp gáp chạy đi khiến đám lính canh khó hiểu.



Vị công chúa này rốt cuộc làm sao vậy?



***



Dư Lê Yến rơi lệ, giơ roi quất ngựa.



Nàng là công chúa Đại Liêu, hơn nữa còn gánh vác tương lai của Đại Liêu. Nhưng từ trong xương tủy thì nàng vẫn chỉ là một thiếu nữ! Hai mươi năm xuân thu, trải qua nhiều mưa gió, lần đầu tiên trong đời yêu một người mà kết quả lại thành ra như vậy.



Dư Lê Yến không cam tâm, nàng thật sự không cam tâm.



Con Hỏa Vân Đạp Tuyết dưới háng dường như cảm nhận được tâm tình của Dư Lê Yến, một mạch chạy như điên.



Nghe nói Hỏa Vân Đạp Tuyết này là con cháu của long mã, có huyết thống Hãn Huyết Bảo Mã của Tây Vực. Người Uông Cổ phái người tới đưa tin đồng thời tặng con ngựa quý này làm lễ vật chúc mừng Dư Lê Yến. Đây là lần đầu tiên Dư Lê Yến cưỡi nó.



Tốc độ của nó nhanh như tia chớp.



Lúc chạy dưới màn đêm, nó bừng lên như một đốm lửa phi nhanh.



Vật cưỡi của đám người Mã Nhĩ Hốt Tư sau khi đổi đều là ngựa tốt, nhưng so với con Hỏa Vân Đạp Tuyết của Dư Lê Yến còn thua xa.



Lúc trăng lên giữa đỉnh, núi Mưu Na đã ở phía trước.



Dư Lê Yến đột nhiên ghìm ngựa, dừng tại chỗ một hồi lâu, đột nhiên hét lớn:



- Tiểu Ất, huynh ra đây cho ta!



Khoảng cách hơn một canh giờ, nói thì rất dài nhưng thật ra cũng chỉ mất hai tiếng mà thôi. Tốc độ của Ám Kim cũng không có gì đặc biệt, ưu điểm của nó ở chỗ tính bền bỉ. Còn Hỏa Vân Đạp Tuyết lại không giống vậy, bất luận về độ bền bỉ hay tốc độ đều vượt xa Ám Kim. Nói cách khác, Nếu Ám Kim là chiếc BMW, vậy Hỏa Vân Đạp Tuyết chính là Bugatti Veyron. Cho nên theo lý mà nói, Dư Lê Yến đuổi theo lâu như vậy ắt phải sớm bắt kịp Ngọc Doãn rồi. Nhưng theo mãi dọc đường vẫn không thấy dấu tích của Ngọc Doãn đâu.



Điều này chứng tỏ cái gì?



Chứng tỏ Ngọc Doãn cố ý tránh mặt.



Sau khi Dư Lê Yến hô xong, giục ngựa xông tới miệng núi Mưu Na.


Thấy Mạc Bắc hai phía thế lớn, Hoàn Nhan Lâu Thất cũng giật mình kinh sợ.



Y có lòng xuất binh, nhưng người Uông Cổ lại tập trung lực lượng ở cửa núi Mưu Na làm y có chút đau đầu.



Chỉ đành phái sứ giả đi đến Mạc Bắc khuyên bảo ba phía dừng giao phong.... Đương nhiên rồi, trên mức độ nào đó Hoàn Nhan Lâu Thất tự nhiên muốn nghiêng về phía Niêm Bát Cát. Nhưng đồng thời vì trấn an người Uông Cổ và người Khắc Liệt, người Nữ Chân cho phép dân hai bộ lạc chăn thả ở Vân Nội Châu. Tuy người Uông Cổ và người Khắc Liệt đại thắng, nhưng giờ vô lực, hay nói cách khác là không còn lòng dạ nào tiếp tực công kích.



Sau khi bọn họ thu được đầy đủ chỗ tốt, gây đủ áp lực cho người Nữ Chân liền ngưng công kích người Niêm Bát Cát.



Kể từ đó người Niêm Bát Cát có được thời gian nghỉ ngơi bảo vệ nguyên khí để sau này ngóc đầu trở lại.



