Tống Thì Hành
Chương 212 : Việc của Nhị Tam
Ngày đăng: 01:49 20/04/20
Nghe nói sau khi Dương Dương trở về Thái Nhạc Thụ liền xin từ chức với Thái Nhạc Lệnh.
Lúc rời đi, y đập vỡ chiếc đàn ngọc yêu thích, đồng thời phát thệ từ này không bao giờ gảy cầm nữa! Sau khi rời khỏi Thái Nhạc Thự, Dương Dương liền về nhà. Mấy hôm sau y rời khỏi Khai Phong, tới thư viện Tung Sơn, từ nay về sau khổ học thi thư.
Mười mấy năm sau khi Dương Dương về Đông Kinh thì đã trở thành một thi nhân nổi tiếng.
Những việc này thì nói sau.
***
Khi xe ngựa rời khỏi ngõ Quan Âm đến phố Du Lâm thì đi thẳng tới Đông Giác Lâu.
Từ bên trái Dịch Môn vào Hoàng thành, thiếu nữ trên xe xuống ngựa, trình thẻ bài. Thị vệ trong cung dẫn nàng vào Diên Phúc cung, tiến điện Khôn Niịnh, lại đi đến bên ngoài Tây Tẩm Các. Tây Tẩm Các còn có một biệt danh, đó chính là Đông Cung.
Thái tử Triệu Hoàn cư trú ở đây.
Mà hiện tại quan hệ giữa thái tử và hoàng đế Huy Tông đã đến tình trạng không thể thay đổi.
Tống Huy Tông thậm chí còn có ý phế lập Triệu Hoàng để lập con thứ ba của Triệu Cát, tức Vận Vương Triệu Giai làm Thái tử. Vận Vương Triệu Giai là con của Ý Túc quý phi Vương thị, tính cách khá giống với Triệu Cát, là một người có tài cầm kỳ thi họa đủ cả.
So với Triệu Hoàn hiền như khúc gỗ thậm chí cứng nhắc thì hoàng đế Huy Tông hiển nhiên ưa thích Triệu Giai hơn.
Người này biết hội họa, hơn nữa am hiểu chim chóc, có thể nói là một bậc thầy… Một người vừa có linh tính vừa thông minh lanh lợi như vậy sao hoàng đế Huy Tông có thể không thích? Chỉ có điều Triệu Hoàn đã làm thái tử nhiều năm, có tổ chức bè phái vững chắc, muốn phế lập không dễ dàng. Thậm chí ngay cả tên đại thái giám Triệu Cát tin tưởng nhất là Lương Sư Thành cũng tỏ vẻ phản đối.
Trong loại tình huống này, quan hệ giữa hoàng đế Huy Tông và thái tử có thể hiểu.
Sau khi thiếu nữ đến Tây Tẩm Các thì thậm chí không cho người thông báo, trực tiếp tiến vào. Triệu Hoàn khác với hoàng đế Huy Tông ở chỗ Triệu Cát rất háo sắc, con cái vô số, tần phi nhiều không đếm xử. Mà Triệu Hoàn thì sao? Đây là một kẻ chuyên tình, chỉ yêu duy nhất thái tử phi Chu Liễn. Vậy nên đã qua tuổi hai mươi bốn mà chỉ có một đứa con là Triệu Kham. Ở thời cổ đại, đặc biệt làm một vị thái tử mà đến tuổi hai mươi tư chỉ có một đứa con, có thể nói là huyết mạch đơn bạc.
Thái tử phi Chu Liễn từng nhiều lần khuyên bảo Triệu Hoàn nạp thiếp nhưng y đều cự tuyệt.
Vậy nên cung điện Tây Tẩm Các lớn như vậy lại vắng lặng cực kì.
- Tỷ tỷ, tỷ tỷ!
Thiếu nữ vừa vào Tây Tẩm Các liền lớn tiếng gọi.
Một thiếu phụ từ trong điện đi ra, tuổi cũng chỉ mới hai mươi, quyến rũ muôn vàn, cử chỉ đoan trang.
- Thập Bát muội, sao em lại tới đây?
Thiếu phụ này chính là Thái tử phi Chu Liễn.
