Tống Y

Chương 207 : Va chạm

Ngày đăng: 19:20 18/04/20


Vào nửa đêm Phan cục phán tới thăm. Ông ta nói Thái y cục Đề cử đại nhân cho cung nữ ra báo tin bệnh tình trong cũng đã được khống chế nên sắp xếp Đỗ Văn Hạo giảng bài vào ngày hôm sau. Hà Đề cử đại nhân muốn đích thân dự thính.



Đây chính là cơ hội tốt cho Ngũ Vi đường, vì thế sáng hôm sau Bàng Vũ Cầm và Anh Tử thay cho Đỗ Văn Hạo trang phục mới tinh, phái Ngốc béo dắt lừa cho Đỗ Văn Hạo tới Thái y cục.



Thái y cục Đề cử đại nhân đến nghe giảng còn có ai không dám tới đây? Đúng thế, trong đại lễ đường của Thái y cục không còn một chỗ trống, tất cả có tổng cộng hơn ba trăm người. Toàn bộ các giáo sư cũng muốn nghe Đỗ Văn Hạo giảng bài nên tới dự đông đủ, ngồi chật lễ đường.



Đỗ Văn Hạo đi lên bục, hắn nhìn các đệ tử đông nghịt và các giáo sư ở phía dưới rồi cúi người thật sâu thi lễ: “Cảm tạ Đề cử đại nhân đồng ý tạo cho tại hạ cơ hội trao đổi y thuật cùng mọi người. Đầu tiên tại hạ muốn xin lỗi lần trước có chuyện riêng nên nửa chừng đã rời đi, không trao đổi cùng mọi người hết buổi. Lần này tại hạ thực sự cảm tạ mọi người cho tại hạ cơ hội đền bù lại sơ sót đó. Tại hạ một lần nữa xin lỗi vì sự gián đoạn ở buổi giảng lần trước!” Nói xong hắn lại cúi đầu thi lễ.



Bên dưới tiếng vỗ tay nhiệt liệt vang lên.



Đỗ Văn Hạo nói tiếp: “Nhớ lần trước chúng ta đã nói tới Phong vi bách bệnh chi thủy sau đó chúng ta nói tới sản hậu trung phong (trúng gió sau khi sinh) của sản phụ. Bây giờ tại hạ có một câu hỏi: Nguyên nhân của sản hậu trung phong là gì?”



Nếu đây chỉ là một lớp học bình thường, chắc chắn sẽ có không ít người giơ tay xin trả lời nhưng bây giờ có Đề cử của Thái y cục dự thính. Liệu có ai có dũng khí đứng lên trả lời lung tung không? Ăn nói lung tung trước mặt Đề cử đại nhân, nói xong chắc chắn sẽ bị người chê cười nên ai cũng nín thinh.



Điều này làm cho Đỗ Văn Hạo bất ngờ. Hắn dành phải tự trả lời: “Người lưng bị cong lên, cấm khẩu, âm dương chi mạch, sản hậu khí huyết hư, tà khí xâm nhập khiến cho dương kinh, làm cho sản phụ mắc chứng sản hậu trung phong lưng cong ưỡn lên, sinh ra chứng co giật. Bây giờ chúng ta dựa vào quan điểm y học của mình nghĩ xem quan điểm này có đúng không?”



Vẫn không ai trả lời.
Hắn vừa nói ra ở dưới xôn xao không ngừng.



Một giáo sư râu tóc bạc phơ không nhịn được giơ tay nói: “Tiên sinh nói thế có căn cứ gì không?”



Dùng Chu sa trong một thời gian dài sẽ gây ra trúng độc. Vấn đề là trải qua mấy ngàn năm y học vẫn chưa nhận ra vấn đề này cho tới tận triều Thanh, y điển Bổn thảo bị yếu mới bắt đầu chú y ghi chép lại loại bệnh này nhưng vẫn còn rất mơ hồ, không phát hiện ra độc tính thật sự của Chu sa. Tới y học hiện đại mới nghiên cứu xác định chính xác độc tính của Chu sa. Đó là chuyện của những năm tám mươi thế kỷ hai mươi. Đỗ Văn Hạo nói: “Tại hạ nói đương nhiên có căn cứ. Nhưng căn cứ của tại hạ không dựa vào y điển bởi vì cho tới hiện nay tất cả các ghi chép về Chu sa đều không đúng. Nhưng tại hạ thực sự không có cách nào để chứng minh quan điểm của tại hạ là đúng bởi vì Chu sa (thạch tín) không phải là kịch độc mà phải dùng trong một thời gian dài mới gây nhiễm độc, trong thời gian ngắn không thể xác định”.



Vị giáo sư ung dung nói: “Đấy chỉ là lý thuyết. Liệu tiên sinh nói thế bản thân có mộng tưởng quá không? Để lòe thiên hạ phải không?” Lời nói này làm không ít đệ tử và giáo sư cười vang.



Đỗ Văn Hạo lạnh nhạt nói: “Tại hạ chỉ nói quan điểm của mình. Tiên sinh tin hay không thì tùy. Tin thì kiên nhẫn lắng nghe, không tin tiên sinh cứ việc ra khỏi đây”.



Vị giáo sư đó đứng lên giận dữ nói lớn: “Tại sao tiên sinh lại nói vậy? Lão hủ chẳng qua chỉ muốn lãnh giáo y thuật của tiên sinh. Tiên sinh nói vậy là không biết kiềm chế”.



Đỗ Văn Hạo trả lời một cách châm biếm: “Tại sao tiên sinh lại bảo tại hạ không đúng? Không biết tiên sinh dựa vào cái gì để nói quan điểm của tại hạ là vô căn cứ nói ra chỉ để lòe thiên hạ? Tiên sinh vô duyên vô cớ chỉ trích người khác. Chẳng lẽ tiên sinh không biết kiềm chế mình ư?”



“Ngươi...”