Lưu vực sông Irtysh cỏ cây nguồn nước xanh tốt, hơn nữa cách khá xa người Uông Cổ và người Khắc Liệt. Dưới sự ủng hộ âm thầm của Người Nữ Chân, Niêm Bát Cát rất nhanh ổn định lại, bắt đầu nhanh chóng hồi phục tổn thất. Còn người Uông Cổ và người Khắc Liệt cùng thu hoạch khá phong phú, khu vực du mục của bọn họ mở rộng gấp đôi có thừa, hơn nữa có được thành Khả Đôn có thể kiềm chế thương lộ Mạc Bắc.



Nhưng như vậy cũng khiến hai bộ tộc đối mặt trực diện người Nữ Chân, đồng thời người Bạch Đạt Đán bên cạnh như hổ rình mồi.



Vân Nội Châu vốn là khu du mục của người Bạch Đạt Đán, nay bỗng phải phân cho người Uông Cổ và Khắc Liệt một phần, người Bạch Đạt Đán sao có thể để yên?



- Thạch Gia Nô đến trấn giữ Tây Kinh, lưu ý hướng Mạc Bắc.



Hai bộ lạc Uông Cổ và Khắc Liệt xưa nay không phục Đại Kim quốc ta, thậm chí nhiều lần âm thầm quấy phá. Nhưng giờ bệ hạ đã quyết ý muốn dùng binh với Đại Tống cho nên không muốn có thêm phiền phức. Ở các bộ lạc Bắc Mạc, lòng người không đồng đều, hơn nữa người Niêm Bát Cát và hai bộ lạc đó có thù sâu như biển, phải âm thầm chiếu cố nhiều hơn. Buồn cười người Uông Cổ và người Khắc Liệt cho rằng ta nhường Nội Vân Châu là được lợi lớn, không biết rằng làm vậy người Bạch Đạt Đán sẽ để yên sao? Lần này chúng ta về kinh phục mệnh, ngươi phải tiếp tục nghĩ cách châm ngòi xung đột của người Bạch Đạt Đán và hai bộ, đồng thời thông qua người Bạch Đạt Đán ngầm ủng hộ giúp đỡ Niêm Bát Cát.



Đợi sau khi chiến sự Đại Tống kết thúc, chúng ta có thể có đủ tinh lực để đối phó đám Mạc Bắc mọi rợ.



Bồ Sát Thạch Gia Nô vừa được làm chủ soái nên đang hưng phấn không thôi.



Sau nhiều năm im lặng cuối cùng y cũng từ phó tướng nhảy lên thành chủ soái.



Sau khi trả lời Hoàn Nhan Lâu Thất, Bồ Sát Thạch Gia Nô đột nhiên hỏi:



- Đô nguyên soái, tuy giờ Thiên Tộ Đế Da Luật Diên Hi bị chúng bắt làm tù binh nhưng ta nghe nói con gái của Da Luật Diên Hi, công chúa nước Thục, lại tập kết hơn mười ngàn binh mã, tháng trước vừa xuất binh tiến vào Tây Châu và thuận lợi chiếm được Bắc Đình và Chương Bát Lý (bây giờ là Ô Lỗ Mọc Tề). Cao Xương Hồi Cốt hiển nhiên không thể ngăn chặn quân tiên phong của nữ nhân kia... Nếu để lâu sợ sẽ trở thành hậu hoạn.



Mặt của Hoàn Nhan Lâu Thất biến sắc!



- Nếu lúc trước ngài không phóng túng thì sao lại có kết cuộc ngày hôm nay?



-Không ngờ công chúa nước Thục lại có bản lĩnh này.... ha ha. Nhưng cô ta lợi hại hơn, cũng chỉ là nữ nhân, cứ để cô ta ở Tây Châu đắc ý một chút, đợi chúng ta giải quyết lão Triệu Hoàng đế rồi sẽ quay lại giải quyết cô ta! Cô gái này thật là thú vị. Ha ha, ta càng thấy thích rồi đấy!



Không ngờ vì ý nghĩ này mà Hoàn Nhan Lâu Thất để Dư Lê Yến ở Tây Châu có được thời gian sung túc.



Tháng giêng năm thứ bảy Tuyên Hòa, cả tộc Bát Lạp Sa Duyện người Khiết Đan vào Tây Châu, làm cho thế lực Dư Lê Yến nhanh chóng khuếch đại.



Tháng 3 Dư Lê Yến chính thức xưng lập nước tại Yên Kỳ, xưng là Thiên Hữu nữ vương, quốc hiệu Tây Liêu!