Mà thiếu nữ chính là muội muội của nàng, Chu Tuyền.
- Đúng là một kẻ kiêu căng tùy tiện.
Trong mắt nàng Ngọc Doãn làm vậy chính là vì học theo Liễu Vĩnh.
Thật ra lúc trước hoàng đế Nhân Tông phế bỏ công danh của Liễu Vinh cũng để rèn giũa y. Nếu Liễu Vĩnh quả có lòng hăng hái, năm hai thi lại thì hoàng đế Nhân Tông còn có thể phế truất hắn sao? Nếu như vậy thì người thứ nhất phản đối chính là Tử Đài Gián Thanh Lưu… Nhưng Liễu Vĩnh lại đắm mình trong lầu xanh, làm bạch y khanh tướng. Nhìn tưởng bị bức bách bất đắc dĩ nhưng kì thật chỉ là hạng mua danh chuộc tiếng, bất trung bất hiếu mà thôi.
Chu Liễn thích thơ của Liễu Vĩnh nhưng rất ác cảm với kẻ này.
Nàng cảm thấy Liễu Vĩnh làm vậy khiến mặt mũi Quan Gia và triều đình mất hết.
Nay Ngọc Doãn lại làm cái trò được mời mà từ chối, chẳng khác gì Liễu Vĩnh thứ hai… Tuy nhiên người ta Liễu Vĩnh còn có chút tài hoa, hắn thì sao? Chỉ là một tên đồ tể mà cũng học đòi văn vẻ, lòng tà ác mức nào có thể biết.
Nếu Ngọc Doãn biết hành động của hắn khiến thái tử phi hiểu lầm như vậy chắc phải khóc chết.
Hắn chỉ không muốn bị nhốt chặt Thái Nhạc Thự chứ không hề có ý mua danh tiếng gì.
Chu Tuyền không cảm thấy được Chu Liễn không vui, cười hì hì:
- Ngọc Tiểu Ất kia quả thực đàn rất hay. Đám Thái Nhạc Thự kia đến cửa định gây sự, ai dè vừa nghe xong Ngọc Tiểu Ất gảy đàn thì thậm chí một câu cũng không nói, xám xịt chạy về.
- Hả?
Chu Liễn nghe được liền ngẩn ra.
Nhìn nàng tưởng như không màng việc đời nhưng vẫn để ý nhiều tin tức.
Những tiểu thư khuê các như Chu Liễn từ nhỏ ai đã không phải học qua cầm kỳ thi họa?
Lại nói tài đánh đàn của Chu Liễn không thể xưng làm bậc thầy nhưng trình độ quả không thấp.
Nàng đương nhiên biết trình độ của những Thái Nhạc Thự Tiến Sĩ này.
Có lẽ nhưng người này không đủ trình làm tông sư nhưng cầm kỹ tuyệt đối nổi tiếng.
Mà một đám người đó nghe xong Ngọc Doãn gảy cầm không ngờ chẳng đánh mà lui? Đây chẳng phải nói tài đánh đàn của Ngọc Doãn cao hơn bọn họ rất nhiều, chẳng lẽ đã đạt đến tiêu chuẩn tông sư? Nếu thật như thế thì cho hắn chức Thái Nhạc Thự Thiến Sĩ quả đã đánh giá thấp hắn.
Chu Liễn nghĩ đến đây liền cau mày.
Mà Chu Tuyền thì hưng phấn bừng bừng:
- Ngọc Doãn đó gẩy đàn như tiếng trời vậy. Em nghe xong thật lâu vẫn không biết là khúc gì, có lẽ là hắn sáng tác. Mọi người nói Ngọc Tiểu Ất sở hữu Thất Khiếu Linh Lung Tâm, kiếp trước chắc hẳn là nhân vật tông sư, vừa sinh đã có. Trước em còn không tin, đến hôm nay mới không thể nghi ngờ nữa. Lúc trước chẳng phải tỷ tỷ đã nói muốn tìm người dạy Kham nhi đánh đàn ư? Em thấy Ngọc Tiểu Ất rất thích hợp. Tỷ tỷ cần gì phải mời đám Thái Nhạc Thự kia, gọi Ngọc Tiểu Ất là được!